Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5182:1990 Máy cắt kim loại-Đặc tính ồn cho phép

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5182:1990

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5182:1990 Máy cắt kim loại-Đặc tính ồn cho phép
Số hiệu:TCVN 5182:1990Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1990Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCVN 5182:1990

MÁY CẮT KIM LOẠI - ĐẶC TÍNH ỒN CHO PHÉP

Metal cutting machine tools - Allowable noise characteristics

 

Lời nói đầu

TCVN 5182:1990 do Học viện kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

MÁY CẮT KIM LOẠI - ĐẶC TÍNH ỒN CHO PHÉP

Metal cutting machine tools - Allowable noise characteristics

Tiêu chuẩn này áp dụng cho máy cắt kim loại và quy định mức ồn cho phép khi máy làm việc có tải và không tải, phương pháp và điều kiện tiến hành đo.

Tiêu chuẩn này không quy định mức ồn cho phép, phương pháp và điều kiện tiến hành đo tiếng ồn xung.

1. Danh mục các đặc tính ồn

1.1. Các đại lượng sau đây được quy định là các đặc tính ồn của máy cắt kim loại khi thử nghiệm thu và thử định kỳ:

- Các mức công suất âm ốc ta Lp và mức công suất âm hiệu chỉnh LpA - khi máy làm việc không tải.

- Các mức công suất âm ốc ta Lp và mức công suất âm hiệu chỉnh LpA, các mức âm ốc ta L và mức âm LA tại chỗ làm việc của người thao tác khi máy làm việc có tải.

1.2. Các đại lượng sau đây được quy định là đặc tính ồn khi thử giao nhận và thử loạt quy định:

- Mức công suất âm hiệu chỉnh LpA khi máy làm việc không tải;

- Mức âm LA tại chỗ làm việc của người thao tác khi máy làm việc có tải.

1.3. Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này theo TCVN 3150:1979 và TCVN 3151:1979.

2. Trị số đặc tính ồn cho phép

2.1. Mức công suất âm ốc ta và mức công suất âm hiệu chỉnh khi máy làm việc không tải và có tải không được vượt quá các trị số trong Bảng 1.

Bảng 1

Công suất danh nghĩa tổng cộng của động cơ điện bộ dẫn động, kW

Mức công suất âm Lp, dB, tại các dải ốc ta có tần số trung bình nhân, Hz

Mức công suất âm hiệu chỉnh LpA, dBA

63

125

250

500

1000

2000

4000

8000

Đến 2

Trên 2 đến 4

Trên 4 đến 12,5

Trên 12,5 đến 32

Trên 32 đến 64

Trên 64

82

89

95

100

108

111

82

89

95

100

108

111

82

89

95

100

108

111

82

89

95

100

108

111

79

86

92

97

102

105

77

84

90

95

100

103

75

82

88

93

98

101

73

80

86

91

96

99

84

91

97

102

107

110

2.2. Đối với máy tiện, máy phay, máy phay răng và máy mài, khi số vòng quay lớn nhất của trục chính đến 2000 vg/ph trị số mức công suất âm ốc ta và mức công suất âm hiệu chỉnh được cho trong Bảng 1, khi số vòng quay của trục chính đến 4000 vg/ph phải tăng thêm 2 dB, dBA và khi số vòng quay của trục chính trên 4000 vg/ph phải tăng thêm 3 dB, dBA.

2.3. Đối với nhóm máy tiện có bộ phận đỡ các phôi dạng thanh, trị số mức công suất âm ốc ta và mức công suất âm hiệu chỉnh được quy định theo điều 2.1 và 2.2 phải tăng thêm 2 dB, dBA.

2.4. Trị số đặc tính ồn cho phép được quy định theo điều 2.1 và 2.2 áp dụng cho máy cắt kim loại có cấp chính xác E và D phải giảm đi 2 dB, dBA - đối với máy có cấp chính xác C và B và 3 dB, dBA - đối với máy có cấp chính xác A.

2.5. Mức áp suất âm ốc ta và mức âm tại chỗ làm việc của người thao tác khi máy làm việc có tải không được vượt quá các trị số cho trong Bảng 2.

Bảng 2

Công suất danh nghĩa tổng cộng của các động cơ điện bộ dẫn động, kW

Mức công suất âm L, dB, tại các dải ốc ta có tần số trung bình nhân, Hz

Mức công suất âm hiệu chỉnh LA, dBA

63

125

250

500

1000

2000

4000

8000

Đến 2

Trên 2 đến 4

Trên 4 đến 12,5

Trên 12,5 đến 32

Trên 32 đến 64

Trên 64

72

75

78

80

85

86

72

75

78

80

85

86

72

75

78

80

85

86

72

75

78

80

82

83

69

72

75

77

79

80

67

70

73

75

77

78

65

68

71

73

75

76

64

67

70

71

73

74

74

77

80

82

84

85

3. Phương pháp xác định đặc tính ồn, thiết bị đo

3.1. Xác định đặc tính ồn của máy cắt kim loại theo TCVN 3151:1979.

3.2. Điểm đo tại chỗ làm việc của người thao tác cạnh máy được bố trí trên mặt đo ở độ cao 1,5 m và phải được ký hiệu trên sơ đồ bố trí các điểm đo trong biên bản xác định đặc tính ồn của kiểu máy cụ thể.

3.3. Thiết bị đo mức áp suất âm và mức âm phải phù hợp với điều 3 của TCVN 3151:1979.

4. Điều kiện tiến hành đo và chuẩn bị đo đặc tính ồn

4.1. Điều kiện tiến hành đo và chuẩn bị đo theo mục 4 của TCVN 3151:1979.

4.2. Khi tiến hành đo, máy cắt kim loại phải ở trạng thái làm việc.

4.3. Khoảng cách đo, số điểm đo và phân bố các điểm đo theo mục 5 của TCVN 3151:1979.

Đối với các máy cắt kim loại có chiều cao hơn 2 m cho phép bố trí bốn điểm đo thứ nhất ở độ cao 1,5 m và bốn điểm đo thứ hai ở độ cao 3,0 m.

4.4. Ở chế độ máy làm việc không tải việc đo được tiến hành với tốc độ làm việc lớn nhất của tất cả các bộ dẫn động, đồng thời hoạt động trong một chu trình làm việc.

4.5. Khi máy làm việc có tải việc đo được tiến hành ở điều kiện vận hành chuẩn của máy. Điều kiện vận hành chuẩn đối với loại máy cụ thể chọn từ những trường hợp sử dụng phổ biến nhất của máy được nêu ra trong Phụ lục A.

Điều kiện vận hành chuẩn phải được chỉ ra trong trong điều kiện kỹ thuật của từng kiểu máy cụ thể.

4.6. Nếu điều kiện vận hành chuẩn được quy định trong tiêu chuẩn này cho loại máy mà không chuẩn cho kiểu máy cụ thể của loại này thì khi máy làm việc có tải cho phép tiến hành đo ở chế độ và điều kiện làm việc được quy định trong yêu cầu kỹ thuật của máy đó.

5. Tiến hành đo và xử lý số liệu

5.1. Đo các mức áp suất âm tại các dải ốc ta có tần số trung bình nhân từ 63 Hz đến 8000 Hz và mức âm được tiến hành tại các điểm đo bố trí trên mặt đo.

5.2. Mức áp suất âm trong dải ốc ta và mức âm đối với máy cắt kim loại có tính chất ồn gián đoạn khi cắt, được xác định theo vị trí trung bình của kim ổn kế trong suốt quá trình cắt.

5.3. Theo kết quả đo mức áp suất âm ốc ta và mức âm tính mức công suất âm ốc ta và mức công suất âm hiệu chỉnh theo TCVN 3151:1979.

6. Trình tự kiểm tra đặc tính ồn

6.1. Khi thử nghiệm thu và thử loạt quy định, mỗi mẫu máy thử đều được kiểm tra ở trạng thái làm việc có tải và không tải.

6.2. Khi thử giao nhận, máy được kiểm tra theo xác suất ở trạng thái làm việc không tải, trong khi đó các máy xuất khẩu được kiểm tra từng cái ở cả trạng thái không tải và có tải.

6.3. Khi thử định kỳ máy được kiểm tra theo xác suất ở cả trạng thái không tải và có tải.

6.4. Số lượng máy được chọn để tiến hành thử phải được chỉ dẫn trong điều kiện kỹ thuật của từng loại máy cụ thể.

7. Trình bày kết quả đo

Kết quả đo đặc tính ồn của máy phải được trình bày dưới dạng biên bản. Mẫu biên bản được trình bày trong Phụ lục B.

 

Phụ lục A
(tham khảo)

Điều kiện vận hành chuẩn (chế độ và điều kiện làm việc có tải) của máy cắt kim loại khi đo đặc tính ồn.

A.1. Quy định chung

A.1.1. Trị số chế độ cắt cho trong các bảng và tính toán được của tất cả các nhóm máy cắt kim loại được hiệu chỉnh theo số liệu của lý lịch máy.

A.1.2. Khi quy định chế độ thử cần phải loại bỏ các chế độ làm mất ổn định máy.

A.2. Máy tiện

A.2.1. Dạng gia công - Tiện dọc

A.2.2. Chi tiết mẫu - Trục tròn bằng thép C45 theo TCVN 1766:1975.

A.2.3. Kích thước chi tiết mẫu

A.2.3.1. Khi kẹp chi tiết mẫu trên mâm cặp của máy có công suất dẫn động của chuyển động chính đến 16 kW, các kích thước của chi tiết mẫu được xác định theo công thức:

d = (0,25 + 0,33) D;

L ≤ 5d

Trong đó: D - đường kính lớn nhất của chi tiết gia công được trên máy, mm;

d - đường kính chi tiết mẫu, mm;

L - chiều dài chi tiết mẫu, mm.

Khi kẹp chi tiết mẫu trên mâm cặp của máy có công suất dẫn động của chuyển động chính trên 16 kW các kích thước của chi tiết mẫu được xác định theo công thức:

d = (0,17 + 0,20) D;

L ≤ 5D

A.2.3.2. Khi kẹp chi tiết mẫu dạng thanh trong ống kẹp đàn hồi, chi tiết mẫu được chế tạo từ thanh có đường kính lớn nhất có thể kẹp được trên máy.

A.2.4. Dụng cụ cắt: Dao tiện suốt có gắn mảnh hợp kim cứng nhóm TK.

A.2.5. Chế độ cắt

A.2.5.1. Số vòng quay của trục chính n, vg/ph được xác định theo công thức:

                         (1)

Trong đó:

nmax, nmin - số vòng quay lớn nhất và nhỏ nhất của trục chính, vg/ph;

C - Hệ số quy định cho máy cắt kim loại phụ thuộc vào công suất dẫn động của chuyển động chính và được chọn theo Bảng A.1.

Bảng A.1

Công suất dẫn động của chuyển động chính, kW

Trị số hệ số C đối với máy cắt kim loại

Điều khiển bằng tay

Tự động và điều khiển bằng chương trình số

Đến 2

Trên 2 đến 4

Trên 4 đến 16

Trên 16 đến 32

Trên 32 đến 64

Trên 64

2

2,5

3

4

5

6

1,5

1,5

2

3

4

5

CHÚ THÍCH: Đối với máy gia công nhiều trục chính công suất dẫn động được tính là công suất trên một trục chính làm việc.

A.2.5.2. Trị số chiều sâu cắt t, mm, và lượng chạy dao S, mm/vg, được chọn theo Bảng A.2 khi phụ thuộc vào công suất dẫn động của chuyển động chính.

Bảng A.2

Công suất dẫn động của chuyển động chính, kW

S, mm/vg

t, mm

Đến 2

Trên 2 đến 4

Trên 4 đến 8

Trên 8 đến 16

Trên 16 đến 32

Trên 32 đến 64

Trên 64

0,3

0,3

0,4

0,5

0,6

0,75

0,75

1

1,5

2

3; 4

5

6

Trên 6

A.3. Máy phay

A.3.1. Dạng gia công - phay đối xứng trong mặt phẳng vuông góc với trục của dao phay.

Trên máy có hai đầu phay trở lên việc gia công được tiến hành khi các đầu phay đồng thời làm việc.

Nếu công suất dẫn động của đầu phay nhỏ hơn 30 % công suất dẫn động của đầu phay có công suất dẫn động lớn nhất thì có thể cho đầu phay đó làm việc không tải.

A.3.2. Chi tiết mẫu: Tấm chữ nhật bằng thép C45 theo TCVN 1766:1975 được gia công sơ bộ để kẹp chặt vào rãnh của bàn máy.

A.3.3. Kích thước chi tiết mẫu được xác định theo công thức:

B = 0,6 Dph; H ≥ B; L = (2 ÷ 5) Dph

Trong đó: B - chiều rộng của chi tiết mẫu, mm;

H - chiều cao chi tiết mẫu, mm;

L - chiều dài chi tiết mẫu, mm;

Dph - đường kính dao phay, mm.

A.3.4. Dụng cụ cắt: Dao phay mặt đầu có gắn mảnh hợp kim cứng. Đường kính dao phay Dph và số răng Z được quy định trong Bảng A.3 phụ thuộc vào công suất dẫn động của chuyển động chính.

Bảng A.3

Công suất dẫn động của chuyển động chính, kW

Dph, mm

Z

Đến 4

100

125

8

8

Trên 4 đến 16

125

160

200

8

10

12

Trên 16 đến 32

200

250

315

12

14

18

Trên 32 đến 64

250

315

400

14

18

20

Trên 64

400

500

630

20

26

30

A.3.5. Chế độ cắt

A.3.5.1. Số vòng quay trong một phút của trục chính, n, vg/ph được xác định theo công thức (1) và Bảng A.4 phụ thuộc vào công thức dẫn động của chuyển động chính.

Bảng A.4

Công suất dẫn động của chuyển động chính, kW

Trị số hệ số C đối với máy cắt kim loại

Điều khiển bằng tay

Tự động và điều khiển bằng chương trình số

Đến 4

Trên 4 đến 16

Trên 16 đến 32

Trên 32 đến 64

Trên 64

3

4

5

6

7

2

3

4

5

6

A.3.5.2. Chiều sâu cắt t, mm, và lượng chạy dao trong 1 phút S, m/ph, được quy định trong Bảng A.5 phụ thuộc vào công suất dẫn động của chuyển động chính.

Bảng A.5

Công suất dẫn động của chuyển động chính, kW

t, mm

S, m/ph

Đến 2

Trên 2 đến 4

Trên 4 đến 8

Trên 8 đến 16

Trên 16 đến 32

Trên 32 đến 64

Trên 64

1

1,5

2

3

3,5

4,5

5

0,5

0,4

0,3

0,3

0,3

0,25

0,25

A.3.5.3. Chế độ cắt đối với các máy có nhiều đầu phay được chọn cho từng đầu riêng biệt, khi đó trị số chạy lượng dao S lấy theo trị số lớn nhất từ các trị số được chọn trong Bảng 5.

A.3.6. Tiếng ồn được đo trong quá trình cắt ổn định. Không tiến hành đo khi dao phay bắt đầu vào và ra khỏi chi tiết mẫu.

A.4. Máy khoan

A.4.1. Dạng gia công - khoan lỗ.

A.4.2. Chi tiết mẫu

A.4.2.1. Chi tiết mẫu được sử dụng có hình dạng giống như hình dạng chi tiết mẫu dùng khi kiểm tra độ chính xác gia công.

A.4.2.2. Vật liệu chi tiết mẫu - thép C45 theo TCVN 1766:1975.

A.4.3. Kích thước chi tiết mẫu giống như kích thước chi tiết mẫu dùng khi kiểm tra độ chính xác gia công

A.4.4. Dụng cụ cắt - mũi khoan bằng thép gió có đường kính Dk, mm, được chọn theo Bảng A.6 phụ thuộc vào công suất dẫn động của chuyển động chính.

Bảng A.6

Công suất dẫn động của chuyển động chính, kW

Dk, mm

Đến 2

Trên 2 đến 4

Trên 4 đến 8

Trên 8 đến 16

Trên 16 đến 32

Trên 32

10

15

20

25

25

30

A.4.5. Chế độ cắt

A.4.5.1. Số vòng quay trong một phút n, vg/ph, được xác định theo công thức (1) của phụ lục này phụ thuộc vào công suất dẫn động của chuyển động chính.

A.4.5.2. Trị số lượng chạy dao S. mm/vg, được xác định theo công thức:

S = 0,02 Dk.

A.5. Máy doa

Đối với các nhóm máy doa điều kiện vận hành chuẩn theo điều A.3 của phụ lục này.

A.6. Máy bào và máy xọc

A.6.1. Dạng gia công - bào mặt phẳng

A.6.2. Chi tiết mẫu

A.6.2.1. Chi tiết mẫu được sử dụng có hình dạng giống như hình dạng chi tiết mẫu dùng khi kiểm tra độ chính xác gia công.

A.6.2.2. Vật liệu chi tiết mẫu - thép C45 theo TCVN 1766:1975.

A.6.3. Kích thước chi tiết mẫu giống như kích thước chi tiết mẫu dùng khi kiểm tra độ chính xác gia công.

A.6.4. Dụng cụ cắt:

Dao bào suốt bằng thép gió có góc nghiêng chính trong mặt phẳng đáy φ = 45o + 60o và kích thước mặt cắt thân dao được chọn theo Bảng A.7 phụ thuộc vào công suất dẫn động của chuyển động chính.

A.6.5. Chế độ cắt

A.6.5.1. Số hành trình kép n, h.k/ph, được xác định theo công thức:

                                     (2)

Trong đó: nmin, nmax - số hành trình kép nhỏ nhất và lớn nhất, h.k/ph;

C - hệ số chọn theo Bảng A.4 của phụ lục này.

A.6.5.2. Chiều sâu cắt t, mm, và lượng dao ăn ngang s, mm/h.k, được quy định trong Bảng A.7 phụ thuộc vào công suất dẫn động của chuyển động chính.

Bảng A.7

Công suất dẫn động của chuyển động chính, kW

Mặt cắt thân dao, mm

t, mm

S, mm/h.k

Đến 4

Trên 5 đến 16

Trên 16

16 x 25

20 x 30

25 x 40

3

5

8

1

1

1

A.7. Máy mài

Đối với nhóm máy mài điều kiện vận hành chuẩn lấy theo chế độ và điều kiện làm việc của máy được quy định trong điều kiện kỹ thuật cho từng kiểu máy cụ thể khi kiểm tra độ chính xác gia công của chi tiết mẫu.

A.8. Máy gia công răng

A.8.1. Dạng gia công: Gia công thô phụ thuộc vào loại máy.

A.8.2. Chi tiết mẫu giống như chi tiết mẫu dùng khi kiểm tra độ chính xác gia công.

A.8.3. Kích thước chi tiết mẫu giống như kích thước chi tiết mẫu dùng khi kiểm tra độ chính xác gia công

A.8.4. Dụng cụ cắt được chọn phụ thuộc vào dạng gia công.

A.8.5. Chế độ cắt

A.8.5.1. Trị số các thông số vận tốc của phần tử Ra của dẫn động chuyển động chính, xác định theo công thức (1), (2) và Bảng A.4 của phụ lục này.

A.8.5.2. Các thông số còn lại của chế độ cắt được xác định bằng tính toán công suất tiêu hao do cắt (bằng 0,2 công suất danh nghĩa), và theo tốc độ cắt quy định cho máy gia công răng.

 

Phụ lục B
(tham khảo)

Biên bản

Xác định đặc tính ồn

……………………………………………………………………………………………………

(Tên và kiểu máy).

Nhà máy chế tạo ……………………………………………………………………………………

Số thứ tự theo hệ thống đánh số của nhà máy chế tạo, ngày xuất xưởng ………………….

Công suất tổng cộng của động cơ điện, kW……………………………………………………..

Công suất dẫn động của chuyển động chính, kW ………………………………………………

Kích thước choán chỗ của máy (dài x rộng x cao), m …………………………………………..

Diện tích mặt đo S, m2……………………………………………………………………………..

Kiểu đặt máy (trên bộ giảm chấn, bệ máy...) ……………………………………………………

Đặc tính của phòng thử máy:

Hệ số hấp thụ âm trung bình:

Diện tích bề mặt giới hạn trong phòng, kể cả sàn, Sp, m2 ………………………………………

…………………………………………………………………………………………….

Thiết bị đo:

Tên

Kiểu

Số thứ tự theo hệ thống đánh số của nhà máy chế tạo

Nhà máy chế tạo

Ổn kế

Micrô

 

 

 

Chế độ làm việc của máy khi không tải (số vòng quay của trục chính, số hành trình kép, vận tốc di chuyển của van máy, v. v... )

Sự làm việc của máy khi có tải ……………………………………………………………………

Dụng cụ cắt:

Kiểu ………………………………………………………………………………………………….

Mác vật liệu …………………………………………………………………………………………

Hình học của phần cắt ……………………………………………………………………………

Dạng gia công ………………………………………………………………………………………

Chi tiết gia công:

Hình dạng: ………………………………………………………………………………………….

Mác vật liệu …………………………………………………………………………………………

Kích thước, mm ……………………………………………………………………………………

Bố trí và đánh số điểm đo (sơ đồ)

Kết quả đo và tính toán khi xác định mức áp suất âm ốc ta (tại dải các tần số) L tại chỗ làm việc của người thao tác và mức công suất âm ốc ta Lp.

Tên các thông số

Số ký hiệu điểm đo

Tần số trung bình nhân của dải ốc ta, Hz

63

125

250

500

1000

2000

4000

8000

Mức nhiều tiếng ồn, dB

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

Chỗ làm việc của người thao tác

 

 

 

 

 

 

 

 

Mức áp suất âm, dB, không tính đến ảnh hưởng mức nhiều

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

Chỗ làm việc của người thao tác

 

 

 

 

 

 

 

 

Mức áp suất âm, L, dB, không tính đến ảnh hưởng mức nhiều

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

Chỗ làm việc của người thao tác

 

 

 

 

 

 

 

 

Mức áp suất âm, L, dB tại chỗ làm việc của người thao tác có tính đến sự điều chỉnh do ảnh hưởng của âm phản xạ và mức nhiễu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mức áp suất âm trung bình Ltb, dB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mức công suất âm ốc ta Lp, dB.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết quả đo và tính toán khi xác định mức âm LA tại chỗ làm việc của người thao tác và mức công suất âm hiệu chỉnh LpA.

Số (ký hiệu) điểm đo

Mức nhiễu, d, BA

Mức âm LA, dBA không tính đến ảnh hưởng của mức nhiễu

Mức âm LA, dBA có tính đến ảnh hưởng của mức nhiễu

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

5

 

 

 

Chỗ làm việc của người thao tác

 

 

Mức áp suất âm, LA, dBA, tại chỗ làm việc của người thao tác có tính đến sự hiệu chỉnh do ảnh hưởng của âm phản xạ và mức nhiễu.

 

Mức âm trung bình LAtb, dBA

 

Mức công suất âm hiệu chỉnh LpA, dBA.

 

CHÚ THÍCH: Khi tính toán mức áp suất âm trung bình Ltb trong dải tần hoặc mức âm trung bình LAtb không được tính trị số mức áp suất âm L trong dải tần hoặc mức âm LA tại chỗ làm việc của người thao tác.

Ngày đo ……………………………………………………………………………………………..

Cơ quan tiến hành đo ….……………………………………………………………………........

Chức vụ, họ và tên cán bộ tiến hành đo …………………………………………………………

Chữ ký của cán bộ tiến hành đo …………………………………………………………………

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi