Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6370:1998 Cáp thép thông dụng - Lõi sợi chính - Đặc tính kỹ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6370:1998

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6370:1998 Cáp thép thông dụng - Lõi sợi chính - Đặc tính kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 6370:1998Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1998Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6370 : 1998

CÁP THÉP THÔNG DỤNG - LÕI SỢI CHÍNH - ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT

Steel wire ropes for general purposes - Fibre main cores – Specification

 

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định kết cấu và yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho lõi sợi chính cáp thép theo hai dạng:

a) tự nhiên;

b) nhân tạo.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho cáp dùng trong máy nâng của ngành mỏ.

2 Lõi sợi tự nhiên

Lõi sợi tự nhiên được làm từ những sợi cứng mới của các vật liệu dưới đây:

- sợi sizan;

- sợi chuối; sợi gai dầu Malina (sợi Musa).

3 Lõi sợi nhân tạo

Lõi sợi nhân tạo được chế tạo toàn bộ từ những sợi mới của các vật liệu dưới đây:

- polyôlefin dạng sợi (tức là sợi đơn, màng mỏng hoặc màng sợi polietilen, poliprôpilen….);

- vật liệu thích hợp khác theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và khách hàng.

4 Kết cấu

Lô chính gồm ít nhất ba dảnh dây, liền suốt không được có mối nối dây.

5 Ký hiệu lõi

Lõi được ký hiệu theo đường kính danh nghĩa với khối lượng riêng (khối lượng của một đơn vị dài).

Nơi sản xuất lõi phải ghi rõ khối lượng riêng được xác định trên cơ sở lõi có bôi trơn hay lõi không bôi trơn.

6 Dung sai

Sai lệch giới hạn chiều dài L được qui định như sau:

1 £ 400 m:

1 > 400 m: cho mỗi chiều dài 1000 m hoặc cho cả đoạn đó (từ 400 đến 1000 m).

Sai lệch giới hạn đường kính danh nghĩa với khối lượng riêng, theo %, được qui định trong bảng 1.

Xác định đường kính lõi và khối lượng riêng lần lượt theo phụ lục A và B.

Bảng 1 - Dung sai lõi

Dạng sợi

Dung sai, %

Đường kính DN, D

Khối lượng riêng

Tự nhiên

toàn bộ:

Nhân tạo

4 mm £ D £ 7 mm:

D > 7 mm:

7 Yêu cầu khác

7.1 Dầu bôi trơn lõi

Dầu bôi trơn lõi là loại không có axít và không chứa hơi.

Hàm lượng dầu của lõi đã được bôi trơn trước do nhà chế tạo và khách hàng thỏa thuận.

Độ axít của lõi không được lớn hơn 2 ml của dung dịch axít 0,1 phân tử gam/l cho một trăm gam lõi.

Chú thích - Độ axít và độ muối chỉ áp dụng cho lõi sợi tự nhiên, không áp dụng cho lõi sợi nhân tạo.

7.2 Muối

Hàm lượng muối (theo phần trăm của Natriclorua - Muối ăn) không được lớn hơn 0,3%.

8 Bao gói và ghi nhãn

Các lõi được cung cấp dưới dạng cuộn dây hoặc ống dây.

Bao gói phải đảm bảo tránh hỏng và ảnh hưởng của nhiệt độ thay đổi khi vận chuyển.

Bên ngoài gói, phải có nhãn ghi tên của nơi sản xuất lõi, đường kính danh nghĩa, khối lượng riêng và dạng sợi.

Toàn bộ các đầu dây phải được khâu vắt và thắt với nhau để tránh xổ dầu.

 

Phụ lục A

(qui định)

Xác định đường kính lõi

Trước khi lấy mẫu ra khỏi cuộn cuốn, ống cuốn sản phẩm, phần phơi sáng ngoài của lõi được đánh dấu bằng phấn hoặc bằng chất thích hợp khác trên một đoạn chừng 5 mét.

Sau đó, lấy mẫu bắt đầu từ phần hết đánh dấu trên và việc đo đạc được tiến hành khi mẫu không bị xoắn và không rối.

Một lực kéo F, tính bằng Niutơn, được đặt vào một mẫu đo có chiều dài ít nhất là 3 m theo công thức sau:

F =

trong đó D là đường kính danh nghĩa lõi, mm.

Dùng thước cặp để đo đường kính của lõi khi lõi chịu lực kéo.

Tiến hành đo tại hai đầu và tại tâm của chiều dài mẫu thử 3 m. Tại mỗi một điểm đó, đo theo hai đường kính vuông góc với nhau.

Tính giá trị trung bình của 6 lần đo và ghi lại kết quả, theo milimet, khi làm tròn đến số gần nhất 0,1 mm, đó là đường kính lõi.

Sai lệch lớn nhất giữa 6 giá trị đo (lớn nhất và nhỏ nhất) không được lớn hơn 5 % đường kính danh nghĩa.

Việc thử này chỉ áp dụng cho lõi khi chưa lắp vào dây cáp.

 

Phụ lục B

(qui định)

Xác định khối lượng riêng lõi

(Khối lượng của một đơn vị dài)

Lấy một mẫu đo có chiều dài ngắn nhất là 4 m, cho mẫu chịu một lực kéo tính theo công thức của phụ lục A.

Đánh dấu chính xác hai điểm trên mẫu cách nhau ít nhất 3 m về một phía trong khi mẫu chịu lực kéo và sau đó cắt mẫu tại hai điểm này khi thôi tác dụng lực kéo.

Xác định khối lượng của chiều dài được cắt của lõi đến giá trị gần nhất 0,1 g và tính theo gam cho một mét.

Người thử sẽ phải qui định khối lượng riêng của lõi được thử là loại có bôi trơn hoặc không bôi trơn.

Việc thử này chỉ áp dụng cho lõi khi chưa lắp vào dây cáp.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi