Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6899:2001 Giấy - Xác định độ thấm mực in - Phép thử thấm dầu thầu dầu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6899:2001

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6899:2001 Giấy - Xác định độ thấm mực in - Phép thử thấm dầu thầu dầu
Số hiệu:TCVN 6899:2001Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:28/12/2001Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6899:2001

GIẤY – XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤM MỰC IN – PHÉP THỬ THẤM DẦU THẦU DẦU

Paper – Determination of printing ink permeation – Castor oil test

 

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tính chất thấm mực in có dầu của giấy.

Phương pháp này thường chỉ được áp dụng cho các loại giấy dễ thấm như giấy in báo, in sách và in rônêô.

Kết quả thử đánh giá được chất lượng in của giấy không tráng. Tính hút dầu của giấy có liên quan đến độ xốp và cấu trúc bên trong của giấy.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 3649 : 2000 Giấy và cáctông – Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình

TCVN 6725 : 2000 Giấy, cáctông và bột giấy – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm

3. Định nghĩa

3.1. Độ thấm dầu (Oil permeation)

Độ thấm dầu là đại lượng biểu thị bằng thời gian từ lúc dầu bắt đầu tiếp xúc với giấy cho tới khi vết dầu đồng nhất, trong điều kiện xác định của phép thử

4. Nguyên tắc

Nhỏ một giọt dầu thầu dầu lên mẫu thử và xác định thời gian cần thiết để giọt dầu thấm qua và vết dầu trở nên đồng nhất ở mặt dưới của mẫu thử.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1. Hộp quan sát

Hộp quan sát (hình 1) gồm: phía trước mở; mặt trên là một tấm nhẵn có lỗ để quan sát mẫu thử với đường kính 20 mm; tấm vách ngăn bằng kính mờ song song với phía trước của hộp để ngăn nhiệt làm ảnh hưởng đến kết quả; bóng đèn 25 W được đặt ở sau tấm chắn để chiếu sáng mẫu thử; gương điều chỉnh ở gần đáy và ở giữa lộ đặt mẫu.

Kích thước tính bằng milimét

A – hộp; B – mặt mở trước; C – mặt trên, nhẵn làm bằng vật liệu không phải kim loại; D – tấm vách ngăn; E – bóng đèn điện; F – gương điều chỉnh; G – lỗ tròn; H – mẫu thử

Hình 1 – Hình chiếu đứng của dụng cụ đo độ thấm dầu thầu dầu

5.2. Buret

Buret phải đảm bảo để 1 ml nước cất tại nhiệt độ 230C nhỏ được 25 giọt. Đầu nhỏ giọt của buret phải cách mẫu thử khoảng 45 mm.

5.3. Ống chụp nhỏ

Ống chụp nhỏ bên trong sơn đen có đường kính trong lớn hơn 20 mm.

5.4. Đồng hồ bấm giây

5.5. Dầu thầu dầu UPS

Dầu thầu dầu ở nhiệt độ 230C ± 1 0C. Độ nhớt 880 cP ± 20 cP.

Chú thích – Có thể dùng loại dầu thử khác tương tự của công ty dụng cụ Cannon; P.O Box 16; State College, PA 16901. Độ nhớt có thể được giảm tới 880 cP ± 20 cP bằng dầu hỏa hoặc dầu khoáng nhẹ.

6. Lấy mẫu

Mẫu thử được lấy theo TCVN 3649 : 2000

Cắt ít nhất là mười mẫu theo hình vuông với kích thước mỗi chiều là 50 mm.

7. Điều hòa mẫu

Điều hòa mẫu theo TCVN 6725 : 2000

8. Cách tiến hành

Tiến hành thử trong môi trường như môi trường dùng để điều hòa mẫu

Đặt mẫu thử lên trên lỗ tròn của hộp quan sát. Để buret sao cho đầu nhỏ giọt ở chính giữa và cách bề mặt mẫu thử khoảng 45 mm. Cho một lượng nhỏ dầu thầu dầu vào buret và mở van chầm chậm cho đến khi một giọt dầu rơi xuống mẫu thử thì bấm đồng hồ và đóng van lại. Dùng ống chụp nhỏ đậy lên giọt dầu. Quan sát mặt dưới của mẫu thử qua gương và đo thời gian từ lúc dầu tiếp xúc với giấy cho tới khi vết dầu đồng nhất. (Đặc điểm ngoại quan của vết dầu tại cuối thời điểm thử khác nhau, phụ thuộc vào loại chất độn có trong giấy). Ghi lại đường kính của vết dầu theo milimét tại thời điểm cuối của mỗi lần thử.

Tiến hành thử năm lần cho mỗi mặt của giấy.

9. Tính toán kết quả

Tính thời gian thấm dầu theo giây và đường kính của vết dầu theo milimét trung bình cho mỗi mặt của mẫu thử.

10. Độ chụm

Độ chụm phụ thuộc vào các dạng giấy, phương pháp xeo giấy và các yếu tố khác. Độ chụm của một loại giấy này không áp dụng cho các loại giấy khác.

Độ lặp lại (trong một phòng thí nghiệm): với giấy in rônêô là 20%; giấy có chứa bột giấy cơ học là 12%.

11. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm gồm các thông tin sau

a) Viện dẫn theo tiêu chuẩn này;

b) Thời gian và địa điểm thí nghiệm;

c) Môi trường điều hòa mẫu;

d) Đặc điểm của mẫu thử;

e) Đặc điểm của dầu sử dụng;

f) Thời gian thấm dầu và đường kính của vết dầu với các giá trị: lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình;

g) Các yếu tố ảnh hưởng tới phương pháp thử nghiệm.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi