Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6094:1995 Cao su thiên nhiên-Xác định các thông số lưu hóa bằng máy đo tốc độ lưu hóa đĩa giao động

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6094:1995

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6094:1995 Cao su thiên nhiên-Xác định các thông số lưu hóa bằng máy đo tốc độ lưu hóa đĩa giao động
Số hiệu:TCVN 6094:1995Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1995Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6094:1995

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6094 : 1995

CAO SU THIÊN NHIÊN – XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ LƯU HÓA BẰNG MÁY ĐO TỐC ĐỘ LƯU HÓA ĐĨA GIAO ĐỘNG

Natural rubber  - Measurement of vulcanization characteristis with the oscillating disc curemeter

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định các đặc tính lưu hóa của các loại cao su thiên nhiên trong đó có cao su SVR và hỗn hợp cao su chưa lưu hóa, bằng máy đo tốc độ lưu hóa, theo nguyên lý đĩa giao động.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 3769:1995 Cao su thiên nhiên SVR.

TCVN 6086:1995 Cao su thiên nhiên – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.

3. Nguyên tắc

3.1. Mẫu thử cao su được chuẩn bị theo công thức ASC 1, được đặt trong khuôn kín có áp lực và duy trì ở nhiệt độ cố định. Một đĩa hình còn dẹp đặt giữa mẫu thử và giao động trong một cung nhỏ, độ giao động này bị lực cản mẫu cao su tác động, lực này tỷ lệ với độ cứng của mẫu thử cao su. Lực xoắn được tự động ghi lại như là một hàm số thời gian.

3.2. Độ cứng của mẫu thử tăng lên trong quá trình lưu hóa, thời gian lưu hóa thể hiện trên một đường cong lưu hóa là hàm số của nhiệt độ thử nghiệm và các đặc tính lưu hóa của mẫu được biểu diễn trên biểu đồ lực tăng của độ cứng đến trị số cực đại hoặc đến trị số đồng đẳng.

3.3. Các thông số của đường cong lưu hóa

a) ML là momen cực tiểu

MHR là momen cực đại.

MH là momen cao nhất;

MHF là momen đồng đẳng.

b) momen = (MHR/MH/MHF) – ML.

c) thời gian bắt đầu lưu hóa t2 kể từ lúc đóng khuôn ép cho đến lúc lực gia tăng so với lực tối thiểu là 2.

d) thời gian lưu hóa tối ưu t90 kể từ khi đóng khuôn ép cho đến lúc lực gia tăng đến

ML + 9/10 (MHR/MHF/MH) – ML hoặc

MH – 1/10 (MHR/MHF/MH) – ML

Momen cực tiểu (ML) tỷ lệ với độ cứng hoặc độ nhớt của mẫu chưa lưu hóa.

Thời gian bắt đầu lưu hóa (t2) là số đo để đánh giá mức độ an toàn chế biến.

Thời gian lưu hóa tối ưu (t90) là phần trăm của moment cao nhất, được thể hiện bằng số đo về độ cứng của mẫu thử đã được lưu hóa hoàn toàn tại nhiệt độ thử nghiệm.

4. Dụng cụ thử

4.1. Máy đo đặc tính lưu hóa (curemeter)

Máy đo đặc tính lưu hóa bao gồm một đĩa hình côn giao động trong hộp khuôn và có bộ phận gia nhiệt có thể điều chỉnh được.

Trục của đĩa được gắn vào trục chuyển động và giao động là 100 vòng/phút với giới hạn nhỏ ở 3oC ± 0,02oC ở vị trí trung tâm.

Hệ thống đo nhiệt độ của khuôn cho phép xác định nhiệt độ khuôn với sai số là ± 0,3oC khi ở trạng thái ổn định.

4.2. Khuôn

Khuôn được chế tạo từ thép không biến dạng có độ cứng tối thiểu là 50 HRC, trong khuôn có những lỗ ở mặt trên và mặt dưới gắn với bộ gia nhiệt, trên mặt có các rãnh hình chữ nhật cách nhau một góc 20o.

Hình dạng của khuôn được ghi trong hình A.1 và A.2.

Kích thước của khuôn được ghi trong bảng A.1 và bảng A.22 của phụ lục A.

4.3. Đĩa

Đĩa hình côn dẹt được chế tạo từ thép không biến dạng có độ cứng tối thiểu là 50 HRC.

Hình dạng của đĩa ghi trong hình B.1 và hình B.2.

Kích thước của đĩa ghi trong Bảng B.1 của phụ lục B.

4.4. Đóng khuôn

Khuôn được đóng và giữ trong suốt quá trình thử nghiệm bằng khí nén có áp lực là 11,0 KN ± 0,5 KN.

4.5. Đo momen xoắn

Máy đo biến năng có khả năng tạo ra tín hiệu trực tiếp có tỷ lệ cần thiết để quay đĩa đo lực.

4.6. Dụng cụ ghi

Bộ phận ghi tín hiệu lực thay đổi có độ cảm nhận với độ lệch toàn bộ thang đo lực xoắn là 1 giây với độ chính xác là ± 0,5 % của phạm vi đo.

Phạm vi đo lực được sử dụng là 0 ÷ 25; 0 ÷ 50 ; và 0 ÷ 100.

4.7. Chế độ kiểm định

Hệ thống đo thông số lưu hóa phải được kiểm định theo đúng hướng dẫn của cơ quan đo lường.

5. Tiến hành thử

5.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử theo mục 4.2.2 của TCVN 6086:1995 Cao su thiên nhiên – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.

5.2. Chuẩn bị thử

Nâng nhiệt độ của khuôn đến nhiệt độ lưu hóa và đặt đĩa vào đúng vị trí khuôn ở vị trí đóng, điều chỉnh bút ghi đến vị trí 0 trên giấy biểu đồ.

5.3. Đưa mẫu thử vào máy

Mở khuôn, đặt mẫu trên đĩa, đóng khuôn lại.

Thời gian thử được tính từ lúc khuôn được đóng đúng vị trí.

5.4. Thời gian thử

Gồm các bước sau đây:

Bước 1:

- Gia nhiệt tới chế độ thử (150oC ± 0,03oC ÷ 160oC ± 0,3oC);

- Để bộ phận ghi ở vị trí tắt (off).

Bước 2:

- Mở khuôn;

- Gắn đĩa quay vào lỗ, ấn xuống;

- Đóng khuôn để làm nóng khuôn và đĩa quay và thay giấy biểu đồ.

Bước 3:

- Mở khuôn;

- Bật công tắc cơ và chờ cho bút ghi ở vị trí O;

- Bút ghi ở vị trí remote.

- Đặt mẫu thử trên mặt đĩa hình côn dẹt;

- Đóng khuôn.

Bước 4:

- Sau khi vẽ biểu đồ, tắt động cơ;

- Mở khuôn;

- Tháo đĩa quay;

- Lấy đĩa quay và mẫu ra.

6. Báo cáo kết quả thử

Báo cáo kết quả có nội dung như sau:

- lực (lực tối đa – lực tối thiểu);

- t2 thời gian bắt đẩy lưu hóa (phút);

- t90 thời gian lưu hóa tối ưu (phút).

 

PHỤ LỤC A

HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC KHUÔN

 

 

 

Thời gian (phút)

Thời gian (phút)

Thời gian (phút)

a) Đồ thị lưu hóa có momen cân xứng

b) Đồ thị lưu hóa có momen cực đại và đảo lưu

c) Lưu hóa không cân bằng momen

Hình A.1 – Các kiểu đường cong lưu hóa

 

Tạo nhiệt

 

 

Trục xi lanh

 

 

Thớt trên

 

 

Kiểm tra nhiệt

Khuôn trên

 

Thớt dưới

Khuôn dưới

 

 

Nệm

 

Đĩa hình thoi

Tạo nhiệt

 

 

Hình A.2 – Bộ phận chính của máy đo lưu hóa

Bảng A.1 – Kích thước khuôn trên

Mã số

Tính bằng mm

Tính bằng insơ

Kích thước

Sai số

Kích thước

Sai số

A

55.88

± 0.13

2.200

± 0.005

B

10.64

± 0.25

0.419

± 0.008

C

7.94

± 0.13

0.314

± 0.005

D

18.26

± 0.13

0.719

± 0.005

E

1.57

± 0.13

0.062

± 0.005

F

0.79

± 0.13

0.031

± 0.005

Bảng A.2 – Kích thước khuôn dưới

Mã số

Tính theo mm

Tính theo insơ

Kích thước

Sai số

Kích thước

Sai số

G

4.76

± 0.13

2.187

± 0.005

H

24.07

± 0.06

0.948

± 0.002

I

12.07

± 0.40

0.500

± 0.015

J

2.38

± 0.40

0.094

± 0.015

K

54.61

± 0.05

2.150

± 0.002

L

41.91

± 0.03

1.650

± 0.001

M

5.35

± 0.01

0.2106

± 0.0004

N

1.65

± 0.03

0.065

± 0.001

O

4.57

± 0.013

0.180

± 0.005

P

15.27

± 0.03

0.605

± 0.001

Q

5.08

± 0.05

1.650

± 0.001

 

PHỤ LỤC B

HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC ĐĨA

Kích thước tính bằng milimet

Hình b.1 – Khuôn trên

Kích thước tính bằng milimet

Hình B.2 – Khuôn dưới

Hình 5 – Đĩa hình thoi

Bảng B.1 – Kích thước đĩa

Mã số

Đĩa

Kích thước
(mm)

Sai số
(mm)

S

Đường kính

35.55

± 0.01

T

Bán kính T

0.80

± 0.03

Va

Chiều sâu rãnh

0.80

± 0.1

 

Chiều dài rãnh

7.5 min

 

 

 

12.5 min

 

Wa

Chiều rộng rãnh

0.80

± 0.05

 

Chiều sâu rãnh

0.80

± 0.1

 

Chiều dài rãnh

7.5min

 

 

 

9.5 min

 

X

Đường kính

9.51

± 0.01

 

Chiều dài phần tròn của trục đĩa

20.0

± 0.05

 

Chiều dài phần vuông của trục đĩa

35.0

± 0.5

Rãnh mặt trên và mặt dưới của đĩa lệch nhau 5o.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi