Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5175:2014 IEC 61195:2012 Bóng đèn huỳnh quang hai đầu-Quy định về an toàn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5175:2014

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5175:2014 IEC 61195:2012 Bóng đèn huỳnh quang hai đầu-Quy định về an toàn
Số hiệu:TCVN 5175:2014Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2014Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5175:2014

IEC 61195:2012

BÓNG ĐÈN HUỲNH QUANG HAI ĐẦU - QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN

Double-capped fluorescent lamps - Safety specifications

Lời nói đầu

TCVN 5175:2014 thay thế TCVN 5175:2006;

TCVN 5175:2014 hoàn toàn tương đương với IEC 61195:2012;

TCVN 5175:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E11 Chiếu sáng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

BÓNG ĐÈN HUỲNH QUANG HAI ĐẦU - QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN

Double-capped fluorescent lamps - Safety specifications

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn đối với bóng đèn huỳnh quang hai đầu dùng cho chiếu sáng thông dụng thuộc tất cả các nhóm có đầu đèn Fa6, Fa8, G5, G13, 2G13, R17d và W4.3×8.5d.

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử mà nhà chế tạo cần sử dụng để chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này trên cơ sở đánh giá chất lượng toàn bộ sản phẩm, kết hợp với hồ sơ thử nghiệm trên sản phẩm hoàn chỉnh. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho mục đích chứng nhận. Tiêu chuẩn này cũng nêu chi tiết quy trình thử nghiệm theo lô để có thể đánh giá trong một phạm vi nhất định các lô sản phẩm.

Tiêu chuẩn này đề cập đến an toàn quang sinh học theo IEC 62471 và IEC/TR 62471-2.

Nguy hiểm về ánh sáng xanh lam và nguy hiểm hồng ngoại thấp hơn mức nguy hiểm đòi hỏi phải có ghi nhãn.

CHÚ THÍCH: Sự phù hợp với tiêu chuẩn này chỉ liên quan đến tiêu chí an toàn mà không xét đến tiêu chí tính năng của bóng đèn huỳnh quang hai đầu dùng cho mục đích chiếu sáng thông dụng ở khía cạnh quang thông, màu sắc, đặc tính khởi động và đặc tính làm việc. Về thông tin này, xem thêm tiêu chuẩn TCVN 7670 (IEC 60081).

1.2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 6479 (IEC 60921), Balát dùng cho bóng đèn huỳnh quang dạng ống - Yêu cầu về tính năng

TCVN 7670 (IEC 60081), Bóng đèn huỳnh quang hai đầu - Yêu cầu về tính năng

IEC 60061-1, Lamp caps and holders together with gauges for the control of interchangeability and safety - Part 1: Lamp caps (Đầu đèn và đui đèn cùng với các dưỡng dùng để kiểm tra khả năng lắp lẫn và an toàn - Phần 1: Đầu đèn)

IEC 60061-2, Lamp caps and holders together with gauges for the control of interchangeability and safety - Part 2: Lampholders (Đầu đèn và đui đèn cùng với các dưỡng dùng để kiểm tra khả năng lắp lẫn và an toàn - Phần 2: Đui đèn)

IEC 60061-3, Lamp caps and holders together with gauges for the control of interchangeability and safety - Part 3: Gauges (Đầu đèn và đui đèn cùng với các dưỡng dùng để kiểm tra khả năng lắp lẫn và an toàn - Phần 3: Dưỡng)

IEC 60410, Sampling plans and procedures for inspection by attributes (Kế hoạch lấy mẫu và quy trình kiểm tra bằng các thuộc tính)

IEC 60695-2-1/0, Fire hazard testing - Part 2: Test methods - Section 1/sheet 0: Glow-wire test methods - General (Thử nghiệm nguy cơ cháy - Phần 2: Phương pháp thử nghiệm - Mục 1/tờ 0: Phương pháp thử nghiệm bằng sợi dây nóng đỏ - Quy định chung

1.3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.

1.3.1. Bóng đèn huỳnh quang hai đầu (double-capped fluorescent lamp)

Bóng đèn phóng điện thủy ngân dạng ống áp suất thấp có hai đầu đèn, trong đó phần lớn ánh sáng của bóng đèn được phát ra từ lớp vật liệu huỳnh quang bị kích thích bởi bức xạ cực tím do phóng điện.

1.3.2. Nhóm (group)

Các bóng đèn có cùng đặc tính điện và đặc tính catốt, cùng kích thước vật lý và cùng phương pháp khởi động.

1.3.3. Kiểu (type)

Các bóng đèn trong cùng một nhóm có cùng đặc tính quang và đặc tính màu.

1.3.4. Họ (family)

Các nhóm bóng đèn được phân biệt bởi các đặc trưng chung về vật liệu, linh kiện, đường kính ống và/hoặc phương pháp chế tạo.

1.3.5. Công suất danh nghĩa (nominal wattage)

Công suất để gọi tên bóng đèn.

1.3.6. Thử nghiệm thiết kế (design test)

Thử nghiệm được thực hiện trên một mẫu để kiểm tra sự phù hợp về thiết kế của một họ, nhóm hoặc một số nhóm sản phẩm so với các yêu cầu của điều khoản liên quan.

1.3.7. Thử nghiệm định kỳ (periodic test)

Thử nghiệm, hoặc một chuỗi thử nghiệm, được lặp lại sau các khoảng thời gian nhất định để chứng tỏ sản phẩm không sai khác so với thiết kế cho trước ở các khía cạnh nhất định.

1.3.8. Thử nghiệm trên dây chuyền (running test)

Thử nghiệm được lặp lại sau các khoảng thời gian ngắn để cung cấp dữ liệu đánh giá.

1.3.9. Lô (batch)

Tất cả các bóng đèn của một họ và/hoặc một nhóm được nhận biết là như vậy và được đưa vào cùng một thời điểm cho việc thử nghiệm để kiểm tra sự phù hợp.

1.3.10. Toàn bộ sản phẩm (whole production)

Sản phẩm được sản xuất trong mười hai tháng gồm tất cả các loại bóng đèn thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này và được nhà chế tạo đưa vào danh mục kèm theo giấy chứng nhận.

1.3.11. Công suất UV bức xạ hiệu quả riêng (specific effective radiant UV power)

Công suất hiệu quả của bức xạ UV của bóng đèn theo quang thông.

CHÚ THÍCH 1: Công suất UV bức xạ hiệu quả riêng được tính bằng mW/klm.

CHÚ THÍCH 2: Công suất hiệu quả của bức xạ UV có được bằng cách lấy trọng số của phân bố công suất phổ của bóng đèn với hàm nguy hiểm UV, SUV(l). Thông tin về hàm nguy hiểm UV liên quan được cho trong IEC 62471. Công suất này chỉ liên quan đến nguy hiểm có thể có về phơi nhiễm UV của con người. Công suất này không đề cập đến ảnh hưởng có thể có của bức xạ quang trên vật liệu, như nguy hiểm về cơ hoặc sự bạc màu.

2. Yêu cầu về an toàn

2.1. Yêu cầu chung

Bóng đèn phải được thiết kế và kết cấu sao cho trong sử dụng bình thường không gây nguy hiểm cho người sử dụng và môi trường xung quanh.

Thông thường, kiểm tra sự phù hợp bằng cách tiến hành tất cả các thử nghiệm quy định.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp thử nghiệm gặp khó khăn không đáng có do chiều dài của bóng đèn thì nhà cung cấp và tổ chức chứng nhận có thể thỏa thuận phương pháp để giảm nhẹ vấn đề đó.

2.2. Ghi nhãn

2.2.1. Các thông tin dưới đây phải được ghi rõ ràng và bền trên bóng đèn:

a) nhãn xuất xứ (thông tin này có thể là nhãn thương mại, tên nhà chế tạo hoặc tên đại lý được ủy quyền);

b) công suất danh nghĩa (ghi nhãn là “W” hoặc “oát”) hoặc chỉ thị khác để nhận biết bóng đèn.

CHÚ THÍCH: Ở một số nước, ghi nhãn chiều dài bóng đèn thay vì ghi nhãn công suất.

2.2.2. Kiểm tra sự phù hợp như sau:

a) kiểm tra sự có mặt của nhãn và độ rõ của nhãn bằng mắt;

b) kiểm tra độ bền của nhãn bằng cách áp dụng thử nghiệm dưới đây trên các bóng đèn chưa qua sử dụng.

Cầm một mảnh vải mềm thấm đẫm nước chà xát lên vùng có ghi nhãn trên bóng đèn trong thời gian 15 s. Sau thử nghiệm này, nhãn vẫn phải rõ ràng.

2.3. Yêu cầu về cơ đối với đầu đèn

2.3.1. Kết cấu và lắp ráp

Đầu đèn phải có kết cấu và lắp với các bóng thủy tinh sao cho chúng vẫn gắn với nhau trong và sau quá trình hoạt động của đèn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm sau:

2.3.1.1. Đối với các loại bóng đèn sử dụng đầu đèn kiểu G5, G13 và R17d:

a) đối với các bóng đèn chưa qua sử dụng, kiểm tra sự phù hợp bằng cách áp dụng thử nghiệm mô men xoắn cho các chân cắm như sau:

- khi chịu một mô men xoắn có giá trị cho trong Bảng 1, đầu đèn vẫn phải bám chắc chắn vào bóng thủy tinh và không được xoay quá một góc 6o giữa các bộ phận cấu thành của đầu đèn.

Bảng 1 - Giá trị mô men xoắn dùng cho các bóng đèn chưa qua sử dụng

Kiểu đầu đèn

Giá trị mô men xoắn

Nm

G5

G13

R17d

0,5

1,0

1,0

Mô men xoắn không được đặt đột ngột mà phải tăng dần từ giá trị “không” đến giá trị đầy đủ trong Bảng 1.

Đui đèn thử nghiệm dùng để đặt mô men xoắn được thể hiện trong Phụ lục A. Đui đèn thử nghiệm dùng cho đầu đèn R17d đang được xem xét.

b) sau khi xử lý nhiệt trong thời gian 2 000 h ± 50 h ở nhiệt độ 120oC ± 5oC, đầu đèn vẫn phải bám chắc chắn vào bóng thủy tinh và không được xoay quá một góc 6o giữa các bộ phận cấu thành của đầu đèn khi chịu một mô men xoắn có giá trị cho trong Bảng 2.

Đối với các bóng đèn có đầu đèn kiểu G13 có công suất danh nghĩa lớn hơn 40 W, phải tiến hành gia nhiệt ở nhiệt độ 140oC ± 5oC.

Bảng 2 - Giá trị mô men xoắn sau khi xử lý nhiệt

Kiểu đầu đèn

Giá trị mô men xoắn

Nm

G5

G13

R17d

0,3

0,6

0,6

2.3.1.2. Đối với các loại bóng đèn sử dụng đầu đèn kiểu Fa6 và Fa8, kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét trên các bóng đèn chưa qua sử dụng.

2.3.1.3. Đối với các loại bóng đèn sử dụng đầu đèn kiểu 2G13:

a) đối với bóng đèn chưa qua sử dụng, đầu đèn vẫn phải bám chắc chắn vào bóng thủy tinh khi chịu lực kéo dọc trục 40 N hoặc mô men uốn 3 Nm. Mô men uốn phải được đặt vào bằng cách giữ một cách đồng đều phần của ống thủy tinh nằm gần đầu đèn nhất, tâm xoay nằm trên mặt phẳng chuẩn của đầu đèn (mặt phẳng tiếp giáp với đui đèn). Lực kéo và mô men uốn không được đặt đột ngột mà phải tăng dần từ “không” đến giá trị đầy đủ;

b) sau khi xử lý nhiệt trong thời gian 2 000 h ± 50 h ở nhiệt độ 120oC ± 5oC, đầu đèn vẫn phải bám chắc chắn vào bóng thủy tinh khi chịu các lực kéo và mô men uốn, các giá trị này còn đang được xem xét.

2.3.2. Yêu cầu về kích thước đối với đầu đèn

2.3.2.1. Bóng đèn phải sử dụng các đầu đèn tiêu chuẩn phù hợp với các yêu cầu của IEC 60061-1.

2.3.2.2. Kiểm tra sự phù hợp bằng cách sử dụng các dưỡng cho trong Bảng 3.

Bảng 3 - Số tham chiếu tờ rời của IEC 60061

Kiểu đầu đèn

Số hiệu tờ rời

IEC 60061-1

Đầu đèn

IEC 60061-3

Dưỡng

G13

G5

Fa6

R17d

Fa8

2G13

7004-51

7004-52

7004-55

7004-56

7004-57

7004-33

7006-45

7006-46A

7006-41

7006-57

7006-40/7006-40A

7006-33

2.4. Điện trở cách điện

2.4.1. Điện trở cách điện giữa vỏ kim loại của đầu đèn và (các) chân cắm hoặc tiếp điểm không được nhỏ hơn 2 MW.

2.4.2. Kiểm tra sự phù hợp bằng phép đo sử dụng thiết bị thử nghiệm thích hợp có điện áp một chiều 500 V.

2.5. Độ bền điện

2.5.1. Không áp dụng thử nghiệm này cho các bóng đèn có đầu đèn lắp điện trở bên trong.

2.5.2. Cách điện giữa vỏ bọc của đầu đèn và (các) chân cắm hoặc tiếp điểm phải chịu được điện áp thử nghiệm. Trong quá trình thử nghiệm không được xảy ra phóng điện bề mặt hoặc phóng điện đánh thủng.

2.5.3. Kiểm tra sự phù hợp bằng điện áp xoay chiều 1 500 V có dạng sóng về cơ bản là hình sin, có tần số 50 Hz hoặc 60 Hz, trong 1 min. Ban đầu, không được đặt quá một nửa điện áp quy định; sau đó tăng nhanh đến giá trị đầy đủ.

Có phóng điện mờ nhưng không gây sụt áp thì được bỏ qua.

2.6. Các bộ phận có thể trở nên mang điện ngẫu nhiên

2.6.1. Bộ phận kim loại được thiết kế cách điện với các bộ phận mang điện thì không được mang điện hoặc trở nên mang điện.

2.6.2. Ngoại trừ các chân cắm của đầu đèn, không được có bộ phận mang điện nào nhô ra khỏi bộ phận bất kỳ của đầu đèn.

2.6.3. Kiểm tra sự phù hợp bằng hệ thống đo thích hợp kể cả xem xét bằng mắt khi thích hợp. Ngoài ra, phải kiểm tra thiết bị hàng ngày hoặc kiểm tra hiệu lực của việc xem xét. Xem 3.5.4.

2.7. Khả năng chịu nhiệt và chịu cháy

2.7.1. Vật liệu cách điện của đầu đèn phải có đủ khả năng chịu nhiệt.

2.7.2. Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm dưới đây.

Mẫu được thử nghiệm trong tủ gia nhiệt ở nhiệt độ 125oC ± 5oC trong 168 h.

Đối với đầu đèn kiểu G13 được sử dụng với bóng đèn có công suất danh nghĩa lớn hơn 40 W, mẫu phải được thử nghiệm ở nhiệt độ 140oC ± 5oC.

Khi kết thúc thử nghiệm, các mẫu không được có bất kỳ thay đổi nào làm mất an toàn sau này, đặc biệt trong các khía cạnh sau:

- suy giảm khả năng bảo vệ chống điện giật như yêu cầu trong 2.4 và 2.5;

- lỏng chân cắm của đầu đèn, nứt, phồng rộp hoặc co ngót khi kiểm tra bằng mắt.

Kết thúc thử nghiệm, các kích thước phải phù hợp với yêu cầu của 2.3.2.

2.7.3. Bộ phận bên ngoài bằng vật liệu cách điện phải có khả năng chịu nhiệt không bình thường và chịu cháy.

2.7.4. Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm dưới đây.

Các bộ phận phải chịu thử nghiệm bằng cách sử dụng sợi dây nóng đỏ bằng niken-crôm được gia nhiệt đến 650oC. Thiết bị thử nghiệm như mô tả trong IEC 60695-2-1/0.

Mẫu cần thử nghiệm được lắp thẳng đứng trên giá chuyển động và được ép lên đầu của sợi dây nóng đỏ với lực 1 N, ưu tiên ép vào vị trí cách mép trên của mẫu một khoảng là 15 mm hoặc lớn hơn. Phần sợi dây nóng đỏ tiến sâu vào mẫu được hạn chế bằng cơ khí ở mức 7 mm. Sau 30 s, rút mẫu ra không cho tiếp xúc với đầu của sợi dây nóng đỏ nữa.

Bất cứ chỗ cháy thành ngọn lửa hay chỗ cháy đỏ nào của mẫu đều phải tự tắt trong vòng 30 s tính từ khi rút sợi dây nóng đỏ ra và các tàn lửa hoặc giọt vật liệu nóng chảy không được gây cháy giấy bản gồm năm lớp, trải nằm ngang bên dưới và cách mẫu 200 mm ± 5 mm.

Nhiệt độ của sợi dây nóng đỏ và dòng điện gia nhiệt phải giữ không đổi trong 1 min trước khi bắt đầu thử nghiệm. Phải lưu ý để đảm bảo rằng bức xạ nhiệt không ảnh hưởng đến mẫu trong suốt thời gian thử nghiệm. Đo nhiệt độ của đầu sợi dây nóng đỏ bằng nhiệt ngẫu dây mảnh có vỏ bọc và được hiệu chuẩn như mô tả trong IEC 60695-2-1/0.

CHÚ THÍCH: Cần có các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho người thực hiện thử nghiệm chống các rủi ro:

- nổ hoặc cháy;

- hít phải khói và/hoặc chất độc hại;

- chất độc hại sau khi cháy.

2.8. Chiều dài đường rò của đầu đèn

2.8.1. Chiều dài đường rò nhỏ nhất giữa các chân cắm tiếp xúc hoặc tiếp điểm và vỏ bọc kim loại của đầu đèn phải phù hợp với các yêu cầu của IEC 60061-1. Số hiệu tờ rời tiêu chuẩn đầu đèn liên quan được cho trong Bảng 3.

2.8.2. Kiểm tra sự phù hợp bằng phép đo ở vị trí bất lợi nhất.

2.9. Độ tăng nhiệt của đầu đèn

2.9.1. Đối với bóng đèn sử dụng đầu đèn kiểu G5, G13 và 2G13, và được thiết kế để làm việc có bộ khởi động, thì độ tăng nhiệt của đầu đèn so với nhiệt độ môi trường không được vượt quá 95oC. Đối với bóng đèn sử dụng đầu đèn kiểu W4.3×8.5d thì độ tăng nhiệt của đầu đèn tại điểm đo không được vượt quá 55oC (xem Hình 1).

Hình 1 - Điểm đo nhiệt độ

2.9.2. Kiểm tra sự phù hợp bằng quy trình quy định trong Phụ lục B. Các điều kiện phù hợp được cho trong D.4.

2.9.3. Nếu có thể chứng tỏ rằng một nhóm bóng đèn tạo ra độ tăng nhiệt cao nhất của đầu đèn trong một họ bóng đèn cho trước, ví dụ bóng đèn có đường kính bóng thủy tinh danh nghĩa là 26 mm, thì chỉ cần thực hiện các thử nghiệm trên nhóm bóng đèn này để chứng tỏ sự phù hợp của tất cả các bóng đèn có đầu đèn giống nhau.

2.10. Chiều dài tổng thể nhỏ nhất của bóng đèn

2.10.1. Để đảm bảo giữ chặt bóng đèn trong đèn điện, bóng đèn phải phù hợp với yêu cầu về chiều dài tổng thể nhỏ nhất của bóng đèn được quy định như sau:

- đối với bóng đèn sử dụng đầu đèn G5 và G13: Bmin - 0,2 mm (đang xem xét);

- đối với bóng đèn sử dụng đầu đèn kiểu Fa8: Bmin;

- đối với bóng đèn sử dụng đầu đèn kiểu R17d và Fa6: Cmin

Bmin và Cmin được quy định trong tờ dữ liệu liên quan của TCVN 7670 (IEC 60081).

Đối với bóng đèn không được quy định trong TCVN 7670 (IEC 60081), cần tham khảo dữ liệu của nhà chế tạo.

2.10.2. Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo.

2.11. Thông tin để thiết kế đèn điện

Xem Phụ lục C.

2.12. Thông tin để thiết kế balát

Xem Phụ lục E.

2.13. Bức xạ UV

Công suất bức xạ UV hiệu quả riêng do bóng đèn phát ra không được lớn hơn giá trị 2 mW/klm. Đối với các bóng đèn phản xạ, công suất này không được lớn hơn 2 mW/(m2×klx).

CHÚ THÍCH: Trong IEC 62471, các giới hạn phơi nhiễm được cho là các giá trị độ chiếu xạ hiệu quả (đơn vị W/m2) và đối với phân loại nhóm rủi ro, các giá trị dùng cho bóng đèn chiếu sáng thông dụng được ghi lại ở mức độ rọi là 500 lx. Đường biên của nhóm rủi ro là 0,001 W/m2 tại mức độ rọi là 500 lx. Điều này có nghĩa là giá trị riêng, liên quan đến độ rọi, bằng 0,001 chia cho 500 W/(m2×lx), bằng 2 mW/(m2×klx). Vì lx = lm/m2 nên công suất UV riêng bằng 2 mW/klm.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo phổ bức xạ, trong các điều kiện giống như với đặc tính điện và quang của bóng đèn cho trong TCVN 7670 (IEC 60081).

3. Đánh giá sự phù hợp

3.1. Quy định chung

Điều này quy định phương pháp mà nhà chế tạo cần sử dụng để chứng tỏ rằng sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn này trên cơ sở đánh giá toàn bộ sản phẩm, kết hợp với các hồ sơ thử nghiệm trên sản phẩm hoàn chỉnh. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho mục đích chứng nhận. Điều 3.2, 3.3 và 3.5 đưa ra nội dung đánh giá chi tiết bằng hồ sơ của nhà chế tạo.

Nội dung của quy trình thử nghiệm theo lô có thể được sử dụng để đánh giá các lô ở giới hạn nhất định được cho trong 3.4 và 3.6. Các yêu cầu đối với thử nghiệm lô cũng được đề cập để cho phép đánh giá các lô được coi là có bóng đèn không an toàn. Vì không thể kiểm tra một số yêu cầu về an toàn bằng thử nghiệm lô, và có thể vì trước đó không biết chất lượng của nhà chế tạo, nên không thể sử dụng thử nghiệm lô cho mục đích chứng nhận cũng như để chấp nhận lô. Trong trường hợp có một lô được xác định là có thể chấp nhận được thì cơ sở thử nghiệm chỉ có thể kết luận là không có lý do để loại bỏ lô sản phẩm này ở khía cạnh an toàn.

3.2. Đánh giá toàn bộ sản phẩm bằng hồ sơ của nhà chế tạo

3.2.1. Nhà chế tạo phải đưa ra bằng chứng để chứng tỏ rằng sản phẩm phù hợp với các yêu cầu cụ thể của 3.3. Với mục đích này, nhà chế tạo phải có sẵn tất cả các kết quả thử nghiệm sản phẩm thích hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

3.2.2. Kết quả thử nghiệm có thể được rút ra từ hồ sơ sản xuất và, thông thường, có thể chưa có sẵn ngay ở dạng đối chiếu.

3.2.3. Thông thường đánh giá phải dựa trên từng nhà máy thỏa mãn các tiêu chí chấp nhận của 3.3. Tuy nhiên, có thể nhóm một số nhà máy với nhau, với điều kiện là các nhà máy này có hệ thống quản lý chất lượng giống nhau. Để chứng nhận, một chứng chỉ có thể được cấp cho một nhóm các nhà máy được chỉ định, nhưng tổ chức chứng nhận phải có quyền đến từng nhà máy để kiểm tra các hồ sơ nội bộ liên quan và các quy trình kiểm soát chất lượng.

3.2.4. Để chứng nhận, nhà chế tạo phải công bố bản liệt kê nhãn nguồn gốc và các họ, nhóm và/hoặc kiểu bóng đèn tương ứng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này và được chế tạo ở nhóm nhà máy được chỉ định. Trong chứng chỉ phải nêu tất cả các bóng đèn được nhà chế tạo liệt kê. Việc khai báo bổ sung hoặc hủy bỏ có thể thực hiện vào thời điểm bất kỳ.

3.2.5. Khi trình bày kết quả thử nghiệm, nhà chế tạo có thể kết hợp các kết quả của các họ, nhóm và/hoặc kiểu bóng đèn khác nhau theo cột 4 của Bảng 4.

Việc đánh giá toàn bộ sản phẩm đòi hỏi các quy trình kiểm soát chất lượng của nhà chế tạo phải thỏa mãn các yêu cầu của hệ thống chất lượng đã được thừa nhận để kiểm tra lần cuối. Trong khuôn khổ hệ thống chất lượng cũng dựa trên việc kiểm tra và thử nghiệm trong quá trình sản xuất, nhà chế tạo có thể chứng tỏ sự phù hợp với một số yêu cầu của tiêu chuẩn này bằng xem xét trong quá trình sản xuất thay vì thử nghiệm sản phẩm hoàn chỉnh.

Bảng 4 - Phân nhóm hồ sơ thử nghiệm - Lấy mẫu và mức chất lượng chấp nhận

1

2

3

4

5

6

Điều

Thử nghiệm

Kiểu thử nghiệm

Hồ sơ thử nghiệm được phép kết hợp giữa các nhóm bóng đèn

Số lượng mẫu tối thiểu hàng năm trong một tập hợp

AQLa)

%

Đối với bóng đèn được sản xuất thường xuyên

Đối với bóng đèn sản xuất không thường xuyên

2.2.2 a)

Ghi nhãn - Độ rõ

Trên dây chuyền

Tất cả các họ sản phẩm có phương pháp ghi nhãn giống nhau

200

-

2,5

2.2.2 b)

Ghi nhãn - Độ bền

Định kỳ

Tất cả các họ sản phẩm có phương pháp ghi nhãn giống nhau

50

-

2,5

2.3.1.1a)

2.3.1.3a)

Kết cấu và lắp ráp đầu đèn với các bóng đèn chưa qua sử dụng (ngoại trừ đầu đèn kiểu Fa6 và Fa8)

Định kỳ

Tất cả các họ sản phẩm có cùng chất gắn, kiểu đầu đèn giống nhau và đường kính ống danh nghĩa giống nhau

125

80

0,65

2.3.1.1b)

2.3.1.3b)

Kết cấu và lắp ráp đầu đèn sau thử nghiệm gia nhiệt (ngoại trừ đầu đèn kiểu Fa6 và Fa8)

Thiết kế

Tất cả các họ sản phẩm có cùng chất gắn, kiểu đầu đèn giống nhau và đường kính ống danh nghĩa giống nhau

Xem D.1

2.3.1.2

Kết cấu và lắp ráp đầu đèn với các bóng đèn chưa qua sử dụng (đầu đèn kiểu Fa6 và Fa8)

Định kỳ

Tất cả các họ sản phẩm có cùng chất gắn và kiểu đầu đèn giống nhau

125

80

0,65

2.3.2.2

Yêu cầu kích thước đối với đầu đèn

Định kỳ

Tất cả các họ sản phẩm có kiểu đầu đèn giống nhau

32

2,5

2.4.2

Điện trở cách điện

Thiết kế

Tất cả các họ sử dụng đầu đèn giống nhau và đường kính ống danh nghĩa giống nhau

Xem D.2

2.5.3

Độ bền điện

Thiết kế

Tất cả các họ sử dụng đầu đèn giống nhau và đường kính ống danh nghĩa giống nhau

Xem D.2

2.6.3

Bộ phận mang điện ngẫu nhiên

Xem xét 100%

Theo nhóm và kiểu sản phẩm

-

2.7.2

Khả năng chịu nhiệt

Thiết kế

Tất cả các họ sử dụng đầu đèn giống nhau và đường kính ống danh nghĩa giống nhau

Xem D.3

2.7.4

Khả năng chịu cháy

Thiết kế

Tất cả các họ sử dụng đầu đèn giống nhau và đường kính ống danh nghĩa giống nhau

Xem D.3

2.8.2

Chiều dài đường rò của đầu đèn

Thiết kế

Tất cả các họ sử dụng đầu đèn giống nhau và đường kính ống danh nghĩa giống nhau

Xem D.3

2.9.2

Độ tăng nhiệt của đầu đèn

Thiết kế

Bóng đèn được chọn theo 2.9.3

Xem D.4

2.10.2

Chiều dài tổng thể nhỏ nhất của bóng đèn

Trên dây chuyền

Tất cả các nhóm

200

80 b)

0,65b)

2.13

Bức xạ UV

Thiết kế

Theo họ, nhóm, kiểu sản phẩm

4

4

-

CHÚ THÍCH: Ngoại trừ các thử nghiệm thiết kế (xem Phụ lục D), trong trường hợp thử nghiệm có thể đặt lên cả hai đầu bóng đèn, thì cả hai đầu bóng đèn đều phải được thử nghiệm. Bóng đèn là không phù hợp nếu một trong hai đầu hoặc cả hai đầu bóng đèn không đáp ứng yêu cầu.

a Về việc sử dụng thuật ngữ này, xem IEC 60410.

b Đang xem xét.

3.2.6. Nhà chế tạo phải cung cấp hồ sơ thử nghiệm đầy đủ liên quan đến từng điều như quy định trong cột 5 của Bảng 4.

3.2.7. Số lượng các sản phẩm không phù hợp trong hồ sơ của nhà chế tạo không được vượt quá các giới hạn thể hiện trong Bảng 5 hoặc Bảng 6 tương ứng với các giá trị mức chất lượng chấp nhận được (AQL) cho trong cột 6 của Bảng 4.

Bảng 5 - Số lượng chấp nhận với AQL= 0,65 %

Phần 1

Phần 2

Số lượng bóng đèn trong hồ sơ của nhà chế tạo

Số lượng chấp nhận được

Số lượng bóng đèn trong hồ sơ của nhà chế tạo

Giới hạn chấp nhận là tỷ lệ phần trăm bóng đèn trong hồ sơ

80

81 đến 125

126 đến 200

201 đến 260

261 đến 315

316 đến 400

401 đến 500

501 đến 600

601 đến 700

701 đến 800

801 đến 920

921 đến 1 040

1 041 đến 1 140

1 141 đến 1 250

1 251 đến 1 360

1 361 đến 1 460

1 461 đến 1 570

1 571 đến 1 680

1 681 đến 1 780

1 781 đến 1 890

1 891 đến 2 000

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

2 001

2 100

2 400

2 750

3 150

3 550

4 100

4 800

5 700

6 800

8 200

10 000

13 000

17 500

24 500

39 000

69 000

145 000

305 000

1 000 000

1,03

1,02

1,00

0,98

0,96

0,94

0,92

0,90

0,88

0,86

0,84

0,82

0,80

0,78

0,76

0,74

0,72

0,70

0,68

0,67

Bảng 6 - Số lượng chấp nhận với AQL= 2,5 %

Phần 1

Phần 2

Số lượng bóng đèn trong hồ sơ của nhà chế tạo

Số lượng chấp nhận được

Số lượng bóng đèn trong hồ sơ của nhà chế tạo

Giới hạn chấp nhận là tỷ lệ phần trăm bóng đèn trong hồ sơ

32

33 đến 50

51 đến 65

66 đến 80

81 đến 100

101 đến 125

126 đến 145

146 đến 170

171 đến 200

201 đến 225

226 đến 255

256 đến 285

286 đến 315

316 đến 335

336 đến 360

361 đến 390

391 đến 420

421 đến 445

446 đến 475

476 đến 500

501 đến 535

536 đến 560

561 đến 590

591 đến 620

621 đến 650

651 đến 680

681 đến 710

711 đến 745

746 đến 775

776 đến 805

806 đến 845

846 đến 880

881 đến 915

916 đến 955

956 đến 1 000

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

1 001

1 075

1 150

1 250

1 350

1 525

1 700

1 925

2 200

2 525

2 950

3 600

4 250

5 250

6 400

8 200

11 000

15 500

22 000

34 000

60 000

110 000

500 000

1 000 000

3,65

3,60

3,55

3,50

3,45

3,40

3,35

3,30

3,25

3,20

3,15

3,10

3,05

3,00

2,95

2,90

2,85

2,80

2,75

2,70

2,65

2,60

2,55

2,54

3.2.8. Thời gian xem xét lại để đánh giá không nhất thiết giới hạn ở một năm xác định trước, nhưng có thể gồm 12 tháng liên tục ngay trước ngày xem xét lại.

3.2.9. Nhà chế tạo đã từng đáp ứng các tiêu chí quy định nhưng nay không còn đáp ứng nữa thì vẫn chưa mất quyền được yêu cầu chứng nhận là phù hợp với tiêu chuẩn này với điều kiện là nhà chế tạo đó có thể chỉ ra:

a) hành động khắc phục tình trạng được tiến hành ngay khi đã khẳng định được xu thế từ các hồ sơ thử nghiệm của nhà chế tạo;

b) mức chấp nhận quy định được thiết lập lại trong khoảng thời gian là:

1) sáu tháng đối với 2.3.1 và 2.9;

2) một tháng đối với các điều khác.

Khi đánh giá sự phù hợp sau khi đã thực hiện hành động khắc phục theo các điểm a) và b), hồ sơ thử nghiệm của các họ, nhóm và/hoặc kiểu bóng đèn không phù hợp này phải được loại khỏi kết quả tổng hợp 12 tháng trong khoảng thời gian không phù hợp của sản phẩm. Các kết quả thử nghiệm liên quan đến khoảng thời gian thực hiện hành động khắc phục phải được lưu trong hồ sơ.

3.2.10. Nhà chế tạo không đáp ứng các yêu cầu của một điều trong trường hợp được phép kết hợp các kết quả thử nghiệm theo 3.2.5 thì không được coi là bị loại đối với toàn bộ họ, nhóm và/hoặc kiểu bóng đèn được nhóm lại như vậy, nếu bằng thử nghiệm bổ sung nhà chế tạo có thể cho thấy rằng vấn đề chỉ tồn tại trong một số họ, nhóm và/hoặc kiểu nhất định được nhóm lại như vậy. Trong trường hợp này, các họ, nhóm và/hoặc kiểu bóng đèn này được xử lý theo 3.2.9 hoặc loại ra khỏi danh mục các họ, nhóm và/hoặc kiểu được nhà chế tạo công bố phù hợp với tiêu chuẩn này.

3.2.11. Trong trường hợp một họ, nhóm và/hoặc kiểu bị loại khỏi danh mục (xem 3.2.4) theo 3.2.10, họ, nhóm và/hoặc kiểu đó có thể được phục hồi lại vị trí nếu thu được các kết quả thỏa đáng từ các thử nghiệm tiến hành trên số lượng bóng đèn tương đương với cỡ mẫu hàng năm tối thiểu quy định trong Bảng 4, theo yêu cầu của điều nơi xuất hiện sự không phù hợp. Mẫu này có thể được tập hợp trong một khoảng thời gian ngắn.

3.2.12. Trong trường hợp sản phẩm mới, có thể có các đặc trưng chung với các họ, nhóm và/hoặc kiểu bóng đèn hiện có và có thể được coi là phù hợp nếu sản phẩm mới được đưa vào kế hoạch lấy mẫu ngay khi bắt đầu chế tạo. Bất cứ đặc trưng nào chưa được đề cập đều phải thử nghiệm trước khi bắt đầu sản xuất.

3.3. Đánh giá hồ sơ của nhà chế tạo về các thử nghiệm cụ thể

Bảng 4 quy định loại thử nghiệm và các thông tin khác áp dụng cho phương pháp đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu của các điều khác nhau.

Chỉ cần lặp lại thử nghiệm thiết kế khi có sự thay đổi đáng kể về kết cấu vật lý hoặc cơ khí, vật liệu hoặc quá trình chế tạo được sử dụng để chế tạo sản phẩm liên quan. Chỉ yêu cầu thử nghiệm đối với các đặc tính chịu ảnh hưởng của sự thay đổi.

3.4. Điều kiện loại bỏ lô sản phẩm

Việc loại bỏ được thiết lập nếu đạt đến số lượng sản phẩm bị loại bỏ cho trong Bảng 7, có xét đến Phụ lục D, không kể đến số lượng được thử nghiệm. Một lô sản phẩm phải bị loại bỏ ngay khi đạt đến số lượng loại bỏ đối với một thử nghiệm cụ thể.

Bảng 7 - Cỡ mẫu của lô sản phẩm và số lượng bị loại

Điều

Thử nghiệm

Số lượng bóng đèn thử nghiệm

Số lượng bị loại

2.2.2 a)

Ghi nhãn - Độ rõ

200

11

2.2.2 b)

Ghi nhãn - Độ bền

50

4

2.10.2

Chiều dài nhỏ nhất của bóng đèn đo giữa hai chân cắm

200

4 a)

2.4.2

Điện trở cách điện

Áp dụng D.2

2.3.2.2

Yêu cầu đối với đầu đèn

32

3

2.6.3

Bộ phận mang điện ngẫu nhiên

500

1

2.3.1.1a)

2.3.1.3a)

Kết cấu và lắp ráp đầu đèn (bóng đèn chưa sử dụng)

125

3

2.5.3

Độ bền điện

Áp dụng D.2

2.3.1.1b)

2.3.1.3b)

Kết cấu và lắp ráp đầu đèn (sau khi gia nhiệt)

Áp dụng D.1

2.7.2

Khả năng chịu nhiệt

Áp dụng D.3

2.7.4

Khả năng chịu cháy

Áp dụng D.3

2.8.2

Chiều dài đường rò của đầu đèn

Áp dụng D.3

2.9.2

Độ tăng nhiệt của đầu đèn

Thử nghiệm không áp dụng được

a) Đang xem xét.

3.5. Quy trình lấy mẫu đối với thử nghiệm toàn bộ sản phẩm

3.5.1. Áp dụng các điều kiện của Bảng 4.

3.5.2. Thử nghiệm trên dây chuyền toàn bộ sản phẩm phải được áp dụng ít nhất một lần trong một ngày sản xuất. Các thử nghiệm này có thể dựa trên xem xét và thử nghiệm trong quá trình sản xuất.

Tần suất áp dụng các thử nghiệm khác nhau có thể khác nhau, với điều kiện là thỏa mãn các điều kiện của Bảng 4.

3.5.3. Các thử nghiệm toàn bộ sản phẩm phải được thực hiện trên các mẫu được chọn ngẫu nhiên với tỷ lệ không nhỏ hơn giá trị cho trong Bảng 4, cột 5. Các bóng đèn được chọn cho một thử nghiệm không nhất thiết phải sử dụng cho các thử nghiệm khác.

3.5.4. Đối với thử nghiệm toàn bộ sản phẩm theo các yêu cầu đối với các bộ phận ngẫu nhiên mang điện (xem 2.6), nhà chế tạo phải chứng tỏ rằng có xem xét liên tục 100 %.

3.6. Quy trình lấy mẫu đối với thử nghiệm lô

3.6.1. Bóng đèn để thử nghiệm phải được lựa chọn theo phương pháp thỏa thuận sao cho đảm bảo tính đại diện hợp lý. Việc chọn phải được thực hiện ngẫu nhiên, càng gần một phần ba tổng số thùng chứa trong lô sản phẩm càng tốt, với tối thiểu là 10 thùng.

3.6.2. Để đề phòng rủi ro nứt vỡ ngẫu nhiên, phải chọn thêm một số lượng bóng đèn nhất định bổ sung cho số lượng đem thử nghiệm. Các bóng đèn này chỉ được thay cho các bóng đèn thử nghiệm nếu cần thiết để đạt được số lượng bóng đèn yêu cầu cho các thử nghiệm.

Không nhất thiết phải thay bóng đèn vỡ ngẫu nhiên nếu các kết quả của thử nghiệm không bị ảnh hưởng bởi việc thay thế, với điều kiện là có sẵn số lượng bóng đèn yêu cầu cho thử nghiệm tiếp theo. Nếu thay thì bóng đèn bị vỡ đó không được đưa vào kết quả tính toán.

Bóng đèn bị vỡ khi lấy khỏi bao bì sau khi vận chuyển không được tính đến trong thử nghiệm.

3.6.3. Số lượng bóng đèn trong mẫu lô

Số lượng này không được ít hơn 500 bóng đèn (xem Bảng 7).

3.6.4. Trình tự thử nghiệm

Thử nghiệm phải được tiến hành theo trình tự các điều liệt kê trong Bảng 7, đến và kể cả 2.5.3. Các thử nghiệm tiếp theo có thể làm hỏng bóng đèn và mỗi mẫu thử nghiệm phải được lấy riêng ra khỏi mẫu ban đầu.

Phụ lục A
(quy định)

Đui đèn thử nghiệm dùng cho thử nghiệm xoắn đối với các bóng đèn có đầu đèn kiểu G5 và G13

Kích thước

G5

mm

G13

mm

Dung sai

mm

C

16,0

36,0

Tối thiểu

D

4,75

12,7

± 0,03

E

2,8

2,8

+0,3

G

1,5

1,5

Xấp xỉ

H

4,0

4,0

Xấp xỉ

K

4,8

7,8

Tối thiểu

CHÚ THÍCH: Hình vẽ minh họa các kích thước cơ bản của đui đèn và chỉ cần kiểm tra khi có nghi ngờ từ việc áp dụng thử nghiệm.

Hình A.1 - Đui đèn dùng cho thử nghiệm xoắn trên bóng đèn với đầu đèn có hai chân

Để đảm bảo đầu đèn được lắp đúng vào đui đèn trong quá trình thử nghiệm, cơ cấu định vị phải được lắp ở khoảng cách thích hợp đến đui đèn đủ để đỡ bóng đèn.

Bề mặt của đầu đèn phải được tiếp xúc sát với bề mặt của đui đèn chuyên dùng.

Phụ lục B
(quy định)

Thử nghiệm độ tăng nhiệt của đầu đèn

Thử nghiệm phải được tiến hành trong các điều kiện sau.

B.1. Mạch điện phải sử dụng balát chuẩn thích hợp như quy định trong TCVN 6479 (IEC 60921).

B.2. Điện áp nguồn phải bằng 110 % điện áp danh định của balát chuẩn với mạch bộ khởi động được đóng liên tục.

B.3. Bóng đèn thử nghiệm phải là bóng đèn được chế tạo trong dây chuyền sản xuất thông thường nhưng được chế tạo đặc biệt sao cho catốt của chúng không được kích hoạt, tức là không có phát xạ catốt.

B.4. Bóng đèn thử nghiệm, ở điều kiện hở hoàn toàn, được treo bằng dây nylon, trong môi trường không khí không có gió lùa, ở nhiệt độ môi trường 25oC ± 5oC. Mặt phẳng đi qua các chân của đầu đèn phải là mặt phẳng nằm ngang.

B.5. Đấu nối điện đến bóng đèn phải là các dây dẫn bằng đồng có tiết diện 1 mm2 ± 5 % gắn với các chân cắm của đầu đèn.

B.6. Đối với các đầu đèn kiểu G5, G13 và 2G13, gắn một nhiệt ngẫu vào vật liệu cách điện của đầu đèn càng gần tâm càng tốt.

B.7. Thử nghiệm được tiếp tục cho đến khi đạt được nhiệt độ ổn định.

Phụ lục C
(tham khảo)

Thông tin để thiết kế đèn điện

C.1. Hướng dẫn vận hành an toàn bóng đèn

Để đảm bảo bóng đèn làm việc an toàn, nhất thiết phải tuân thủ các khuyến cáo dưới đây.

C.2. Nhiệt độ lớn nhất của đầu đèn trong điều kiện làm việc bình thường

Thử nghiệm liên quan là một phần của TCVN 7722-1 (IEC 60598-1).

C.2.1. Bóng đèn có đầu đèn kiểu G5, G13 và 2G13

Đèn điện được thiết kế sao cho, với bóng đèn dự kiến được lắp trong đèn điện, nhiệt độ của đầu đèn trong các điều kiện làm việc bình thường không được vượt quá 120oC tại mép của đầu đèn và trên vật liệu cách điện. Đối với bóng đèn có đầu đèn kiểu G13 hoặc 2G13 có công suất danh nghĩa lớn hơn 40 W, nhiệt độ lớn nhất của đầu đèn không được vượt quá 140oC.

Để đo nhiệt độ tại mép của đầu đèn, điểm tiếp giáp nóng của nhiệt ngẫu cần được đặt trên vỏ bọc đầu đèn ở khoảng cách không quá 2 mm so với phần tiếp giáp đầu đèn - thủy tinh.

Để đo nhiệt độ trên vật liệu cách điện, điểm tiếp giáp nóng của nhiệt ngẫu cần được đặt trên phần cách điện của mặt phẳng đầu đèn dọc theo đường thẳng đi qua các chân cắm và càng nằm chính giữa các chân cắm tiếp xúc càng tốt.

Dây nhiệt ngẫu (đường kính lớn nhất là 0,2 mm đối với từng dây) cần được bọc cách điện đến vị trí gắn.

C.2.2. Bóng đèn có đầu đèn kiểu R17d, Fa6 và Fa8

Giá trị và vị trí đo đang được xem xét.

C.2.3. Bóng đèn có đầu đèn kiểu W4.3x8.5d

Nhiệt độ của đầu đèn tại điểm đo không được lớn hơn 100oC.

C.3. Khoảng cách giữa các đui đèn

Người thiết kế đèn điện cần chú ý đến các kích thước về khoảng cách giữa các đui đèn trong IEC 60061-2 và các yêu cầu về dưỡng liên quan trong IEC 60061-3.

Phụ lục D
(quy định)

Điều kiện phù hợp đối với thử nghiệm thiết kế

Đối với các thử nghiệm này, một đầu của bóng đèn phải được chọn ngẫu nhiên.

D.1. Kết cấu và lắp ráp đầu đèn

Gắn đầu đèn sau khi gia nhiệt (xem 2.3.1.1 b)).

Cỡ mẫu: 32                                                       Số lượng loại bỏ: 2

D.2. Điện trở cách điện và độ bền điện (xem 2.4.2 và 2.5.3)

Phải đánh giá riêng từng thử nghiệm.

Mẫu lần đầu: 125

Số lượng loại bỏ: 2

Nếu phát hiện một mẫu không đạt, lấy mẫu lần hai với cỡ mẫu là 125

Số lượng loại bỏ: 2 trong mẫu kết hợp

D.3. Khả năng chịu nhiệt (xem 2.7.2), khả năng chịu cháy (xem 2.7.4), chiều dài đường rò của đầu đèn (xem 2.8.2)

Phải đánh giá riêng từng thử nghiệm.

Mẫu lần đầu: 5

Chấp nhận khi không phát hiện mẫu không đạt

Số lượng loại bỏ: 2

Nếu phát hiện một mẫu không đạt, lấy mẫu lần hai với cỡ mẫu là 5

Số lượng loại bỏ: 2 trong mẫu kết hợp

D.4. Độ tăng nhiệt của đầu đèn (xem 2.9.2)

Mẫu lần đầu: 5

Chấp nhận nếu tất cả các mẫu có độ tăng nhiệt thấp hơn giới hạn ít nhất là 5oC

Trong các trường hợp khác, lấy mẫu lần hai với cỡ mẫu là 5

Số lượng loại bỏ: 2 trong mẫu kết hợp với độ tăng nhiệt của đầu đèn vượt quá 95oC trong mẫu kết hợp

Phụ lục E
(tham khảo)

Thông tin để thiết kế balát

E.1. Hướng dẫn vận hành an toàn bóng đèn

Để đảm bảo bóng đèn làm việc an toàn, nhất thiết phải tuân thủ các khuyến cáo sau.

E.2. Nhiệt độ của đầu bóng đèn trong các điều kiện làm việc không bình thường

Trong trường hợp bóng đèn không khởi động được, việc tiếp tục nung nóng trước catốt không được dẫn đến quá nhiệt các đầu bóng đèn.

Trong trường hợp khi một trong các catốt hỏng hoặc đứt, trong khi bóng đèn vẫn tiếp tục làm việc (chỉnh lưu từng phần), cần ngăn ngừa quá nhiệt của các đầu bóng đèn bằng các biện pháp thích hợp trong mạch điện.

E.3. Giới hạn điện áp làm việc

Đối với các bóng đèn đường kính 16 mm có đầu đèn kiểu G5, giá trị hiệu dụng của điện áp làm việc giữa đầu nối bất kỳ của bóng đèn và đất không được vượt quá 430 V.

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 7722-1 (IEC 60598-1), Đèn điện - Phần 1: Yêu cầu chung và thử nghiệm

[2] IEC 62471, Photobiological safety of lamps and lamp systems (An toàn về quang sinh học của bóng đèn và hệ thống các bóng đèn)

[3] IEC/TR 62471-2, Photobiological safety of lamps and lamp systems - Part 2: Guidance on manufacturing requirements relating to non-laser optical radiation safety (An toàn về quang sinh học của bóng đèn và hệ thống các bóng đèn - Phần 2: Hướng dẫn về các yêu cầu chế tạo liên quan đến an toàn bức xạ quang không phải laze)

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi áp dụng

1.2. Tài liệu viện dẫn

1.3. Thuật ngữ và định nghĩa

2. Yêu cầu về an toàn

3. Đánh giá sự phù hợp

Phụ lục A (quy định) - Đui đèn thử nghiệm dùng cho thử nghệm xoắn đối với các bóng đèn có đầu đèn kiểu G5 và G13

Phụ lục B (quy định) - Thử nghiệm độ tăng nhiệt của đầu đèn

Phụ lục C (quy định) - Thông tin để thiết kế đèn điện

Phụ lục D (quy định) - Điều kiện phù hợp đối với thử nghiệm thiết kế

Phụ lục E (tham khảo) - Thông tin để thiết kế balát

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi