Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5478:2002 ISO 105-P01:1993 Vật liệu dệt-Phương pháp xác định độ bền màu-Phần P01: Độ bền màu đối với gia nhiệt khô (trừ là ép)

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5478:2002

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5478:2002 ISO 105-P01:1993 Vật liệu dệt-Phương pháp xác định độ bền màu-Phần P01: Độ bền màu đối với gia nhiệt khô (trừ là ép)
Số hiệu:TCVN 5478:2002Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:31/12/2002Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5478 : 2002

ISO 105-P01 : 1993

VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU -

PHẦN P01: ĐỘ BỀN MÀU ĐỐI VỚI GIA NHIỆT KHÔ (TRỪ LÀ ÉP)

Textiles - Tests for colour fastness -

Part P01: Colour fastness to dry heat (excluding pressing)

Lời nói đầu

TCVN 5478: 2002 thay thế TCVN 5478-91.

TCVN 5478: 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 105-P01:1993.

TCVN 5478: 2002 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 38 Hàng dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban nành

 

VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU -

PHẦN P01: ĐỘ BỀN MÀU ĐỐI VỚI GIA NHIỆT KHÔ (TRỪ LÀ ÉP)

Textiles - Tests for colour fastness -

Part P01: Colour fastness to dry heat (excluding pressing)

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền màu của tất cả các loại vật liệu dệt dưới tác dụng của gia nhiệt khô, tương đương với điều kiện xử lý định hình vật liệu dệt, trừ là ép.

1.2. Có 3 phương pháp thử khác nhau về nhiệt độ được chỉ ra. Việc sử dụng một hay nhiều trong các phương pháp trên tùy thuộc vào yêu cầu và độ ổn định của nguyên liệu xơ.

1.3. Không sử dụng phương pháp này để đánh giá sự thay đổi màu vật liệu dệt trong quá trình xử lý chống nhàu hay quá trình nhuộm.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 4536: 2002 (ISO 105 - A01:1994), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu. Phần A01: Quy định chung.

TCVN 5466: 2002 (ISO 105 - A02:1993), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu. Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.

TCVN 5467: 2002 (ISO 105 - A03:1993), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu. Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu.

ISO 105 - F : 1985. Textiles -Tests for colour fastness - Part F: Standard adjacent fabrics (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu. Phần F: Các loại vải thử kèm chuẩn).

ISO 105 - F10:1989, Textiles - Tests for colour fastness - Part F10: Specification for adjacent fabric: Multifibre (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu. Phần F10: Yêu cầu đối với vải thử kèm: Đa xơ).

TCVN 1748. 1991 (ISO 139:1973), Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử.

3. Nguyên tắc

Cho mẫu tiếp xúc với một hoặc hai miếng vải thử kèm theo quy định rồi gia nhiệt bằng cách cho giao tiếp với môi trường đã được gia nhiệt đến nhiệt độ quy định. Mức độ thay đổi màu của mẫu và độ dây màu lên vải thử kèm được đánh giá bằng thang màu xám.

4. Thiết bị và vật liệu

4.1. Thiết bị gia nhiệt, gồm hai tấm phẳng được gia nhiệt bởi hệ thống nhiệt điện có thể kiểm soát chính xác nhiệt độ và cho phép đặt mẫu ghép trên tấm phẳng, dưới tác dụng của lực ép 4 kPa  ± 1 kPa sao cho nhiệt độ phân bố đều trên mẫu.

Những thiết bị dưới đây được coi là phù hợp:

a) Máy ép nhiệt như đã mô tả trong tạp chí công nghiệp dệt số 60 (1958) trang 1071) (Zeitschrift fur die gesamte Textilindustrie, 60 (1958), p.1017;

b) Bể kim loại ở dạng nung chảy, có gắn cơ cấu giữ mẫu thử ngập trong bể, như đã mô tả trong tạp chí khoa học về nhuộm và sấy số 76, tháng ba năm 1960, trang 158 (Journal of the Society of Dyers and Colourists, 76, March 1960, p.158).

Để biết thêm chi tiết về nguồn cung cấp các thiết bị phù hợp, xem điều 8, TCVN 4536: 2002 (ISO 105-A01:1994).

Được phép sử dụng các thiết bị khác nếu cho kết quả tương đương với các thiết bị nêu trên.

4.2. Vải thử kèm [(xem điều 8.3, TCVN 4536: 2002 (ISO 105 - A01)].

Hoặc:

4.2.1. Một miếng vải thử kèm đa xơ phù hợp với ISO 105-F10.

Hoặc:

4.2.2. Hai miếng vải thử kèm đơn xơ phù hợp với các điều từ F01 đến F08 của ISO 105-F:1985. Kích thước của mỗi mẫu phải phù hợp với loại thiết bị gia nhiệt (4.1). Miếng vải thử kèm thứ nhất được làm từ cùng loại xơ giống như mẫu thử, hoặc giống thành phần chiếm ưu thế trong trường hợp mẫu thử được pha trộn nhiều thành phần và miếng vải thử kèm thứ hai được làm từ xơ polyeste nếu không có qui định khác.

4.3. Sử dụng vải không bắt thuốc nhuộm, nếu có yêu cầu.

4.4. Thang màu xám đánh giá sự thay đổi màu phù hợp với TCVN 5466: 2002 (ISO 105-A02) và thang màu xám đánh giá sự dây màu phù hợp với TCVN 5467: 2002 (ISO 105-A03).

5. Mẫu thử

5.1. Nếu mẫu thử là vải,

a) gắn mẫu thử có kích thước phù hợp với yêu cầu của thiết bị gia nhiệt (4.1) vào một miếng vải thử kèm đa xơ (4.2.1) có cùng kích thước sao cho vải thử kèm áp vào mặt phải của mẫu thử, rồi khâu dọc theo một trong các cạnh ngắn.

hoặc

b) gắn mẫu thử có kích thước phù hợp với yêu cầu của thiết bị gia nhiệt vào giữa hai mẫu vải thử kèm đơn xơ (4.2.2) có cùng kích thước rồi khâu dọc theo một trong các cạnh ngắn.

5.2. Nếu mẫu thử là sợi hay xơ rời, lấy một lượng sợi hay xơ gần bằng một nửa tổng khối lượng của hai vải thử kèm rồi:

a) đặt chúng giữa miếng vải thử kèm đa xơ có kích thước phù hợp với yêu cầu của thiết bị gia nhiệt và miếng vải không bắt thuốc nhuộm (4.3) có cùng kích thước rồi khâu chúng dọc theo bốn cạnh [xem TCVN 4536: 2002 (ISO 105-A01), điều 9.3].

hoặc

b) đặt chúng giữa hai miếng vải thử kèm đơn xơ đã được chỉ định có kích thước phù hợp yêu cầu của thiết bị gia nhiệt rồi khâu chúng dọc theo bốn cạnh.

6. Cách tiến hành

6.1. Đặt mẫu ghép vào thiết bị gia nhiệt (4.1) trong thời gian 30 giây, ở một trong các nhiệt độ sau:

150 °C ± 2 °C

180 °C ± 2°C

210 °C ± 2°C

Khi cần thiết, cho phép sử dụng nhiệt độ khác nhưng phải ghi lại trong báo cáo thử nghiệm.

Áp lực tác động lên mẫu phải là 4 kPa ± 1 kPa.

6.2. Lấy mẫu ghép ra rồi lưu 4 h ở điều kiện môi trường chuẩn để thử như qui định trong TCVN 1748: 1991 (ISO 139), nghĩa là nhiệt độ 27 °C ± 2 °C và độ ẩm tương đối 65 % ± 2%.

6.3. Dùng thang màu xám (4.4) để đánh giá sự thay đổi màu của mẫu thử và độ dây màu lên vải thử kèm so với miếng vải thử kèm (4.2) được xử lý tương tự nhưng không có mẫu thử.

7. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải gồm các thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) các chi tiết cần thiết để nhận biết mẫu thử;

c) nhiệt độ thử (xem 6.1);

d) sự thay đổi màu của mẫu thử được đánh giá bằng số của cấp màu (xem 6.3);

e) nếu sử dụng các vải thử kèm đơn xơ, đánh giá sự dây màu trên mỗi loại vải thử kèm đã dùng;

f) nếu sử dụng vải thử kèm đa xơ, đánh giá sự dây màu của mỗi loại xơ trong vải thử kèm đa xơ và loại vải thử kèm đa xơ đã dùng.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi