Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6284-3:1997 ISO 6934-3:1991 Thép cốt bê tông dự ứng lực - Phần 3: Dây tôi và ram

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6284-3:1997

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6284-3:1997 ISO 6934-3:1991 Thép cốt bê tông dự ứng lực - Phần 3: Dây tôi và ram
Số hiệu:TCVN 6284-3:1997Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Công nghiệp, Xây dựng
Năm ban hành:1997Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6284-3 : 1997

THÉP CỐT BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC - PHẦN 3: DÂY TÔI VÀ RAM
Steel for the prestressing of concrete – Part 3: Quenched and tempered wire

 

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu cho các loại dây thép tròn được chế tạo từ thép tôi và ram có độ bền cao, có bề mặt trơn, vằn, có rãnh khía hoặc có vết ấn. Dây thép được cung cấp dưới dạng các cuộn theo qui định của TCVN 6284-1 : 1997.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6284-1 : 1997 (ISO 6934 – 1 : 1991) Thép cốt bê tông dự ứng lực – Phần 1: Yêu cầu chung.

ISO 7801 : 1984 Vật liệu kim loại – Dây – Thử uốn lại hoàn toàn.

TCVN 6287 : 1997 (ISO 10065 : 1990) Thép thanh cốt thép bê tông – Thử uốn và uốn lại không hoàn toàn.

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa qui định trong TCVN 6284-1 : 1997 và định nghĩa sau đây.

3.1 Dây có rãnh khía: loại dây thép trên bề mặt cán có các đường rãnh khía dạng xoắn liên tục theo suốt chiều dài của dây.

4. Điều kiện sản xuất

Dây thép phải được sản xuất từ thép có giới hạn bên cao phù hợp với TCVN 6284-1 : 1997. Thép phải được cung cấp ở dạng không có các mối hàn và chỗ nối.

5. Hình dạng bề mặt

Bề mặt của dây có thể ở dạng trơn, vằn, rãnh khía hoặc có vết ấn. Mục đích của bề mặt có gân hoặc có vết ấn là để làm tăng độ bám giữa dây thép và bê tông. Hình dạng bề mặt do khách hàng qui định.

Các ví dụ về dạng bề mặt được đưa ra trong phụ lục A.

6. Tính chất

6.1 Kích thước, khối lượng và độ bền

Các tính chất cần thiết và các dữ liệu có liên quan đến dây tôi và ram được qui định trong bảng 1.

Bảng 1 – Kích thước, khối lượng và tính chất thử kéo của dây thép tôi và ram

Dạng bề mặt1)

Đường kính danh nghĩa1)

mm

Giới hạn bền kéo danh nghĩa1)

N/mm2

Diện tích mặt cắt danh nghĩa

mm2

Khối lượng trên đơn vị dài

Giá trị

Nhỏ nhất

g/m

Lớn nhất

g/m

Giới hạn bền kéo3)4)

N/mm2

Giới hạn chảy 2%2),5),6)

N/mm2

Giới hạn chảy 1%2),4),5),6)

N/mm2

Trơn

6,0

7,0

8,0

10,0

12,2

14,0

16,0

 

 

 

1 570

28,3

38,5

50,3

78,5

117

154

201

210

285

373

582

867

1 143

1 491

228

310

404

631

941

1 239

1 617

 

 

 

1 570 đối với mọi kích thước

 

 

 

1 420 đối với mọi kích thước

 

 

 

1 380 đối với mọi kích thước

Gân

6,2

7,2

8,0

10,0

12,0

14,0

16,0

 

 

1 570

30,2

40,7

50,3

78,5

113

154

201

224

301

373

582

838

1 143

1 491

243

327

404

631

909

1 239

1 617

 

1 570 đối với mọi kích thước

 

1 420 đối với mọi kích thước

 

1 380 đối với mọi kích thước

Có rãnh khía hoặc vết ấn

7,1

9,0

10,7

12,6

 

1 420

40

64

90

125

310

482

679

942

327

522

735

1 020

1 420 đối với mọi kích thước

1 275 đối với mọi kích thước

1 250 đối với mọi kích thước

1) Đường kính danh nghĩa, hình dạng bề mặt và giới hạn bền kéo danh nghĩa chỉ dùng cho mục đích thiết kế.

2) Giới hạn chảy 0,1% là bắt buộc và giới hạn chảy 0,2% chỉ để tham khảo (xem TCVN 6284-1 : 1997), trừ khi có những thỏa thuận khác;

3) Giới hạn bền kéo đối với từng dây riêng biệt phải được tính toán đối với lực kéo lớn nhất và diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa;

4) Không được có bất cứ một kết quả thử nào dưới 95% giá trị đặc trưng qui định.

5) Giới hạn chảy phải được tính toán đối với lực chảy và diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa;

6) Trị số ứng suất chảy 0,1% và 0,2% gần bằng 88% và 90% giới hạn bền kéo.

6.2 Độ dãn dài và độ dẻo

Độ dãn dài tương đối ứng với lực lớn nhất, Agt, không được nhỏ hơn qui định trong bảng 2.

Bảng 2 – Độ dãn dài qui định

Cấp độ dẻo

Độ dãn dài, Agt, %

Dẻo 35

Dẻo 25

3,5

2,5

Tất cả các loại dây phải có cơ chế phá hủy dẻo với sự co thắt có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Các loại dây có đường kính danh nghĩa đến 10 mm phải chịu được bốn lần thử uốn gập theo ISO 7801 mà không được có bất kỳ một vết rạn nứt nào nhìn thấy được.

Những loại dây lớn hơn 10 mm phải chịu được một lần thử uốn từ 1600 đến 1800 mà không được có bất kỳ một vết rạn nứt nào có thể nhìn thấy được.

Đường kính của gối uốn bằng 10 lần đường kính danh nghĩa của dây.

6.3 Độ phục hồi

Độ phục hồi của dây phải được xác định trong 1000 giờ và ứng suất ban đầu bằng 70% giới hạn  bền kéo danh nghĩa.

Nếu khách hàng yêu cầu, độ hồi phục của dây cũng có thể được xác định trong 1000 giờ và ứng suất ban đầu bằng 60% và 80% giới hạn bền kéo danh nghĩa.

Giá trị độ phục hồi lớn nhất của dây được qui định trong bảng 3.

Bảng 3 – Độ phục hồi lớn nhất

Ứng suất ban đầu so với giới hạn bền kéo danh nghĩa

%

Độ phục hồi, %

Cấp 1

Cấp 2

70

60

80

4,0

2,0

9,0

2,0

1,0

4,5

6.4 Tính chịu mỏi

Nếu khách hàng yêu cầu, vật liệu phải không bị phá hủy khi thử mỏi với 2 x 106 chu kỳ giao động với ứng suất lớn nhất bằng 70% của giới hạn bền kéo danh nghĩa. Phạm vi ứng suất là 200 N/mm2 đối với dây tròn trơn và 180 N/mm2 đối với dây thép vằn, dây thép có rãnh khía và dây thép có vết ấn.

 

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

CÁC DẠNG BỀ MẶT

 

A.1 Dây thép tròn vằn tôi và ram

Ví dụ nêu trong hình A.1 chỉ ra cách sắp xếp các gân

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6284-3:1997 ISO 6934-3:1991 Thép cốt bê tông dự ứng lực - Phần 3: Dây tôi và ram

b Chiều rộng của gân

d Chiều cao của gân

c Bước của gân

b Góc nghiêng từ 300 đến 450

Hình A.1 – Dây thép vằn tròn tôi và ram

Kích thước của gân đối với các loại dây có đường kính danh nghĩa khác nhau được qui định trong bảng A.1.

Bảng A.1 – Kích thước của gân

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính danh nghĩa của dây

dnom

Chiều cao

d

Chiều rộng

b

Chiều dài

l

Bước

c

6,2

0,6

9

6

7,2

0,8

10

7

8,0

0,8

15

8

10,0

1,0

22

10

12,0

1,2

26

12

14,0

1,4

30

14

16,0

1,6

34

16

Giá trị diện tích gân riêng phần Ar , nhỏ nhất đối với tất cả các loại đường kính là 0,033 và được  tính theo công thức:

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6284-3:1997 ISO 6934-3:1991 Thép cốt bê tông dự ứng lực - Phần 3: Dây tôi và ram

trong đó

ar là diện tích phần mặt cắt dọc của một gân;

 là góc nghiêng của gân từ 300 đến 450;

dnom là đường kính danh nghĩa của dây;

c là bước gân (xem hình 1).

A.2 Dây có rãnh khía tôi và ram

Ví dụ nêu trong hình A.2 chỉ ra cách sắp xếp các rãnh

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6284-3:1997 ISO 6934-3:1991 Thép cốt bê tông dự ứng lực - Phần 3: Dây tôi và ram

W Chiều rộng rãnh

h  Chiều sâu rãnh

  Góc nghiêng của rãnh

Hình A.2 – Dây thép có rãnh khía tôi và ram

A.3 Dây có vết ấn tôi và ram

Ví dụ nêu trong hình A.3 chỉ ra cách sắp xếp các vết ấn.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6284-3:1997 ISO 6934-3:1991 Thép cốt bê tông dự ứng lực - Phần 3: Dây tôi và ram

e Chiều rộng vết ấn

l Chiều dài vết ấn

Hình A.2 – Dây thép có vết ấn tôi và ram

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi