Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7350:2003 Phương pháp thử khả năng chạy theo đà của mô tô, xe máy

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7350:2003

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7350:2003 Mô tô, xe máy - Phương pháp thử khả năng chạy theo đà
Số hiệu:TCVN 7350:2003Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp, Giao thông
Ngày ban hành:31/12/2003Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7350:2003

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7350:2003 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7350:2003

MÔ TÔ, XE MÁY - PHƯƠNG PHÁP THỬ KHẢ NĂNG CHẠY THEO ĐÀ

Motorcycles, mopeds - Method of coasting test

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử khả năng chạy theo đà của mô tô, xe máy (dưới đây gọi là xe).

2. Điều kiện thử

2.1 Đặc tính kỹ thuật của đường thử:

2.1.1. Đường thử phải là loại đường được trải nhựa đường hoặc bê tông, bằng phẳng và thẳng, có đủ chiều dài cho quãng đường chạy theo đà, quãng đường khởi động và quãng đường dừng xe.

2.1.2 Trên đường thử có quãng đường đo là 100 m , trên đó đánh dấu các điểm đo tại 50 m và 100 m.

2.1.3. Quãng đường khởi động dùng cho phương pháp thử khả năng chạy theo đà phải đủ độ dài để đạt vận tốc ban đầu.

2.2 Điều kiện môi trường

- Vận tốc gió trung bình: < 3 m/s, vận tốc gió lớn nhất tức thời: < 5 m/s.

- Độ ẩm tương đối: < 95 %

- Nhiệt độ và áp suất khí quyển không được ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của xe.

2.3 Chuẩn bị xe

2.3.1 Điều kiện tải: Một người lái, xe ở trạng thái không chất tải (xe có đủ nhiên liệu, dầu bôi trơn, dụng cụ đồ nghề và các trang bị cần thiết để chạy thử).

2.3.2. Kiểm tra các bộ phận: Động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ thống phanh, áp suất lốp theo yêu cầu phù hợp với qui định của nhà sản xuất.

2.3.3 Xe cần được chạy rà trước để làm nóng động cơ và để hệ thống truyền động ở trạng thái sẵn sàng thử theo đà.

2.4 Dụng cụ thử

- Thước đo: Thước đo được chiều dài lớn hơn 50 m, và có vạch chia độ đến mm.

- Đồng hồ đo thời gian: Để giảm sai số, nên dùng đồng hồ điện tử hoặc đồng hồ điện.

a) Đồng hồ điện tử hoặc đồng hồ điện: đo được 0,001 s.

b) Đồng hồ bấm giờ: đo được 0,01 s, dùng đồng thời 3 chiếc.

- Dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm không khí: Độ chính xác là Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7350:2003 Mô tô, xe máy - Phương pháp thử khả năng chạy theo đà  1oC (đối với dụng cụ đo nhiệt độ).

-

Đồng hồ đo áp suất không khí:

Đồng hồ thuỷ ngân hoặc tương tự, đo được mức 133 Pa.

-

Cọc đánh dấu.

 

-

Cờ hiệu.

 

2.5 Chiều cao, khối lượng, trang phục của người lái thử xe.

2.5.1 Chiều cao: 1,70 m Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7350:2003 Mô tô, xe máy - Phương pháp thử khả năng chạy theo đà  0,05 m.

2.5.2. Khối lượng: Bao gồm khối lượng người lái và các trang bị bảo vệ như mũ bảo vệ người lái, quần áo chuyên dùng trong khoảng 70 kg Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7350:2003 Mô tô, xe máy - Phương pháp thử khả năng chạy theo đà  5 kg.

Người lái thử xe phải dùng các trang bị vừa với cơ thể để được bảo vệ tốt nhất.

2.5.3 Tư thế lái thử xe

Người lái ngồi trên yên xe, chân đặt trên càng để chân hoặc bàn đạp và tay duỗi ra, hơi cong khuỷu tay, nắm tay lái một cách tự nhiên.

Vị trí của người lái được giữ không thay đổi trong toàn bộ quá trình thử.

3. Tiến hành thử

3.1. Xe (số truyền) phải ở vị trí "mo" khi chạy đến điểm bắt đầu của quãng đường đo. Đo các khoảng thời gian cần thiết từ thời điểm đi qua điểm bắt đầu đến các điểm đánh dấu tương ứng.

Nếu xe không có vị trí "mo", phải ghi điều kiện này vào trong báo cáo thử.

3.2. Vận tốc ban đầu phải chọn đủ lớn để thời gian chạy hết quãng đường đo 100 m ở trong khoảng 20 s Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7350:2003 Mô tô, xe máy - Phương pháp thử khả năng chạy theo đà  2 s.

3.3 Thử chạy cả hai chiều đi và về (lấy giá trị trung bình).

4. Kết quả thử

4.1 Thời gian cần thiết: Thời gian để xe chạy từ điểm bắt đầu đến các điểm được đánh dấu, được tính đến 2 con số sau dấu phẩy.

Trường hợp dùng đồng hồ bấm giờ thì lấy trị số đo trung bình của các lần đo. Không dùng các trị số quá cách biệt với trị số trung bình, cho phép lấy trung bình của các số còn lại.

4.2 Tỷ lệ sai lệch cho phép giữa trị số thời gian cần thiết chiều đi và chiều về trong quãng đường 50 m, được tính theo công thức sau, tỷ lệ sai lệch phải nhỏ hơn 20 %.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7350:2003 Mô tô, xe máy - Phương pháp thử khả năng chạy theo đà

Trong đó:

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7350:2003 Mô tô, xe máy - Phương pháp thử khả năng chạy theo đà  là tỷ lệ sai lệch (%);

A là thời gian cần thiết cho chiều đi (s);

B là thời gian cần thiết cho chiều về (s);

4.3 Gia tốc âm (gia tốc chậm dần) b và hệ số chạy theo đà:

Từ thời gian cần thiết đo được theo 4.1, dùng công thức sau để tính gia tốc âm b của chiều đi và chiều về (kết quả được tính đến 4 con số sau dấu phẩy, nhưng làm tròn thành 3 con số sau dấu phẩy theo qui tắc làm tròn số).

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7350:2003 Mô tô, xe máy - Phương pháp thử khả năng chạy theo đà

Trong đó:

b là gia tốc âm (m/s2);

t1 là thời gian cần thiết để xe chạy từ điểm bắt đầu đến các điểm được đánh dấu 50 m (giây);

t2 là thời gian cần thiết để xe chạy từ điểm bắt đầu đến các điểm được đánh dấu 100 m (giây);

Từ trị số trung bình gia tốc âm b của chiều đi và chiều về, dùng công thức sau để tính hệ số chạy theo đà (kết quả được tính đến 3 con số sau dấu phảy, nhưng làm tròn thành 2 con số theo qui tắc làm tròn số).

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7350:2003 Mô tô, xe máy - Phương pháp thử khả năng chạy theo đà

Trong đó

f là hệ số chạy theo đà;

b là trị số trung bình của gia tốc âm (m/s2).

5 Biên bản và kết quả thử

Kết quả thử được ghi vào biên bản theo quy định trong bảng 1.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7350:2003 Mô tô, xe máy - Phương pháp thử khả năng chạy theo đà

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7350:2003 Mô tô, xe máy - Phương pháp thử khả năng chạy theo đà

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7350:2003 Mô tô, xe máy - Phương pháp thử khả năng chạy theo đà

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi