Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5586:1991 Găng cách điện

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5586:1991

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5586:1991 Găng cách điện
Số hiệu:TCVN 5586:1991Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:12/12/1991Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5586 - 1991

GĂNG CÁCH ĐIỆN

Lời nói đầu:

TCVN ……do Viện Năng lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị và được Ủy ban khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 833/QĐ ngày 12 tháng 12 năm 1991.

GĂNG CÁCH ĐIỆN

Dielectric gloves

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại găng cách điện bằng cao su dùng làm phương tiện bảo vệ bổ sung nhằm tăng cường khả năng an toàn điện cho người trong thử nghiệm, vận hành thiết bị điện.

1. QUY CÁCH

1.1. Găng cách điện được chế tạo theo hai cấp điện áp sử dụng sau đây:

- Đến 1.000V (găng hạ áp);

- Trên 1.000V (găng cao áp).

1.2. Găng cách điện có thể được chế tạo theo các cỡ số và kích thước trên hình 1 và bảng 1.

Hình 1

Bảng 1

Kích thước, mm

Kích thước

Cỡ găng

Sai lệch

1

2

3

Độ dài L không bé hơn

250

350

350

± 10

Độ dài b

220

240

260

± 10

Độ dài b1

240

260

290

± 10

Độ dài b2

310

340

360

± 10

Độ dài l

106

118

125

± 5

Chiều dầy, S (găng hạ áp) không nhỏ hơn

0,7

Chiều dầy, S (găng cao áp) không nhỏ hơn

1,2

Chú thích. Cho phép chế tạo găng có hình dạng và kích thước khác với qui định trên (trừ chỉ tiêu chiều dầy), theo sự thỏa thuận của khách hàng.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Găng phải được chế tạo để sử dụng bình thường trong điều kiện khí hậu của môi trường theo TCVN 1443 - 73.

- Nhiệt độ đến 400C

- Độ ẩm tương đối đến 98% ở nhiệt độ 250C

- Độ cao so với mặt biển không lớn hơn 1000m.

2.2. Găng phải được chế tạo đồng nhất về màu sắc cho mỗi đôi, bề mặt găng phải nhẵn.

2.3. Găng cao su cần có chỉ tiêu cơ lý theo bảng 2.

Bảng 2

Chỉ tiêu cơ lý

Giá trị

1. Độ bền kéo đứt, kG/cm2, không nhỏ hơn

150

2. Độ dãn dài kéo đứt, %, không nhỏ hơn

700

3. Độ dãn dư, %, khi kéo dài 500% không lớn hơn

10

2.4. Độ bền cách điện của găng phải phù hợp với quy định trong bảng 3.

Bảng 3

Loại găng

Điện áp thử nghiệm, V, ở tần số công nghiệp trong một phút

Dòng điện rò ở điện áp thử nghiệm, không vượt quá, mA

Găng điện áp đến 1000V

3500

3,5

Găng điện áp trên 1000V

9000

9

2.5. Găng phải chịu được thử nghiệm độ lão hóa trong 168h ở nhiệt độ 700C. Sau khi thử các chỉ tiêu cơ lý không thấp hơn 75% giá trị trước khi thử lão hóa.

3. PHƯƠNG PHÁP THỬ

3.1. Kiểm tra đồng bộ phải trái độ đồng màu cho mỗi đôi bằng cách xem xét.

3.2. Kiểm tra chất lượng màng ngăn được thực hiện bằng cách dồn vào găng 1,5dm3 không khí sau đó giữ thật kín cổ găng, rồi quan sát bề mặt găng.

3.3. Đo chiều dầy găng bằng dụng cụ đo có độ chính xác đến 0,1mm đường kính vết đo là 10mm, với áp lực 100G. Đo ít nhất 3 điểm theo chiều dọc của găng bắt đầu từ đỉnh ngón giữa.

3.4. Các chỉ tiêu cơ lý được xác định theo TCVN 1592-87 và TCVN 1593-87.

3.5. Độ bền cách điện của găng được xác định theo TCVN 2329-78 và TCVN 2330-78. Trong mạch đo mắc nối tiếp thêm đồng hồ đo miliampe. Phần điện cực được thực hiện như sau:

Găng được dìm vào bể nước. Nước được rót vào găng sao cho phần găng khô tính từ mép găng là 5cm. Mức nước trong găng và ngoài găng phải bằng nhau. Một cực đặt hẳn vào phần nước trong găng nối tiếp với đồng hồ miliampe mắc vào một cực của biến áp. Một cực đặt vào phần nước bên ngoài găng mắc vào cực kia của biến áp và nối đất. Các găng không đạt yêu cầu cách điện phải được loại bỏ.

3.6. Thử lão hóa được tiến hành trong buồng nhiệt có nhiệt độ 70 ± 20C thời gian thử là 168h. Sau khi thử lưu mẫu trong điều kiện nhiệt độ phòng không ít hơn 16h rồi thử theo điều 3.4, 3.5.

Chú thích. Cho phép có thời gian ngừng thử nhưng tổng số thời gian này không quá 60h.

3.7. Trường hợp kết quả thử găng không đạt yêu cầu theo một chỉ tiêu nào đó (trừ chỉ tiêu cách điện) thì phải tiến hành thử lần hai với số mẫu gấp hai lần. Kết quả thử lần này được coi là kết quả cuối cùng.

4. GHI NHÃN, BAO GÓI VÀ BẢO QUẢN

4.1. Trên mỗi găng ở mặt chính diện, cách mép 50mm đóng một dấu trắng chữ đỏ mực không phai hoặc dấu nổi.

Dấu ghi rõ:

a) Tên và ký hiệu sản phẩm;

b) Cơ sở chế tạo;

c) Cấp điện áp sử dụng;

d) Thời gian thử xuất xưởng;

e) Ký hiệu tiêu chuẩn.

4.2. Găng được bao gói thành từng đôi sau khi làm vệ sinh và sấy khô ở nhiệt độ 600C trong một giờ.

4.3. Găng được đóng gói vào hòm vận chuyển có trọng lượng không quá 50kG.

4.4. Mỗi gói ni lông và mỗi kiện đều có nhãn với nội dung sau:

a) Tên và ký hiệu sản phẩm;

b) Cơ sở chế tạo;

c) Số đôi, cỡ số;

d) Cấp điện áp sử dụng;

đ) Số hiệu tiêu chuẩn.

4.5. Găng cần được bảo quản trong môi trường khô ráo, thoáng mát, cách xa các vật phát nhiệt, không có ảnh hưởng của dung môi có hại như xăng, dầu, axít v.v…

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi