Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6291:1997 ISO 448-1981 Chai chứa khí - Chai chứa khí dùng trong công nghiệp - Ghi nhãn để nhận biết khí chứa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6291:1997

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6291:1997 ISO 448-1981 Chai chứa khí - Chai chứa khí dùng trong công nghiệp - Ghi nhãn để nhận biết khí chứa
Số hiệu:TCVN 6291:1997Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1997Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6291 : 1997

ISO 448 : 1981

CHAI CHỨA KHÍ -

CHAI CHỨA KHÍ DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP - GHI NHÃN Đ NHẬN BIẾT KHÍ CHỨA

Gas cylinders - Gas cylinders for industrial use - Marking for identification of content

 

Li nói đu

TCVN 6291 : 1997 hoàn toàn tương đương vi ISO 448 : 1981

TCVN 6291 : 1997 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 58 Bình chứa ga biên soạn Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

CHAI CHỨA KHÍ DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP - GHI NHÃN ĐỂ NHẬN BIẾT KHÍ CHỨA

Gas cylinders - Gas cylinders for industrial use - Marking for identification of content

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định cách ghi nhãn để nhận biết khí chứa trong các chai chứa khí dùng trong công nghiệp.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 817 – Chất làm lạnh – Ký hiệu bằng số1)

3. Ghi nhãn2) cho từng chai

Mỗi một chai phải được ghi nhãn rõ ràng ở phía đầu chai và tốt nhất ở ngoài phần thân trụ của chai với các nội dung:

a) công thức phân tử hóa học của chất khí chứa trong chai. Công thức này phải tuân theo quy định của Hiệp hội quốc tế về hóa học cơ bản và hóa học ứng dụng. Hỗn hợp của các chất khí phải được thể hiện bằng công thức hóa học của các khí thành phần theo thứ tự giảm dần của lượng khí. Tỷ lệ phần trăm theo thể tích có thể được ghi phía trước công thức hóa học.

Ví dụ

Một hỗn hợp khí chứa theo thể tích 70% cacbon dioxit, 20% nitơ và 10% argon.

CO2 + N2 + Ar hay 70 CO2 + 20 N2 + 10 Ar

b) tên của khí hay hỗn hợp khí được ghi theo bảng 1

Các trường hợp ngoại lệ

- trong trường hợp công thức chung giống như công thức của các khí với các công thức cấu trúc khác nhau thì công thức chung không phải viết.

Ví dụ: Xicloprôpan và prôpylen

- đối với các khí như không khí và một  số khí nhiên liệu mà thành phần hóa học chính xác không xác định được thì không cần viết công thức chung.

- đối với các chất làm lạnh hữu cơ thì công thức hóa học có thể được thay thế bằng ký hiệu số của chất làm lạnh đó theo ISO 817.

4. Công thức hóa học

Tên và công thức hóa học của các khí được sử dụng thông dụng nhất được nêu trong bảng 1.

Bảng 1 – Các khí thông dụng

Tên khí

Công thức

Ký hiệu bng s (xem ISO 817)

Axêtylen

C2H2

 

Không khí

1)

 

Amoniac

NH3

 

Argon

Ar

 

Bo triflorua

BF3

 

Bromoetan (Etyl bromit)

C2H5Br

 

Bromometan (Metyl bromit)

CH3Br

 

Butan (thương phẩm) 2)

1)

 

Cacbon dioxit

CO2

 

Cácbon monoxyt

CO

 

Cácbonyl clorua (photyen)

COCl2

 

Clo

Cl2

 

1- Cloro - 1,1 đifloruaetan

C2H3CIF2

R142b

Clorođifloruametan

CHClF2

R22

Cloroetan (Etyl clorua)

C2H5Cl

R160

Cloroeten (Vinyl clorua)

C2H3Cl

R1140

Clorometan (Metyl clorua)

CH3Cl

R40

Cyclopropan

1)

 

Đicloruafloruametan

CCl2F2

R12

1,1 đifloruaetan

C2H4F2

R152a

Đinitơ monooxit (oxit nitơ)

N2O

 

Etan

C2H6

R170

Eten (Etylen)

C2H4

R1150

Etylen oxit

C2H4O

 

Flo

F2

 

Heli

He

 

Hiđro

H2

 

Hiđro clorua

HCl

 

Hidro cyanua

HCN

 

Hiđro florua

HF

 

Hiđro sunfua

H2S

 

Krypton

Kr

 

Metan

CH4

R50

Neon

Ne

 

Nitơ

N2

 

Nitơ peroxit

N2O4

 

Nitroxyl clorua

NOCI

 

Oxy

O2

 

Propan (thương phẩm)3)

1)

 

1 - Propen (propylen)

1)

R1270

Lưu huỳnh đxit

SO2

 

Lưu huỳnh hexaflorua

SF6

 

Xênôn

Xe

 

1) Trong các trường hợp này không cần ghi công thức trên chai

2) Hỗn hợp thương phẩm của các khí hidrocácbon có áp suất bay hơi không vượt quá 750 kPa (tuyệt đối) ở 45 0C.

3) Hỗn hợp thương phẩm của các khí hidrocácbon có áp suất bay hơi ở 45oC lớn hơn 750 kPa (tuyệt đối) và không lớn hơn 2000 kPa (tuyệt đối).


1) Hiện nay đang dự thảo (soát xét ISO 817 : 1974 )

2) Thuật ngữ “ghi nhãn” không hạn chế ở nghĩa đóng dấu mà bao gồm cả các cách xác nhận rõ ràng khác.

3)  Ghi nhãn các hỗn hợp khí:

- các phần tử cấu thành dưới 1% có thể được bỏ qua nếu không độc hay không quan trọng về lý do an toàn

- đối với hỗn hợp chứa nhiều hơn ba cấu tử thì việc ghi mác có thể chỉ giới hạn ở ba cấu tử chính với điều kiện là hàm lượng của chúng bằng hoặc lớn hơn 80%. Cấu tử cuối cùng được tiếp theo bằng dấu + và dấu elip.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi