Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5757:1993 Dây cáp thép-Yêu cầu kỹ thuật chung

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5757:1993

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5757:1993 Dây cáp thép-Yêu cầu kỹ thuật chung
Số hiệu:TCVN 5757:1993Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:31/12/1993Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5757-1993

DÂY CÁP THÉP - YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG

Steel ropes - General technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 5757-1993 do Ban kỹ thuật TCH về các vấn đề cơ khí và máy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành theo Quyết định số 1841/QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1993.

 

DÂY CÁP THÉP - YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG

Steel ropes - General technical requirements

Tiêu chuẩn này áp dụng cho dây cáp thép (gọi tắt là cáp) thông dụng được sản xuất từ dây thép tròn.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với dây cáp thép có công dụng đặc biệt.

1. Phân loại

1.1. Theo cách tiếp xúc giữa các lớp dây thép

1 - Tiếp xúc điểm

-

Đ;

2 - Tiếp xúc đường

-

Đg;

3 - Tiếp xúc điểm và đường kết hợp

-

Đ.Đg.

1.2. Theo cách bện:

 

 

1 - Tự xổ

-

X;

2 - Không tự xổ.

 

 

1.3. Theo vật liệu làm lõi:

 

 

1 - Lõi hữu cơ

-

Ao;

2 - Lõi kim loại

-

Ak;

3 - Lõi amiăng

-

Aa.

1.4. Theo chiều bện:

 

 

1 - Bện phải

-

P;

2 - Bện trái

-

T;

3 - Dảnh bện phải

-

p;

4 - Dảnh bện trái

-

t.

1.5. Theo chiều bện của các phần cấu thành cáp:

1. Bện cùng chiều (phải hoặc trái)

-

p/P hoặc t/T;

2. Bện ngược chiều (bện chéo)

-

t/P hoặc p/T.

1.6. Theo chất lượng:

 

 

1. Cấp I (dùng chủ yếu cho mục đích đòi hỏi an toàn)

-l;

2. Cấp II - II

 

 

1.7. Theo lớp phủ bề mặt dây thép:

1. Không mạ;

2. Mạ -m;

3. Lớp phủ tổng hợp -F.

1.8. Theo nhóm độ bền đứt:

1180; 1370; 1570; 1770 và 1960 MPa.

1.9. Theo kết cấu của cáp:

1. Số lượng dảnh;

2. Số lượng dây thép;

3. Số lượng lõi.

1.10. Theo kết cấu bện:

1. Bện đơn -Đơn;

2. Bện kép -Kép;

3. Bện ba -Ba.

1.11. Theo cấp chính xác về kích thước:

1. Cấp chính xác cao -A;

2. Cấp chính xác thường -B.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Kích thước cáp phải phù hợp với quy định trong các tiêu chuẩn về thông số kích từng loại cáp cụ thể.

2.2. Sai lệch giới hạn đường kính của cáp phải phù hợp với quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Đường kính danh nghĩa mm

Sai lệch giới hạn đường kính danh nghĩa, %

Cấp chính xác cao, A

Cấp chính xác thường, B

Lõi kim loại

Lõi hữu cơ hoặc amiăng

Lõi kim loại

Lõi hữu cơ hoặc amiăng

Đến 10,0

+6
-2

+6

+12
-5

+12

Trên 10,0

+4
-1

+6

+6
-2

+7

2.3. Sai lệch giới hạn chiều dài cáp khi không có tải, không được vượt quá: +5% chiều dài nhưng không lớn hơn 20mm.

2.4. Dây thép và lõi kim loại làm cáp phải phù hợp với quy định của TCVN 3782-83.

2.5. Không được sử dụng sợi xơ cũ hoặc vật liệu tái tạo, tận dụng để làm lõi.

Lõi cáp phải là các đoạn liền, cho phép bện nối nhưng chiều dài chỗ nối không được lớn hơn 20 lần đường kính lõi.

Lõi hữu cơ phải được tẩm chất chống gỉ, chống mục, không tan trong nước và không … axit, kiềm hoặc muối.

Lõi kim loại là dây thép được làm từ thép các bon thấp, có cùng nhóm độ bền đứt và không lớn hơn 640 MPa.

2.6. Lõi cáp cấp I có đường kính bằng hoặc lớn hơn 12,0mm và cấp II có đường kính bằng hoặc lớn hơn 18,0mm phải được bện từ ba dảnh trở lên.

2.7. Trong cáp các dảnh và các dây thép trong dảnh phải được bện đều và sít vào nhau toàn bộ chiều dài của cáp, không được có các chỗ bị bẻ gập, lồi, lõm và gẫy.

Dây thép trong cùng một lớp không được giao chéo nhau.

Các lớp dây thép trong dảnh phải được bện theo chiều phù hợp với chiều của lớp dây n… cùng.

2.8. Các đầu dây thép trong cáp được nối với nhau bằng hàn nối hoặc hàn vẩy ở nhiệt độ cao bằng đồng thau hoặc bạc. Ở các chỗ nối, dây không được giòn, phải được làm s… phẳng.

Trên một mét chiều dài cáp cho phép tối đa có hai chỗ nối nhưng phải cách nhau ít nhất một đoạn bằng 500 lần đường kính của dảnh.

Ở dây thép mạ kẽm, chỗ nối cho phép không mạ.

Đối với cáp được bện từ dây thép có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn 0,5 mm, cho phép các đầu dảnh hoặc bện chặt các đầu dây thép.

2.9. Bề mặt dây thép phải nhẵn, không được gỉ, nứt, màng, nếp gấp, rỗ, khía.

Dây thép mạ kẽm có lớp kẽm phải nhẵn, đồng đều và bền khi bện. Trên bề mặt cho phép

1. Chỗ kẽm bị dầy lên nhưng không vượt quá sai lệch giới hạn về đường kính;

2. Màng tráng sau khi làm sạch, phù hợp với chất lượng của dây mạ kẽm;

3. Chỗ móp trong lớp mạ kẽm nhưng không làm cho kẽm bị phân lớp.

2.10. Cáp phải được bôi mỡ đều xung quanh và suốt chiều dài. Nếu có yêu cầu khác hai thỏa thuận quy định và ghi rõ trong đơn hàng.

2.11. Các dảnh trong cáp và các dây thép trong dảnh phải được bện cùng bước bện trên … chiều dài cáp.

Bước bện của dảnh không được vượt quá từ 6 đến 8 lần đường kính danh nghĩa đối với … thép nhóm tròn, lõi kim loại và loại cáp bện ba trở lên.

Bước bện của dây ở lớp ngoài cùng tiếp xúc đường có lõi kim loại phải bằng 9 lần đường kính danh nghĩa của dảnh; có tiếp xúc điểm từ 8 đến 12 lần đường kính danh nghĩa của dảnh.

2.12. Giới hạn độ bền đứt, số lần bẻ gập và số vòng xoắn của dây thép lấy từ cáp phải phù hợp với quy định của TCVN 3782-83.

2.13. Sai lệch cho phép giới hạn độ bền đứt tức thời của dây thép lấy từ cáp theo từng … đường kính so với giới hạn độ bền đứt danh nghĩa phải phù hợp với quy định ở bảng 2.

Bảng 2

Đường kính danh nghĩa dây thép, mm

Sai lệch cho phép giới hạn độ bền đứt tức thời so với độ bền đứt danh nghĩa, %, đối với cáp

Cấp I

Cấp II

Đến 0,5

+20
-5

+24
-7

Trên 0,5 đến 1,5

+15
-5

+19
-7

Trên 1,5

+13
-5

+16
-7

2.14. Tổng giới hạn độ bền đứt tức thời của tất cả dây thép lấy từ cáp không được nhỏ hơn giới hạn độ bền đứt danh nghĩa của cáp.

2.15. Giới hạn độ bền đứt tức thời của cáp không được nhỏ hơn tích giới hạn độ bền đứt danh nghĩa của cáp với hệ số giảm (η)

Chú thích: Giới hạn độ bền đứt danh nghĩa và hệ số giảm (η) của cáp theo quy định … tiêu chuẩn từng loại cáp cụ thể, nhưng hệ số giảm không được nhỏ hơn 0,80.

2.16. Cáp được cung cấp ở dạng cuộn trên rulô, thành và thân rulô có cáp tiếp xúc phải ... bôi mỡ. Cáp cấp I phải được bọc kín.

Các đầu cáp phải được bắt chặt vào thành rulô, khi cuộn các vòng cáp phải khít vào nhau không bị rối, không bị kẹt đảm bảo dễ gỡ.

Kết cấu, kích thước và các yêu cầu khác về rulô do hai bên thỏa thuận quy định trong ... hàng.

2.17. Cơ sở sản xuất phải cấp chứng từ đảm bảo chất lượng từng loại cáp xuất xưởng … xác nhận của bộ phận kiểm tra kỹ thuật.

3. Phương pháp thử

3.1. Mẫu thử được lấy riêng cho từng loại cáp với chiều dài sau:

1. 1m - đối với cáp làm từ dây thép không mạ;

2. 1,5m - đối với cáp làm từ dây thép mạ.

3.2. Số lượng dây thép gỡ ra từ cáp để thử cơ lý và chất lượng lớp mạ phải phù hợp với quy định trong bảng 3.

Bảng 3

Phương pháp thử

Số lượng dây gỡ ra, đối với cáp

Cấp I

Cấp II

Thử kéo

100%

25% (không ít hơn 3)

Thử bẻ gập

100%

25% (không ít hơn 3)

Thử xoắn

25% (không ít hơn 3)

10% (không ít hơn 3)

Chiều dày lớp mạ

10% (không ít hơn 3)

10% (không ít hơn 3)

Độ bám chắc lớp mạ

10% (không ít hơn 3)

10% (không ít hơn 3)

3.3. Kiểm tra hình dạng bên ngoài bằng mắt thường.

3.4. Đường kính cáp được đo như hướng dẫn ở hình vẽ, với dụng cụ có độ chính xác … 0,1mm.

Đo đường kính ở vị trí cách đầu mút của cáp một đoạn không nhỏ hơn 5m và phải đo … điểm khác nhau, giá trị đường kính là kết quả trung bình của ba phép đo đó.

3.5. Bước bện của cáp được đo bằng thước đo chiều dài hoặc thước cặp với độ chính xác đến 1mm. Đo ở vị trí cách đầu mút của cáp một đoạn không nhỏ hơn 5m.

3.6. Chiều dài cáp được kiểm tra bằng cách cuộn lại cáp.

3.7. Kiểm tra độ tự xổ của cáp bằng cách tháo dây buộc đầu; sau khi tháo nếu là cáp … tự xổ thì các dảnh và dây thép trên chiều dài không quá hai lần đường kính cáp (tính từ ... mút) không bị xổ ra hoặc bị xổ nhưng vẫn có thể dễ dàng xếp lại như cũ.

3.8. Đường kính dây thép được đo bằng thước đo ngoài (panme) với độ chính xác đến ... theo các phương thẳng góc với nhau trên cùng một mặt cắt.

3.9. Dây thép được tiến hành thử cơ lý (thử kéo, thử xoắn, thử bẻ gập) và thử chất lượng … mạ theo quy định trong TCVN 3782-83.

Nếu đường kính dây thép nhỏ hơn 0,75 mm cho phép thay thế thử bẻ gập bằng thử kéo ...

3.10. Giới hạn độ bền đứt của cáp (P) được tính dựa trên kết quả thử kéo đứt dây thép theo công thức:

Trong đó:

n - Số dây thép của cáp;

Z - Số dây thép lấy ra để thử;

Pz - Lực kéo đứt từng dây, MPa.

3.11. Trường hợp cáp được thử trên máy kéo đứt, phải chọn máy có lực kéo đứt tối đa không quá 5 lần giới hạn bền đứt dự kiến của cáp. Khoảng cách giữa hai đầu kẹp của máy … lớn hơn 50 lần đường kính cáp, nhưng không được nhỏ hơn 300mm.

Kết quả thử đạt yêu cầu nếu sau khi thử kéo, cáp bị đứt cách đầu cặp một đoạn không lớn hơn 50mm.

3.12. Cáp đạt yêu cầu chất lượng nếu sau khi thử các kết quả đều đạt yêu cầu.

Khi kết quả thử chung không đạt, cho phép thử lại 100% đối với cáp cấp I và 50% đối với cáp cấp II ở những phép thử không đạt. Kết quả thử lần hai là kết quả cuối cùng.

3.13. Trường hợp dùng dây thép thuộc nhiều nhóm độ bền khác nhau để bện cáp, chất lượng cáp lấy theo chỉ tiêu của dây thép thuộc nhóm độ bền thấp nhất.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi