Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5505:1991 Bảo quản gỗ - Yêu cầu chung

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5505:1991

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5505:1991 Bảo quản gỗ - Yêu cầu chung
Số hiệu:TCVN 5505:1991Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:1991Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5505-1991

BẢO QUẢN GỖ

YÊU CẦU CHUNG

Conservation of wood

General requirements

 

Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc chung cho kỹ thuật bảo quản gỗ, nhằm chống lại sự phá hoại của sinh vật và tác động của môi trường.

Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các loại tre nứa song mây.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Các loại gỗ là đối tượng bảo quản, phải tiến hành bảo quản bằng biện pháp kỹ thuật và thuốc bảo quản phù hợp với các quy định hiện hành.

1.2. Đối với từng loại sản phẩm, có thể lựa chọn phương pháp kỹ thuật và chủng loại thuốc thích hợp, với điều kiện sử dụng và đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng.

1.2.1. Không sử dụng các loại thuốc bảo quản dễ bị rửa trôi cho các sản phẩm dùng ngoài trời hoặc thường xuyên bị ẩm ướt.

1.2.2. Không sử dụng các loại thuốc dễ cháy, có mùi khó chịu kéo dài đối với công trình và sản phẩm dân dụng cũng như các sản phẩm dùng trong hầm lò.

1.2.3. Đối với sản phẩm dùng nơi khô ráo chọn các loại thuốc chống côn trùng hoặc các loại thuốc kết hợp chống côn trùng và chống cháy.

Đối với sản phẩm dùng nơi ẩm ướt chọn các loại thuốc chống nấm mốc.

1.3. Phải tuân theo các qui định về biện pháp kỹ thuật và chủng loại thuốc bảo quản được ghi tại các tiêu chuẩn hiện hành.

1.4. Trước khi tiến hành bảo quản, phải làm sạch bề mặt gỗ, trước và sau khi xử lý thuốc, gỗ phải được kê xếp theo qui định tại các tiêu chuẩn tương ứng.

1.5. Trong trường hợp bảo quản kỹ, trước khi tiến hành xử lý bảo quản, phải kiểm tra độ ẩm gỗ.

1.5.1. Trường hợp xử lý bằng thuốc dầu, độ ẩm gỗ không được lớn hơn độ ẩm bão hòa thớ gỗ.

1.5.2. Trường hợp xử lý bằng thuốc dung dịch, độ ẩm gỗ được qui định tại các tiêu chuẩn tương ứng.

1.6. Sau khi xử lý thuốc, phải kiểm tra chất lượng bảo quản phương pháp kiểm tra chất lượng được ghi ở mục 3 của tiêu chuẩn này. Thành phẩm phải kê xếp đúng kỹ thuật dưới mái che, thời gian để dưới mái thay đổi tùy theo loại thuốc, được qui định tại các tiêu chuẩn tương ứng, đủ thời gian kê xếp thành phẩm mới được đưa vào sử dụng.

1.7. Trong quá trình chế biến sử dụng, nếu lớp thuốc bảo quản bị gián đoạn thì phải tiến hành xử lý bổ sung.

1.8. Phải có đủ trang thiết bị phù hợp với các qui định tại các tiêu chuẩn về phương pháp bảo quản.

2. KỸ THUẬT BẢO QUẢN

2.1. Đối với các loại gỗ dễ bị mục mọt, nếu chưa dùng ngay thì phải tiến hành bảo quản tạm. Việc xử lý bảo quản tạm phải tiến hành khi gỗ còn đảm bảo chất lượng.

2.2. Các phương pháp trong kỹ thuật bảo quản tạm gồm nhúng phun và quét. Thời gian và số lần nhúng, phun hoặc quét được qui định tại các tiêu chuẩn tương ứng.

2.3. Khi thuốc bảo quản hết tác dụng, phải tiến hành xử lý lại.

2.4. Đối với các sản phẩm hoàn chỉnh, các chi tiết lắp lẫn là đối tượng bảo quản thì phải tiến hành bảo quản kỹ.

2.5. Lượng thấm chung và độ sâu thấm thuốc trong kỹ thuật bảo quản kỹ tùy thuộc vào đối tượng phòng trừ qui định tại các tiêu chuẩn về thuốc bảo quản và tùy thuộc yêu cầu của người sử dụng.

2.6. Để tiến hành bảo quản kỹ, có thể lựa chọn các phương pháp:

- Nhúng, phun quét;

- Tẩm thường,

- Tẩm nóng lạnh;

- Tẩm áp lực, tẩm chân không, tẩm áp lực chân không;

- Tẩm khuếch tán;

- Tẩm thay thế nhựa.

Các phương pháp trên được qui định thành những tiêu chuẩn cụ thể.

3. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BẢO QUẢN

3.1. Gỗ xử lý xong, phải tiến hành kiểm tra chất lượng.

3.2. Chỉ tiêu kiểm tra chất lượng đối với kỹ thuật bảo quản tạm là việc định tính thuốc bảo quản chứa ở trong gỗ. Phương pháp định tính thuốc bảo quản được ghi tại các tiêu chuẩn thuốc bảo quản.

3.3. Chỉ tiêu kiểm tra chất lượng đối với kỹ thuật bảo quản kỹ bao gồm định tính thuốc bảo quản, định lượng thuốc bảo quản và xác định độ sâu thấm thuốc ở trong gỗ.

Phương pháp định lượng thuốc bảo quản và xác định độ sâu thấm thuốc ở trong gỗ được qui định ở phụ lục của tiêu chuẩn này.

3.4. Kết quả kiểm tra chất lượng bảo quản phải ghi vào phiếu gỗ và phải đánh dấu lên gỗ đã được kiểm tra.

 

PHỤ LỤC

1. Phương pháp định lượng thuốc bảo quản

1.1. Lượng thấm chung

Lượng thấm chung là lượng thuốc khô thấm vào một khúc gỗ hoặc một mét khối gỗ bảo quản kể cả phần gỗ không thấm thuốc.

Lượng thấm chung cho một khúc gỗ được tính theo công thức:

m = (m1 – m0) n

trong đó:

m – khối lượng thuốc khô thấm vào gỗ, tính bằng kg;

m1 – khối lượng khúc gỗ ngay sau khi tẩm, tính bằng kg;

m0 – khối lượng khúc gỗ ngay trước khi tẩm, tính bằng kg;

n – nồng độ dung dịch thuốc, tính bằng %.

Trong trường hợp sử dụng thuốc dầu và thuốc dung môi hữu cơ n tính bằng 1.

Lượng thấm chung cho một mét khối gỗ được tính theo công thức:

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5505:1991 Bảo quản gỗ - Yêu cầu chung

Trong đó:

M – khối lượng thuốc khô thấm vào một mét khối gỗ, tính bằng kg;

V – thể tích khúc gỗ, tính bằng m3;

m – khối lượng thuốc thấm trên khúc gỗ V.

1.2. Lượng thấm trên phần gỗ có chứa thuốc được tính theo công thức:

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5505:1991 Bảo quản gỗ - Yêu cầu chung

trong đó:

mr – khối lượng thuốc thấm trên phần gỗ có chứa thuốc;

m – khối lượng thuốc khô thấm vào gỗ, tính bằng kg;

v – thể tích phần gỗ có chứa thuốc;

V – thể tích khúc gỗ.

2. Phương pháp xác định độ sâu thấm thuốc

2.1. Độ sâu thấm thuốc được xác định trên mặt cắt ngang của khúc gỗ tẩm, mặt cắt này cách đầu gỗ ít nhất 50 cm.

2.2. Xác định độ sâu thấm thuốc bằng những thuốc thử gây phản ứng mầu đặc trưng, được ghi tại các tiêu chuẩn về thuốc bảo quản.

2.3. Độ sâu thấm thuốc được tính bằng trị số trung bình cộng của 4 điểm giữa các cạnh hoặc điểm mút của hai đường kính vuông góc (gỗ tròn) trên mặt cắt ngang của khúc gỗ tẩm.

Độ sâu thấm thuốc tính bằng mm.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi