Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7362:2003 ISO 6726:1988 Mô tô, xe máy hai bánh - Khối lượng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7362:2003

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7362:2003 ISO 6726:1988 Mô tô, xe máy hai bánh - Khối lượng - Thuật ngữ và định nghĩa
Số hiệu:TCVN 7362:2003Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Giao thông
Ngày ban hành:31/12/2003Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7362:2003

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7362:2003

ISO 6726:1988

MÔ TÔ, XE MÁY HAI BÁNH - KHỐI LƯỢNG - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Motorcycles and mopeds with two wheels - Masses - Vocabulary

HÀ NỘI - 2003

Lời nói đầu

TCVN 7362 : 2003 hoàn toàn tương đương với ISO 6726 : 1988.

TCVN 7362 : 2003 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn

Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các thuật ngữ về khối lượng của mô tô, xe máy hai bánh (sau đây gọi tắt là xe) được định nghĩa trong TCVN 6211: 2003.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho phương tiện giao thông đường bộ do người đi bộ điều khiển hoặc phương tiện chở hàng nhưng không chở người.

Tiêu chuẩn này không quy định phương pháp đo, đơn vị của các giá trị đo, độ chính xác cũng như độ lớn của các khối lượng được định nghĩa.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6211:2003 (ISO 3833:1977) Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa.

3 Khái niệm chung

Nếu không có qui định khác, các khái niệm dưới đây được hiểu như sau:

3.1 Khối lượng (Mass):  Đại lượng vật lý sinh ra trọng lượng và quán tính của xe hoặc các bộ phận của xe, đặc trưng cho việc chống lại gia tốc.

3.2 Tải (Load):   Lực được truyền từ xe hoặc bộ phận của xe tới mặt phẳng tiếp xúc nằm ngang của xe ở trạng thái tĩnh.

3.3 Mặt đỗ xe và bề mặt đo của thiết bị đo là các bề mặt cùng thuộc một mặt phẳng nằm ngang.

3.4 Khối lượng và tải trọng được đo khi xe đang đỗ, động cơ không hoạt động, xe và các bánh xe của nó ở hướng thẳng về phía trước.

3.5 Các định nghĩa trong tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các xe sản xuất, lắp ráp mới và được trang bị cho hoạt động thông thường của xe.

4 Thuật ngữ và định nghĩa

4.1 Thuật ngữ về khối lượng

4.1.1. Khối lượng khô của xe (Vehicle dry mass): Khối lượng của xe đã sẵn sàng hoạt động bình thường và bao gồm cả các trang bị sau:

- Các trang bị phụ: chỉ bao gồm những trang bị cần thiết đảm bảo xe hoạt động bình thường;

- Có đủ các thiết bị điện, bao gồm thiết bị chiếu sáng và tín hiệu do nhà sản xuất cung cấp;

- Các dụng cụ và trang bị gắn kèm theo quy định khi đo khối lượng khô của xe.

- Có đủ các chất lỏng đảm bảo cho xe hoạt động bình thường.

Chú thích - Khối lượng nhiên liệu và hỗn hợp nhiên liệu/ dầu bôi trơn không được tính khi đo khối lượng khô của xe nhưng có tính khối lượng dung dịch axít của ắc qui, dầu thuỷ lực, chất lỏng làm mát và dầu bôi trơn động cơ.

4.1.2. Khối lượng bản thân của xe (Vehicle kerb mass): Khối lượng khô của xe (4.1.1) cộng thêm khối lượng các phần sau:

- Nhiên liệu: thùng nhiên liệu được đổ tới ít nhất là 90% dung tích theo quy định của nhà sản xuất;

- Các trang bị phụ do nhà sản xuất cung cấp thêm cần thiết cho hoạt động bình thường của xe (túi dụng cụ, giá đỡ, tấm chắn gió, thiết bị bảo vệ, ...);

Chú thích - Đối với xe sử dụng hỗn hợp nhiên liệu và dầu bôi trơn:

a) Nếu nhiên liệu và dầu bôi trơn đã được pha trộn trước thì nhiên liệu được hiểu là hỗn hợp xăng và dầu đã được pha trộn.

b) Nếu nhiên liệu và dầu bôi trơn được chứa vào các bình chứa riêng biệt thì nhiên liệu được hiểu là chỉ có xăng. Trong trường hợp này, dầu bôi trơn đã được tính khi đo khối lượng khô của xe (4.1.1).

4.1.3. Khối lượng của xe trang bị đầy đủ (Vehicle mass fully equipped):  Khối lượng bản thân của xe (4.1.2) cộng với khối lượng của thiết bị bổ sung hoặc thiết bị tùy chọn do nhà sản xuất quy định để lắp đặt cho xe đó.

4.1.4. Khối lượng toàn bộ lớn nhất của nhà sản xuất (Manufacturer’s maximum total mass): Khối lượng do nhà sản xuất tính toán cho các điều kiện hoạt động riêng, có tính đến các yếu tố như độ bền của vật liệu, khả năng chịu tải của lốp v.v...

4.1.5. Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất (Maximum authorized total mass):   Khối lượng xác định cho các điều kiện hoạt động do các cơ quan có thẩm quyền quy định.4.2 Thuật ngữ về tải trọng

4.1.6. Tải trọng lớn nhất của nhà sản xuất (Manufacturer’s maximum payload): Tải trọng được tính bằng khối lượng định nghĩa tại 4.1.4 trừ đi phần khối lượng định nghĩa tại 4.1.2 nhân với gia tốc trọng trường.

4.1.7 Tải trọng lớn nhất cho phép (Maximum authorized payload): Tải trọng được tính theo khối lượng định nghĩa tại 4.1.5 trừ đi phần khối lượng định nghĩa tại 4.1.2 nhân với gia tốc trọng trường.

4.1.8 Tải phân bố (Distributed load): Tải phân bố lên mỗi bánh xe phù hợp với tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất.

Chú thích - Các phép đo có thể được thực hiện trong bất kỳ điều kiện nào đó được từ 4.1.1 đến 4.1.5.

4.1.9 Tỷ lệ phân bố tải (Load ratio): Tỷ số giữa tải phân bố (4.2.3) và tải có giá trị bằng khối lượng toàn bộ của xe nhân với gia tốc trọng trường tiêu chuẩn.

Chú thích - Tỷ số này có thể là quan trọng trong điều kiện nào đó được nêu từ 4.1.1 đến 4.1.5.

4.1.10 Tải trọng trục lớn nhất của nhà sản xuất (Manufacturer’s maximum axle load):Tải trọng  do nhà sản xuất quy định đối với mỗi trục của bánh xe có tính đến độ bền vật liệu, khả năng chịu tải của lốp,

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi