Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7315:2003 Hệ thống cỡ số giày - Phương pháp đo kích thước chân

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7315:2003

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7315:2003 Hệ thống cỡ số giày - Phương pháp đo kích thước chân
Số hiệu:TCVN 7315:2003Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:26/12/2003Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7315:2003

HỆ THỐNG CỠ SỐ GIÀY – PHƯƠNG PHÁP ĐO KÍCH THƯỚC CHÂN

Shoe sizing system – Method of foot measuring

 

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp đo kích thước chân người (không phân biệt lứa tuổi và giới tính) phục vụ cho việc xây dựng hệ thống cỡ số giày. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng để thiết kế giày.

2. Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và khái niệm sau:

2.1. Giày (shoes): được hiểu là tất cả các loại giày, ủng, dép, săng đan và các loại giày khác.

2.2. Kích thước chân người (size of the foot): những số đo được xác định bằng cách đo các khoảng cách trên chân người qua các dấu hiệu nhân trắc hoặc mốc đo.

2.3. Mốc đo (measuring datum): dấu hiệu nhân trắc trên khớp xương hoặc bắp cơ.

3. Qui định chung

3.1. Việc đo chân người được tiến hành khi người được đo ở tư thế đứng và tư thế ngồi.

3.2. Khi đo ở tư thế đứng, người được đo phải đứng tự nhiên (xem hình B.1, phụ lục B).

3.3. Khi đo ở tư thế ngồi, người được đo phải ngồi trên ghế, ống chân vuông góc với mặt phẳng đặt bàn chân (xem hình B.2, phụ lục B).

3.4. Người được đo phải mang tất thích hợp với từng kiểu giày.

3.5. Phải đo kích thước của cả hai bàn chân.

3.6. Khi đo kích thước vòng, phải đặt thước dây đúng mốc đo, không kéo dãn thước và chu vi vòng đo phải tạo thành mặt phẳng ngang song song với mặt đất.

Mốc đo được xác định bằng cách sờ nắn khớp xương và bắp cơ (xem hình C.1, C.2, phụ lục C).

3.7. Khi đo các kích thước ngang phải đặt hai đầu thước kẹp vào đúng hai mốc đo.

3.8. Hệ đơn vị quốc tế (SI) là hệ duy nhất được dùng để đo kích thước chân.

Milimét là đơn vị của số đo chiều dài, chiều rộng và chu vi bàn chân.

4. Phương pháp do

4.1. Dụng cụ đo (xem hình A.1, A.2, A.3, A.4, phụ lục A)

- thước đo nhân trắc Martin;

- thước dây vải tráng nhựa;

- thước kẹp;

- thước đo độ.

Các loại thước phải có độ chính xác đến milimét.

4.2. Phương pháp đo chân được tiến hành theo qui định trong bảng 1 và theo chỉ dẫn trên các hình vẽ tương ứng.

Bảng 1 – Phương pháp đo

Tên kích thước đo

Mốc đo và phương pháp đo

1. Vòng khớp bàn ngón chân

Đo chiều dài vòng chu vi của bàn chân. Đo bằng thước dây mềm quấn vòng quanh chỗ rộng nhất của bàn chân qua hai điểm khớp bàn ngón chân thứ nhất và thứ năm.

Người được đo ngồi tự nhiên, bàn chân đặt trên mặt phẳng vuông góc với cẳng chân.

2. Vòng mu bàn chân

Đo tại điểm giữa của chiều dài bàn chân đi qua điểm cao nhất của mu bàn chân. Thước dây được đặt tại điểm giữa của vòm dọc bàn chân.

Người được đo ngồi tự nhiên, bàn chân đặt trên mặt phẳng vuông góc với cẳng chân.

3. Vòng gót chân (hay còn gọi la vòng xỏ chân)

Đo tại điểm nhô ra nhất của gót và đi qua mắt cá lên trụ xương ống chân. Đặt thước dây qua điểm giữa của vòng tròn gót lên đến khuỷu cổ chân (nếp gấp cổ chân) ở khớp xương sên.

Người được đo ngồi tự nhiên, bàn chân đặt trên mặt phẳng vuông góc với cẳng chân.

4. Vòng cổ chân

Đo vòng quanh cổ chân tại vị trí nhỏ nhất phía trên mắt cá. Thước đặt vuông góc với trục chân. Người được do đứng thẳng trên mặt đất phẳng.

5. Vòng bắp chân

Đo xung quanh bắp chân tại vị trí nhỏ nhất. Vòng thước vuông góc với trục chân.

Người được đo ngồi tự nhiên, bàn chân đặt trên mặt phẳng vuông góc với cẳng chân.

6. Vòng dưới gối

Đo xung quanh cẳng chân tại vị trí nhỏ nhất dưới đầu gối. Vòng thước vuông góc với trục chân. Người được đo đứng thẳng trên mặt đất phẳng.

7. Chiều dài bàn chân

Đo khoảng cách ngang giữa hai mặt vuông góc tiếp xúc với đầu ngón chân dài nhất và điểm lồi ra nhất của gót chân.

Người được đo đứng thẳng để trọng lượng phân bố đều lên hai chân.

8. Chiều rộng bàn chân

Đo khoảng cách nằm ngang giữa đường thẳng đứng tiếp xúc với khớp bàn ngón bàn chân thứ nhất và thứ năm.

Người được đo ngồi tự nhiên, bàn chân đặt trên mặt phẳng vuông góc với cẳng chân.

9. Chiều rộng gót chân

Đo khoảng cách rộng nhất của gót chân (vị trí tương ứng với hai mắt cá chân).

Người được đo ngồi tự nhiên, bàn chân đặt trên mặt phẳng vuông góc với cẳng chân.

10. Độ dày của ngón cái

Đo khoảng cách từ mặt phẳng đặt bàn chân đến điểm cao nhất của ngón cái.

Người được đo ngồi tự nhiên, bàn chân đặt trên mặt phẳng vuông góc với cẳng chân.

11. Chiều cao mắt cá trong

Đo khoảng cách từ mặt phẳng đặt bàn chân đến đỉnh mắt cá trong.

Người được đo ngồi tự nhiên, bàn chân đặt trên mặt phẳng vuông góc với cẳng chân.

12. Chiều cao bàn chân

Đo khoảng cách tự mặt phẳng đặt bàn chân đến ngấn cổ chân, phần trên của xương sên.

Người được đo ngồi tự nhiên, bàn chân đặt trên mặt phẳng vuông góc với cẳng chân.

13. Chiều cao bắp chân

Đo khoảng cách từ mặt phẳng đặt bàn chân đến vị trí đo vòng bắp chân. Thước đặt ở phía mang trong bàn chân.

Người được đo ngồi tự nhiên, bàn chân đặt trên mặt phẳng vuông góc với cẳng chân.

14. Chiều cao cẳng chân

Đo khoảng cách từ vị trí đo vòng dưới gối đến mặt đất nơi đặt bàn chân. Thước đặt phía mang trong bàn chân.

Người được đo ngồi tự nhiên, bàn chân đặt trên mặt phẳng vuông góc với cẳng chân.

15. Góc ngón cái a1

Đo góc tạo ra bởi đường mang trong bàn chân và đường biên ngoài ngón cái.

16. Góc ngón út a2

Đo góc tạo ra bởi đường mang ngoài bàn chân và đường biên ngoài ngón út.

 

PHỤ LỤC A

(qui định)

DỤNG CỤ ĐO

Hình A.1 – Thước đo nhân trắc Martin

Hình A.2 – Thước dây vải có tráng nhựa

Hình A.3 – Thước kẹp

Hình A.4 – Thước đo độ

 

PHỤ LỤC B

(qui định)

TƯ THẾ ĐO

Hình B.1 – Tư thế đứng để đo

Hình B.2 – Tư thế ngồi để đo

 

PHỤ LỤC C

(qui định)

CÁC MỐC ĐO

Hình C.1 – Các mốc đo vòng chu vi

Chỉ dẫn

D1 - Vòng khớp bàn ngón chân

D2 - Vòng mu bàn chân

D3 - Vòng góc chân

Chỉ dẫn

L1 - Chiều dài bàn chân

L2 - Chiều rộng bàn chân

L3 - Chiều rộng gót chân

L4 - Độ dày của ngón cái

L5 - Chiều cao mắt cá trong

L6 - Chiều cao bàn chân

L7 - Chiều cao bắp chân

L8 - Chiều cao cẳng chân

a1 - Góc ngón cái (ngón 1)

a2 - Góc ngón út (ngón 5)

D4 - Vòng cổ chân

D5 - Vòng bắp chân

D6 - Vòng dưới gối

Hình C.2 - Các mốc đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao, chu vi, bề rộng và góc

   

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi