Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5783:2009 ASTM D 2258:1999 Vật liệu dệt-Sợi-Phương pháp lấy mẫu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5783:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5783:2009 ASTM D 2258:1999 Vật liệu dệt-Sợi-Phương pháp lấy mẫu
Số hiệu:TCVN 5783:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:27/05/2009Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5783 : 2009

ASTM D 2258 : 1999

VẬT LIỆU DỆT - SỢI - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

Textiles - Yarns - Method for sampling

Lời nói đầu

TCVN 5783 : 2009 thay thế TCVN 5783 : 1994

TCVN 5783 : 2009 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D 2258-99 Standard Practice for Sampling Yarn for Testing, với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Tiêu chuẩn ASTM D 2258-99 thuộc bản quyền của ASTM quốc tế.

TCVN 5783 : 2009 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VẬT LIỆU DỆT

SỢI - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

Textilec - Yarns - Method for sampling

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này mô tả quy trình chia các chuyến hàng sợi thành các lô thử và việc lấy mẫu sợi để thử từ các lô đó.

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sợi đơn, sợi chập, sợi cáp và sợi cord, được làm từ bấy kỳ loại xơ hoặc hỗn hợp nào, được đóng thành các kiện và bao gồm cả trục sợi.

1.3. Tiêu chuẩn này cũng mô tả các quy trình lấy mẫu được tách ra từ vải dệt thoi hoặc vải dệt kim, tuy nhiên, khi lấy mẫu các sợi này thường không đại diện cho toàn bộ chuyến hàng giống như được đề cập trong 1.1. Vì vậy, mẫu lấy ra chỉ có thể được sử dụng để xác định đặc trưng của sợi và thường không được sử dụng trong thử nghiệm chấp nhận. Hơn nữa, cũng phải công nhận rằng các đặc trưng của sợi tách ra từ vải có thể khác với đặc trưng của chính loại sợi đó trước khi đưa vào quá trình sản xuất vải.

1.4. Các giá trị tính theo hệ đơn vị quốc tế SI hoặc theo hệ đơn vị inch-pound là các giá trị tiêu chuẩn. Trong tiêu chuẩn này, hệ đơn vị inch-pound được ghi trong ngoặc kép. Các giá trị trong từng hệ đơn vị không hoàn toàn tương đương nhau, vì vậy mỗi hệ sẽ độc lập với hệ kia. Việc kết hợp các giá trị từ hai đơn vị này có thể dẫn đến sự không phù hợp trong tiêu chuẩn này.

1.5. Tiêu chuẩn này không đề cập đến các quy tắc an toàn liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải có trách nhiệm lập ra các quy định thích hợp về an toàn và sức khỏe, đồng thời phải xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

D 123, Terminology Relating to Textiles ( Thuật ngữ liên quan đến vật liệu dệt).

D 1578, Test method for breaking strength of skeins (Phương pháp xác định độ bền đứt của con sợi).

D 1907, Test method for yarn number by the skein method (Phương pháp xác định chỉ số sợi bằng phương pháp con sợi).

D 4271, Practice for writing statements on sampling in test methods for textiles (Cách viết báo cáo lấy mẫu trong phương pháp thử vật liệu dệt).

3. Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1.

Trục sợi dọc (beam)

Một lõi lớn chứa nhiều sợi quấn song song và được sử dụng cho các mục đích như dệt thoi hoặc dệt kim đan dọc.

3.2.

Bộ trục sợi dọc (beam set)

Một hoặc nhiều trục sợi dọc trong một chuyến hàng để được gia công tiếp theo cùng với nhau cho những mục đích sử dụng chuyên dụng sau này.

3.3.

Mẫu lớn (bulk sample)

Một hoạc nhiều phần được lấy từ vật liệu mà (1) không bao gồm các đơn vị có thể nhận biết riêng biệt và (2) có thể nhận biết được sau khi lấy mẫu như là các đơn vị riêng biệt hoặc các đơn vị hỗn hợp.

3.4.

Hộp (case)

Một đơn vị chuyên chở, thường là thùng cáctông, hộp, kiện hoặc container khác có chứa một số lượng các kiện sợi.

3.5.

Côn (cone)

(1) Vật giữ sợi hoặc ống hình côn được sử dụng như là lõi của một côn sợi, cũng được gọi là lõi côn.

(2) Quấn sợi lên một lõi côn sẽ thu được côn sợi.

3.6.

Đầu sợi (end)

Một cúi, sợi thô, sợi hoặc sợi cord.

Thảo luận

Đối với sợi, một trong số một hoặc nhiều đoạn sợi song song liên tục có thể được quấn lên một kiện sợi hoặc trục sợi dọc. Ví dụ, hai đoạn sợi được quấn song song vào một ống tạo thành hai đầu sợi, tương tự như vậy một nghìn đoạn sợi quấn song song lên một trục đơn tạo thành một nghìn đầu sợi.

3.7.

Kiện vải (fabric package)

Một đoạn vải dài ở dạng phù hợp cho việc xếp dỡ, lưu giữ hoặc vận chuyển.

Thảo luận

Kiện vải có thể không có lõi đỡ khi được gấp trong hộp, hoặc có lõi đỡ như là trên các ống, thanh dẹt hoặc giá. Kiện vải thường được coi như là cuộn hoặc tấm vải.

3.8.

Mẫu phòng thí nghiệm (laboratory sample)

Một phần vật liệu được lấy đại diện cho mẫu của lô, hoặc cho vật liệu ban đầu và được sử dụng trong phòng thí nghiệm như là nguồn mẫu thử.

3.9.

(lot)

Phần của hàng gửi hoặc chuyến hàng bao gồm vật liệu từ một lô sản xuất.

3.10.

Mẫu của lô (lot sample)

Một hoặc nhiều đơn vị hàng vận chuyển được lấy ngẫu nhiên để đại diện cho một của lô chấp nhận và được sử dụng như là nguồn mẫu phòng thí nghiệm (đồng nghĩa với mẫu lớn)

3.11.

Đơn vị lấy mẫu ban đầu (primary sampling unit)

Đơn vị lấy mẫu bao gồm tất cả các nguồn khác nhau mà phải được cân nhắc trong phép thử chấp nhận; đơn vị lấy mẫu được lấy từ giai đoạn lựa chọn đầu tiên trong một quy trình nào đó của việc lấy mẫu từ một lô hàng hoặc một chuyến hàng.

3.12.

Lô sản xuất (production lot)

Một đợt sản xuất được làm từ cùng một vật liệu ban đầu, trong các điều kiện cơ bản như nhau và được thiết kế để đáp ứng cùng yêu cầu kỹ thuật.

3.13.

Mẫu (sample)

(1) Một phần của lô vật liệu lấy cho mục đích để thử hoặc để ghi chép (xem mẫu của lô, mẫu phòng thí nghiệm và mẫu thử); (2) một nhóm mẫu thử được sử dụng hoặc để quan sát, giúp cung cấp thông tin có thể sử dụng để đưa ra các kết luận về tập hợp mà từ đó mẫu được lấy.

3.14.

Đơn vị lấy mẫu (sampling unit)

Một đơn vị riêng biệt, có thể nhận biết hoặc đơn vị nhỏ của vật liệu có thể lấy ra được như một phần của mẫu.

Thảo luận

Do có hai hoặc nhiều bước trong hầu hết các sơ đồ lấy lẫu, đơn vị lấy mẫu trong mỗi bước phải được nhận biết rõ ràng để tránh nhầm lẫn. Số các bước trong sơ đồ mẫu không hạn chế, nhưng có thể ít hay nhiều theo yêu cầu do bản chất của vật liệu được lấy mẫu. Thường có ba bước lấy mấu: (1) lấy đơn vị lấy mẫu ban đầu từ một lô vật liệu làm thành mẫu của lô, (2) lấy các mẫu phòng thí nghiệm từ mỗi đơn vị lấy mẫu ban đầu trong mẫu của lô và (3) lấy các mẫu thử từ mỗi đơn vị trong mẫu phòng thí nghiệm.

3.15.

Con sợi mẫu (sample skein)

Con sợi được guồng ra từ một kiện hoặc trục sợi của mẫu phòng thí nghiệm và được sử dụng trong phòng thí nghiệm như là nguồn của mẫu thử.

3.16.

Mẫu thử (specimen)

Phần riêng biệt của vật liệu hoặc của mẫu phòng thí nghiệm mà trên đó một phép thử được thực hiện hoặc được lựa chọn cho mục đích đó (đồng nghĩa mẫu thử).

3.17.

Kiện sợi (yarn package)

Một đoạn hoặc các đoạn sợi song song ở dạng phù hợp cho việc xếp dỡ, lưu giữ hoặc vận chuyển.

Thảo luận

Các kiện có thể không có lõi đỡ như là con sợi hoặc bánh sợi, hoặc có lõi đỡ với nhiều dạng quấn ống như là bobbin, ống sợi, côn, suốt sợi, ống sợi có gờ. Trong sợi, từ kiện dùng để mô tả đơn vị nhỏ nhất có thể lấy ra từ một chuyến hàng không cắt hoặc tở sợi ra, chứ không phải là một nhóm các kiện. Đối với mục đích lấy mẫu, thậm chí ngay cả một hộp nhỏ có chứa một tá ống sợi có gờ cũng được xử lý như là một hộp.

3.18.

Đối với các thuật ngữ khác được sử dụng trong tiêu chuẩn này, xem trong D 123.

4. Tóm tắt thực hành

Các hướng dẫn được đưa ra để phân chia sợi thành các lô để xác định số lượng hộp, trục sợi dọc hoặc các kiện vải được lựa chọn từ mỗi lô để làm thành mẫu của lô và để xác định các kiện bao gồm một số các đầu sợi, đại diện cho các kiện được lấy từ mẫu của lô thành mẫu phòng thí nghiệm. Xem D 4271.

5. Ý nghĩa và sử dụng

5.1. Việc tìm ra một giá trị cho bất kỳ tính chất nào của vật liệu trong một container hoặc trong một lô, trong một chuyến hàng hoặc hàng gửi đi bao gồm một quá trình kể cả quy trình lấy mẫu thử. Tính chính xác của giá trị đo phụ thuộc vào tính biến thiên do quá trình thử. Ngay cả khi tính biến thiên do quá trình thử này được giảm thiểu bởi các quy trình được thực hiện cẩn thận thì chỉ có thể có được ước lượng đúng và ổn định của các giá trị của tính chất khi quy trình lấy mẫu tránh được độ chệch hệ thống, giảm thiểu sai số do việc lấy mẫu và cung cấp một mẫu phòng thí nghiệm có kích cỡ thỏa đáng.

5.2. Tiêu chuẩn này có thể không đưa ra được một sơ đồ lấy mẫu hiệu quả nhất mà có thể được lập ra trong các tình huống đặc biệt, nhưng lại đưa ra một quy trình chung có độ chụm chấp nhận được và một lượng mẫu vừa phải và không yêu cầu tính toán thống kê tỉ mỉ dựa trên hiểu biết từ trước về lượng biến thiên giữa các đơn vị lấy mẫu ban đầu (như là các hộp, các trục sợi dọc hoặc các kiện vải), giữa các đơn vị mẫu phòng thí nghiệm lấy từ các đơn vị lấy mẫu ban đầu của mẫu của lô (như là kiện sợi lấy ra từ một hộp) và giữa các mẫu thử lấy từ các đơn vị mẫu phòng thí nghiệm (như là các đoạn sợi lấy ra từ một kiện sợi hoặc mẫu vải lấy ra từ một cuộn hoặc tấm vải). Nhiều sơ đồ bao gồm việc lấy mẫu phân tầng có thể tìm thấy trong tài liệu).

5.3. Số lượng mẫu thử nhỏ nhất yêu cầu để có được độ biến thiên nhất định trong kết quả trung bình thường sẽ đặt được bằng cách (1) lấy tối đa số lượng container trong mẫu của lô, (2) lấy một kiện từ mỗi container trong mẫu phòng thí nghiệm và (3) chỉ lấy một mẫu thử từ mỗi kiện. Nhưng đáng tiếc đây không phải là cách kinh tế nhất để thử một sản phẩm bởi vì lấy một container là một phần tử của lô có chi phí cao nhất, lấy một kiện từ một container là một phần của mẫu phòng thí nghiệm có chi phí trung bình và lấy và thử một mẫu thử từ một kiện hoặc từ sợi có chi phí thấp nhất.

5.4. Để giảm thiểu chi phí lấy mẫu một lô vật liệu, cần phải có sự thỏa thuận về biến sai yêu cầu cho giá trị trung bình được báo cáo của lô vật liệu:

5.4.1. Ước lượng biến sai do mẫu của lô, biến sai do mẫu phòng thí nghiệm và biến sai do mẫu thử.

5.4.2. Tính biến sai tổng cho kết quả thử trung bình của phép thử khi kết hợp một số các mẫu của lô, một số các mẫu phòng thí nghiệm trên một mẫu của lô và một số các mẫu thử trên một mẫu phòng thí nghiệm.

5.4.3. Tính chi phí thực hiện của mỗi sơ đồ lấy mẫu được xem xét trong 5.4.2.

5.4.4. Chọn sơ đồ lấy mẫu mà (1) có độ chính xác theo yêu cầu và (2) có tính kinh tế nhất.

6. Cách tiến hành

6.1. Phân chia thành các lô

Hướng dẫn việc phân chia sản phẩm thành các lô tốt nhất là được nêu trong các yêu cầu kỹ thuật thích hợp. Khi không có các hướng dẫn như vậy thì lấy mẫu và thử bất kỳ phần nào của một chuyến hàng hoặc đơn hàng mà khác với các phần khác về yêu cầu kỹ thuật hay các đặc trưng vật lý như một lô riêng biệt hoặc được lập đơn hoặc được chỉ định bởi nhà cung cấp như là một lô riêng biệt. Nếu các phần của một yêu cầu (hợp đồng) lớn được vận chuyển vào các ngày khác nhau từ các nhà máy hoặc nhà kho, hoặc trong nhiều hơn một xe chở hàng hoặc xe tải chở hàng thì xử lý mỗi phần này thành một lô tiêng biệt. Nếu các hộp trong một chuyến hàng không được đánh số liên tục thì chia chuyến hàng thành các nhóm hộp có số liên tục và xử lý mỗi nhóm thành như là một lô riêng biệt nếu nó được phân tách với nhóm tiếp theo bởi số lượng mười hộp. Xử lý mỗi bộ trục sợi dọc như là một lô riêng biệt.

6.2. Mẫu của lô

Trừ khi có thỏa thuận khác như nêu ở trên, khi có một mẫu của lô cho phép thử chấp nhận như được quy định trong yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, tiến hành như sau:

CHÚ THÍCH 1. Yêu cầu kỹ thuật đủ hoặc thỏa thuận khác giữa người mua và người bán yêu cầu lưu ý đến biến sau giữa các đơn vị vận  chuyển, giữa các kiện hoặc các đầu sợi trong một đơn vị vận chuyển, và giữa các mẫu thử từ một kiện hàng đơn lẻ nhằm đưa ra một kế hoạch lấy mẫu với rủi ro thấp nhất của nhà sản xuất, của khách hàng, mức chất lượng chấp nhận được và mức chất lượng giới hạn.

6.2.1. Hộp hoặc kiện vải

Đối với mẫu của lô, đánh số liên tục cho mỗi hộp hoặc kiện vải và lấy cho phép thử chấp nhận, số lượng các hộp và kiện vải được quy định trong Bảng 1. Chọn ngẫu nhiên các hộp và kiện vải bằng cách sử dụng các số đã chỉ định được ghi trong vào trong các mảnh giấy hoặc được đánh lên các thẻ, cho các mảnh giấy hoặc thẻ này vào hộp, trộn đều lên và lựa chọn bằng cách sử dụng bảng số ngẫu nhiên hoặc sử dụng máy tính để lựa chọn.

6.2.1.1. Khi các kiện vải như là các súc vải hoặc tấm vải được đựng trong hộp thì coi hộp này như là một đơn vị lấy mẫu. Khi các kiện vải là các cuộn vải được đóng gói riêng rẽ thì coi các kiện vải đơn lẻ là đơn vị lấy mẫu.

6.2.1.2. Khi đã biết, các kiện vải như là các cuộn vải hoặc tấm vải hoặc súc vải được sản xuất từ cùng một trục sợi dọc thì có thể xử lý theo cùng một cách như với các trục sợi dọc.

6.2.2. Trục sợi dọc

Đối với mẫu của lô, đánh số liên tục cho mỗi trục sợi dọc và lấy cho phép thử chấp nhận, mỗi một bộ trục sợi dọc lấy một trục sợi dọc. Chọn ngẫu nhiên trục sợi dọc bằng cách sử dụng các số đã chỉ định được ghi vào các mảnh giấy hoặc được đánh lên các thẻ, cho các mảnh giấy hoặc thẻ này vào hộp, trộn đều lên và lựa chọn bằng cách sử dụng bảng số ngẫu nhiên hoặc sử dụng máy tính để lựa chọn.

Bảng 1 - Số lượng hộp, trục sợi học hoặc kiện vải A, B

Trong lô

Trong mẫu của lô

1

1

2 đến 4

2

5 đến 9

3

10 đến 19

4

³ 20

5

A Đối với các hộp chứa một vài kiện trong hộp phải lấy đủ số lượng hộp trong mẫu của lô sao cho ít nhất mười kiện trong mẫu của lô (Xem 6.2.2.1 và 6.2.2.2)

B Bảng 1 là một sơ đồ thực hành theo kinh nghiệm phù hợp cho mẫu của lô của các lô sợi đồng nhất hoặc vải có lõi đỡ như là cuộn hoặc bảng cuộn

6.3. Mẫu phòng thí nghiệm

Trừ khi có thỏa thuận khác như nêu ở trên, khi có mẫu phòng thí nghiệm cho phép thử chấp nhận như được quy định trong yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, tiến hành như sau:

6.3.1. Hộp

Khi lấy mẫu các hộp, lấy tổng cộng mười kiện từ mẫu của lô. Khi có năm hộp trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên hai kiện từ mỗi hộp. Khi có bốn hộp trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên hai kiện từ mỗi hộp, sau đó chọn ngẫu nhiên hai trong số bốn hộp và chọn ngẫu nhiên kiện thứ ba từ mỗi hộp đã chọn. Khi có ba hộp trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên ba kiện từ một hộp sau đó chọn ngẫu nhiên một trong ba hộp và chọn ngẫu nhiên kiện thứ tư từ hộp đã chọn. Khi có hai hộp trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên năm kiện từ mỗi hộp. Khi chỉ có một hộp trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên mười kiện từ mỗi hộp.

6.3.2. Kiện vải

Khi lấy mẫu các kiện vải, phải loại bỏ lớp ngoài của kiện vải, sau đó lấy một mảnh vải nguyên khổ dài 2 m (2 yd) từ mỗi đơn vị mẫu của lô đã chọn. Đối với mỗi loại sợi trong vải, xử lý sợi dọc và sợi ngang như trong vải dệt thoi và theo hướng máy của vải dệt kim như là các đơn vị lấy mẫu riêng biệt. Lấy tổng số mười đầu sợi từ các mảnh vải. Khi có năm mẫu trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên hai đầu sợi từ mỗi mẫu. Khi có bốn mẫu trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên hai đầu sợi từ mỗi mẫu, sau đó chọn ngẫu nhiên hai trong số bốn mẫu và chọn ngẫu nhiên đầu sợi thứ ba từ mỗi mẫu đã chọn. Khi có ba mẫu trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên ba đầu sợi từ mỗi mẫu, sau đó chọn ngẫu nhiên một trong ba mẫu và chọn ngẫu nhiên đầu sợi thứ tư từ mẫu vải đã chọn. Khi có hai mẫu trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên năm đầu sợi từ mẫu. Khi có một mẫu trong mẫu của lô, chọn ngẫu nhiên mười đầu sợi từ mẫu. Tháo các đầu sợi ra khỏi các mảnh vải như hướng dẫn trong 6.3.4, 6.3.5 và 6.3.6 khi có yêu cầu.

CHÚ THÍCH 2    Các sợi riêng rẽ tách ra khỏi vải có thể được lấy từ vài chuyến hàng và có thể không đại diện cho một lô sợi nhất định. Sợi đươc tách ra khỏi vải thường được dùng cho mục đích nhận dạng.

6.3.3. Trục sợi dọc

Khi lấy mẫu các trục sợi dọc, lấy mười đầu sợi từ trục đầu tiên trong mẫu của lô. Lấy ngẫu nhiên đầu sợi thứ nhất trong số các đầu sợi đó ở giữa 2,5 và 7,5 % tổng số đầu sợi tính từ một lá sen của trục sợi dọc. Lấy chín đầu sợi còn lại từ các vị trí mà mỗi vị trí cách nhau 10 % tổng số đầu sợi tính từ đầu sợi thứ nhất hướng về phía lá sen còn lại của trục sợi dọc. Khi lấy mẫu sợi trên các trục dọc, guồng các con sợi mẫu hoặc guồng trực tiếp các con sợi từ trục sợi dọc với sức căng nhỏ nhất để tránh làm giãn sợi. Đặt trục sợi có các sợi thử lên hai ổ trục vừa đủ cao để lá sen của trục không chạm sàn. Gắn một tay quay vào một đầu của trục sợi. Đặt guồng cách trục một khoảng cách vừa phải để kéo sợi ra khỏi trục với góc nghiêng nhỏ hơn 20°. Buộc các đầu sợi yêu cầu vào guồng. Để một người quay chậm trục sợi để tở sợi ra trong khi một người khác sẽ quay guồng đủ nhanh để quấn sợi khi nó được tháo ra khỏi trục sợi.

CHÚ THÍCH 3    Để sử dụng các trục sợi dọc sau khi các đầu sợi cần thử đã được tháo ra, có thể đặt một loạt các ống sợi chứa cùng loại hoặc chỉ trên trục sợi ở phía sau sợi trên một giá nhỏ, thay thế các đầu sợi đã được sử dụng để thử. Khi các đầu sợi cung cấp các con sợi thử đi vào trục sợi các ống sợi phụ có thể bị gãy vỡ.

6.3.4. Con sợi mẫu

Thường được sử dụng nhiều hơn, nhưng không bắt buộc trừ khi lấy mẫu sợi trên các trục sợi, để guồng các con sợi mẫu. Điều hòa các con sợi nhanh hơn điều hòa các kiện quấn chặt và đôi khi sử dụng mẫu phòng thí nghiệm dưới dạng con sợi thuận tiện hơn. Từ mỗi kiện sợi hoặc đầu sợi được chọn làm mẫu phòng thí nghiệm, guồng một con sợi có độ dài đủ để cung cấp tất cả các mẫu thử yêu cầu. Nếu độ bền của sợi hoặc chỉ số sợi được xác định bằng phương pháp con sợi, các con sợi thử được quy định trong D 1578 và D 1907 có thể được guồng trực tiếp từ các kiện sợi hoặc trục sợi dọc và các con sợi mẫu bổ sung có thể được guồng ra làm nguồn mẫu thử cho phép thử khác. Tháo sợi ra khỏi kiện bằng cách kéo các đầu sợi qua bên phía trên đầu của các bobbin, ống sợi, côn v.v… hoặc từ bên cạnh của ống sợi hoặc trục sợi dọc có lá sen trong điều kiện sử dụng bình thường. Khi chưa biết cách tháo sợi thông thường thì kéo sợi từ bên cạnh của kiện sợi. Việc tháo sợi từ bên cạnh dẫn đến sự khác nhau về độ săn là 1/p d, trong đó d là đường kính của kiện. Khi có vài đầu sợi được quấn song song trên một kiện sợi hoặc trục sợi, kéo mỗi đầu sợi qua một khuyết dẫn sợi riêng và guồng con sợi từ mỗi đầu sợi được chọn trong mẫu phòng thí nghiệm, kéo sợi từ cạnh của kiện hoặc trục sợi.

6.3.5. Tách sợi ra khỏi vải dệt thoi

Cắt vải song song các hướng sẽ được thử (sợi dọc hoặc sợi ngang). Tháo và bỏ đi các sợi dọc (hoặc sợi ngang) cho đến khi có thể tháo toàn bộ chiều dài của sợi ra khỏi miếng vải.

CHÚ THÍCH 4    Nếu vải được dệt chặt thì cần phải cắt mép tua sợi thường xuyên để tháo sợi ra khỏi vải mà không làm giãn sợi.

6.3.6. Tháo sợi ra khỏi vải dệt kim đan ngang

Cắt vải theo hàng vòng. Làm sạch mép tháo sợi để dễ tháo sợi dài hơn chiều dài mẫu thử ít nhất là 0,2 m (8 in). Đối với vải dệt kim hai lớp, ngẫu nhiên năm đầu sợi từ các hàng vòng của bộ cấp sợi ngắn và năm đầu sợi từ các hàng vòng của bộ cấp sợi dài để có được mười đầu sợi theo yêu cầu. Xử lý các sợi từ các kim móc và kim đĩa là như nhau, trừ khi có lý do cho rằng các sợi này khác nhau, ví dụ như màu sắc khác nhau.

6.3.7. Tháo sợi ra khỏi vải dệt kim đan dọc

Kẹp một cạnh của vải vào một mép của bảng nhung với mặt phải của vải hướng lên trên. Kéo căng vải qua bảng để tạo một sức căng nhẹ lên các vòng sợi và kẹp vải vào mặt kia của bảng. Đặt các kẹp gần đầu vải sẽ tháo sợi (vòng sợi của một cột vòng đóng). Lấy ngẫu nhiên các đầu sợi theo hướng cột vòng với số lượng các đầu sợi phù hợp từ mỗi thanh kim lỗ trên toàn bộ mẫu của lô và dài hơn chiều dài của mẫu thử yêu cầu ít nhất là 0,2 m (8 in). Khi đã biết, xử lý các sợi từ các thanh kim lỗ khác nhau là như nhau trừ khi có lý do cho rằng các sợi này khác nhau. Khi biết các sợi từ các thanh kim lỗ khác nhau là khác nhau thì xử lý riêng các loại sợi này.

CHÚ THÍCH 5. Các mẫu vải dệt kim đan thường dùng ít nhất thanh kim lỗ, nhưng có thể dùng đến năm thanh kim lỗ và nhiều hơn nữa. Với các loại dùng hai thanh kim lỗ, sợi có thể giống nhau hoặc khác nhau. Khi sử dụng nhiều hơn hai thanh kim lỗ, sợi trên các thanh khác nhau thường không cùng loại. Vải dệt kim đan dọc có thể sử dụng một thanh kim lỗ nhưng không phổ biến và hiếm khi sử dụng.

6.3.7.1. Tháo các vòng sợi trên cột vòng có đầu sợi được cắt bằng cách luồn một kim gảy sợi (sau đây gọi là kim) dưới các sợi mà các sợi này đi vào các vòng sợi từ khoảng không gian ở giữa và tại chân các vòng sợi (hoặc giữ các sợi này bằng các kẹp xoắn) và nhẹ nhàng kéo để lấy ra các sợi đủ để cung cấp số lượng sợi yêu cầu cho phép thử cộng với một số sợi dữ trữ. Giữ cho bó sợi càng chặt càng tốt, tránh để rời sợi (các dây rời ra do chia bó sợi bằng kim hay kẹp và chỉ kéo một phần của dây trong bó sợi). Tiếp tục sử dụng kim hoặc kẹp xoắn gỡ các vòng sợi trong khoảng không gian ở giữa các vòng sợi và nhẹ nhàng kéo để lấy ra các sợi đủ để cung cấp số lượng sợi yêu cầu. Bước đầu của quá trình tháo sợi này có thể được thực hiện dễ dàng nhất nhờ kính hiển vi, nhưng một kính lúp có độ phóng nhỏ cũng có thể phù hợp. Các đầu sợi có thể được kẹp vào băng để giữ chúng cùng với nhau và để dễ sử dụng.

6.3.7.2. Tiếp tục tháo sợi bằng cách kéo nhẹ các sợi đang được tháo ra, kéo nghiêng và mạnh hơn một chút các sợi ở biên. Đôi khi cần phải dùng kim để giữ các sợi ở bên cạnh. Cố gắng giữ các sợi được tháo thành một đường liền khi tháo các đường dọc. Khi các sợi khó tháo thì phải xem lại có thể có chỗ nào bị đứt hay các dây có bị cuốn vào các vòng sợi hay không. Dùng kính hiển vi kiểm tra xem sợi có bị lỏng hay đứt không, trong trường hợp đó, không thử sợi filamăng bị đứt. Các sợi thông thường có thể chịu được một lực kéo của tay trong quá trình tháo sợi mà không bị hỏng. Khi chịu lực kéo quá lớn thì những sợi quăn sẽ không lấy lại hình dạng quăn ban đầu. (Tuy nhiên, với các sợi thô, độ ẩm và nhiệt do thao tác của nhiều người sử dụng có thể làm cho sợi hết quăn mà không làm hỏng sợi). Bước này có thể được thực hiện khi sợi vẫn được kẹp vào bảng. Hoặc, có thể được làm khi vải được giữ ở mỗi cạnh của vùng gỡ sợi bằng gót, ngón cái và ba ngón, trong đó ngón cái và ngón trỏ để kéo sợi và dùng kim khi cần. Có thể dùng kính lúp. Với những dệt chặt thì gỡ lâu hơn và có thể cần dùng đến kính hiển vi.

6.3.7.3. Đây là thực hành tháo sợi thông thường để thu được độ dài tiêu chuẩn từ các sợi dẫn hướng bởi thanh di chuyển phía trên ít nhất một kim trong quá trình dệt (đôi khi còn gọi là thanh dài và thường xuyên nhưng không phải lúc nào cũng là thanh trên). Những chiều dài ngắn hơn có thể cần phải dùng các loại thanh khác.

6.4. Mẫu thử

Lấy ngẫu nhiên số lượng các đầu sợi trên một đơn vị mẫu phòng thí nghiệm được quy định trong phương pháp thử thích hợp.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi