Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5137:2009 Đo thời gian và tần số-Thuật ngữ và định nghĩa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5137:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5137:2009 Đo thời gian và tần số-Thuật ngữ và định nghĩa
Số hiệu:TCVN 5137:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:22/10/2009Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5137 : 2009

ĐO THỜI GIAN VÀ TẦN SỐ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Time and frequency measurements - Terms and definitions

Lời nói đầu

TCVN 5137 : 2009 thay thế cho TCVN 5137-90;

TCVN 5137 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 12 Đại lượng và đơn vị đo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

ĐO THỜI GIAN VÀ TẦN SỐ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Time and frequency measurements - Terms and definitions

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định thuật ngữ và định nghĩa cơ bản trong lĩnh vực đo thời gian và tần số dùng trong công nghệ, kỹ thuật và sản xuất.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1. Đo thời gian

2.1.1. Thời gian (Time)

Thời gian được hiểu là:

a) Khái niệm cơ bản (thời gian hấp dẫn, thời gian nguyên tử, thời gian tuyệt đối, thời gian riêng, thời gian phối hợp...);

b) Thang thời gian (thang thời gian nguyên tử...);

c) Thời điểm;

d) Khoảng thời gian.

2.1.2. Thời điểm (Instant of event)

Vị trí sự biến theo thời gian giống như vị trí của điểm hình học trên đường thẳng (không nhất thiết dựa vào một thang thời gian).

2.1.3. Khoảng thời gian (Time interval)

Thời gian giữa hai thời điểm của hai sự biến dọc trên cùng một thang thời gian.

2.1.4. Thời điểm ban đầu (Initial moment)

Thời điểm gốc được quy ước để tính thời gian.

2.15. Thang thời gian (Time scale)

Dãy liên tục các khoảng thời gian có độ lớn xác định, được tính từ thời điểm ban đầu.

2.1.6. Thời khắc (Clock time/epoch)

Sự biểu thị bằng số của thời điểm theo một thang thời gian nào đó.

2.1.7. Thời lịch (Date)

Dạng đặc biệt ghi thời khắc, biểu thị bằng năm, tháng, ngày, không tính từ 0 mà tính từ 1 (thường dựa theo lịch).

2.1.8. Thời lịch Julien (JD) (Julian date)

Số ngày tính liên tục từ 12 giờ UT ngày 1 tháng 1 năm 4713 trước Công nguyên.

VÍ DỤ: Dương lịch: ngày 15 tháng 8 năm 1984

JD: 2 445 927,5

2.1.9. Thời lịch Julien cải biên (MJD) (Modified Julian date)

Thời lịch Julien trừ đi 2 400 000,5 ngày.

VÍ DỤ: Dương lịch: ngày 15 tháng 8 năm 1984

JD: 2 445 927,5

MJD: 45 927

2.1.10. Thời gian thiên văn (Astronomical time)

Thời gian dựa vào sự tự quay của quả đất và sự chuyển động của nó xung quanh mặt trời; là góc giờ của những điểm trên xích đạo thiên cầu.

2.1.11. Thời gian sao (Sidereal time)

Thời gian dựa vào vị trí tương đối của những ngôi sao đối với sự tự quay của quả đất; là góc giờ của điểm Xuân phân tại nơi quan sát.

2.1.12. Thời gian mặt trời trung bình (Mean solar time)

Thời gian dựa vào vị trí tương đối của mặt trời với sự tự quay của quả đất; là góc giờ của mặt trời trung bình tại nơi quan sát cộng với 12 giờ.

2.1.13. Thời gian thế giới (UT) (Universal time)

UTo: thời gian mặt trời trung bình ở kinh tuyến gốc (kinh tuyến qua đài thiên văn Greenwich) dựa vào quan trắc thiên văn trực tiếp.

UT1: là UTo đã tính đến ảnh hưởng của chuyển động cực trái đất tới vị trí kinh tuyến.

UT2: là UT1 đã tính đến ảnh hưởng của sự quay không đồng đều theo mùa của quả đất xung quanh trục của nó.

2.1.14. Thời gian ephemerit (ET) (Ephemeris time)

Thời gian thiên văn dựa vào sự chuyển động của quả đất xung quanh mặt trời; tính theo thang thời gian có đơn vị bằng giây ephemerit, còn thời điểm ban đầu được quy ước là lúc gần đến năm 1900 khi kinh độ hình học trung bình của mặt trời chính xác bằng 279° 41’ 48” thì theo thời gian ephemerit lúc đó là 12 giờ ngày 0 tháng Giêng năm 1900.

2.1.15. Thời gian nguyên tử (AT) (Atomic time)

Thời gian được thực hiện trên cơ sở thay đổi trạng thái của nguyên tử hoặc phân tử.

2.1.16. Thời gian nguyên tử Quốc tế (TAI) (International atomic time)

Thời gian chuẩn phối hợp do Ủy ban giờ Quốc tế (BIH) thiết lập trên cơ sở số đọc của những đồng hồ nguyên tử hoạt động ở những địa điểm khác nhau phù hợp với định nghĩa của giây, đơn vị thời gian của hệ đơn vị quốc tế (SI).

CHÚ THÍCH: Thời điểm ban đầu của thang thời gian nguyên tử quốc tế được quy ước trùng với thang thời gian thế giới UT2 lúc 0 giờ ngày 1 tháng 1 năm 1958 theo thời gian thế giới.

2.1.17. Thời gian nguyên tử quốc gia TA (k) (National atomic time)

Thời gian tính theo thang thời gian nguyên tử được tạo nên bằng chuẩn thời gian quốc gia

VÍ DỤ: TA(Kriss) - Thang thời gian nguyên tử quốc gia của Hàn Quốc.

TA(Aus) - Thang thời gian nguyên tử quốc gia của Australia.

2.1.18. Thời gian động lực học trái đất (TDT) (Dynamical time)

Thang thời gian gần với thời gian ephemerit, lấy đơn vị là giây - đơn vị thời gian của hệ đơn vị quốc tế SI - còn thời điểm ban đầu được quy ước bằng cách thêm 32,184 giây vào thang thời gian nguyên tử quốc tế lúc 0 giờ TAI ngày 1 tháng 1 năm 1977.

(TDT - TAI = 32,184 s).

2.1.19. Thời gian thế giới phối hợp (UTC) (Coordinated Universal time)

Thang thời gian đo do Ủy ban giờ Quốc tế tính toán trên cơ sở lan truyền phối hợp những tín hiệu thời gian và tần số chuẩn. Nó phù hợp chính xác với độ đồng đều của TAI nhưng khác TAI một số nguyên lần giây và được điều chỉnh bằng cách thêm hoặc bớt từng giây để nó phù hợp tương đối với UT1.

2.1.20. DUT1

Giá trị dự đoán của hiệu UT1 - UTC truyền đi cùng tín hiệu thời gian. DUT1 được xem như là số hiệu chính vào UTC để giữ gần đúng với UT1. Giá trị của DUT, do Ủy ban giờ quốc tế công bố, bằng bội số của 0,1 giây và không vượt quá 0,8 giây.

2.1.21. Thi gian địa phương (Local time)

Thời gian (thời gian sao, thời gian mặt trời trung bình...) được xác định cho một nơi (có độ kinh xác định). Ở mỗi thời điểm vật lý, các nơi nằm trên một kinh tuyến đều có thời gian địa phương như nhau.

2.1.22. Múi giờ (Time zones)

1/24 phần bề mặt trái đất giới hạn bởi hai kinh tuyến. Múi giờ số 0 đối xứng so với kinh tuyến không (kinh tuyến qua Greenwich).

2.1.23. Thời gian múi (Zone time)

Thời gian thống nhất trong phạm vi một múi giờ và sai khác với thời gian thế giới một số nguyên lần giờ bằng số thứ tự múi giờ.

2.1.24. Thời gian hợp pháp (Dreretal time)

Thời gian múi được thay đổi một số nguyên lần giờ theo sắc lệnh của Chính phủ.

2.1.25. Đơn vị của thang thời gian (Time scale unit)

Khoảng thời gian dùng làm đơn vị trong một thang thời gian.

2.1.26. Ngày sao (Sidereal day)

Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp điểm xuân phân qua kinh tuyến trên tại nơi quan sát.

2.1.27. Ngày mặt trời trung bình (Mean solar day)

Khoảng thời gian giữa hai thời điểm liên tiếp của sự chuyển động các cực điểm cùng tên của mặt trời trung bình.

2.1.28. Giây (Second)

Khoảng thời gian quy ước là đơn vị cơ bản của thời gian.

CHÚ THÍCH: Trong hệ SI “Giây là khoảng thời gian bằng 9 192 631 770 chu kỳ bức xạ, ứng với sự chuyển dịch giữa hai mức siêu tinh tế ở trạng thái cơ bản của nguyên tử Cesium 133”.

2.1.29. Giây mặt trời trung bình (Mean solar second)

Khoảng thời gian bằng 1/86 400 ngày mặt trời trung bình.

2.1.30. Giây Ephemerit (Ephemeris second)

Khoảng thời gian bằng 1 / 31 556 925,974 7 năm tropic tính cho năm 1900 tháng Giêng ngày 0 lúc 12 giờ theo thời gian ephemerit.

2.1.31. Giây nhuận (Leap second)

Bước nhảy thời gian một giây của thang thời gian UTC để nó phù hợp với UT1. Một giây đưa thêm vào gọi là một giây nhuận dương. Một giây bớt đi gọi là một giây nhuận âm.

2.1.32. Mã thời gian (Time code)

Một khuôn dạng thông tin dùng để mang tín hiệu thời gian.

2.1.33. So sánh thời gian (Time comparision)

Xác định hiệu của các thang thời gian.

2.1.34. Đo khoảng thời gian (Time interval measurement)

Xác định bằng thực nghiệm tỷ số độ lớn khoảng thời gian cần đo với khoảng thời gian quy ước là đơn vị.

2.1.35. Giữ thời gian (Time keeping)

Hệ thống các phương tiện kỹ thuật và hoạt động cần thiết để xác định thời gian vào bất kỳ thời điểm nào theo một thang thời gian nhất định với độ chính xác cho trước.

2.1.36. Chun thời gian (Time standard)

Phương tiện dùng để thể hiện đơn vị thời gian và thang thời gian.

2.1.37. Chuẩn đầu thời gian (Primary time standard)

Chuẩn thời gian làm việc phù hợp với định nghĩa giây đã được công nhận mà không phải hiệu chuẩn.

2.1.38. Chuẩn thứ thời gian (Secondary time standard)

Chuẩn thời gian cần phải hiệu chuẩn theo chuẩn đầu.

2.1.39. Đồng hồ (Clock)

Dụng cụ để đo và biểu thị thời gian, tái tạo dãy tuần hoàn các khoảng thời gian có độ lớn xác định.

2.2. Đo tần số

2.2.1. Tần số (Frequency)

Đại lượng vật lý bằng số sự biến động nhất định trong một đơn vị thời gian.

2.2.2. Tần số chuẩn (Standard frequency)

Tần số có liên hệ tường minh với chuẩn tần số.

2.2.3. Hiệu tần số (Frequency difference)

Hiệu đại số giữa hai tần số. Hai tần số này có thể có giá trị danh nghĩa giống nhau hoặc khác nhau.

2.2.4. Độ lệch tần số (Frequency departure)

Sự sai lệch của tần số khỏi giá trị danh nghĩa của nó.

2.2.5. Độ trôi tần số (Frequency drift)

Sự thay đổi dần dần không mong muốn của tần số theo thời gian.

2.2.6. Chuẩn tần số (Frequency standard)

Bộ dao động mà lối ra của nó cho một tần số mẫu chính xác.

2.2.7. Chuẩn đầu tần số (Primary frequency standard)

Chuẩn tần số mà tần số của nó phù hợp với định nghĩa giây đã được công nhận và không phải hiệu chuẩn.

2.2.8. Chuẩn thứ tần số (Secondary frequency standard)

Chuẩn tần số mà tần số của nó được hiệu chuẩn theo chuẩn đầu.

2.2.9. Phát tần số chun (Secondary frequency emission)

Phát một hay nhiều tần số chuẩn trong những khoảng thời gian nhất định với sai số tần số trung bình ngày xác định.

2.2.10. Phát tín hiệu thời gian chuẩn (Standard time signal emission)

Phát một dãy liên tục tín hiệu thời gian trong những khoảng thời gian nhất định với sai số xác định.

CHÚ THÍCH: Theo kiến nghị 460, CCIR khuyến nghị tín hiệu thời gian chuẩn phát ra có độ lệch so với UTC nhỏ hơn 1 ms và chuỗi thông tin DUT, dưới dạng mã đặc biệt.

Chỉ mục theo bảng chữ cái tiếng Việt

Chuẩn thời gian

2.1.36

So sánh thời gian

2.1.33

Chuẩn đầu thời gian

2.1.37

Tần số

2.2.1

Chuẩn thứ thời gian

2.1.38

Tần số chuẩn

2.2.2

Chuẩn tần số

2.2.6

Thang thời gian

2.1.5

Chun đầu tần số

2.2.7

Thời điểm

2.1.2

Chuẩn thứ tần số

2.2.8

Thời điểm ban đầu

2.1.4

DUT1

2.1.20

Thời gian

2.1.1

Đo khoảng thời gian

2.1.34

Thời gian địa phương

2.1.21

Đơn vị của thang thời gian

2.1.25

Thời gian động lực học trái đất

2.1.18

Độ lệch tần số

2.2.4

Thời gian Ephemerit

2.1.14

Độ trôi tần số

2.2.5

Thời gian hợp pháp

2.1.24

Đồng hồ

2.1.39

Thời gian mặt trời trung bình

2.1.12

Giây

2.1.28

Thời gian múi

2.1.23

Giây Ephemerit

2.1.30

Thời gian nguyên tử

2.1.15

Giây mặt trời trung bình

2.1.29

Thời gian nguyên tử quốc gia

2.1.17

Giây nhuận

2.1.31

Thời gian nguyên tử quốc tế

2.1.16

Giữ thời gian

2.1.35

Thời gian sao

2.1.11

Hiệu tần số

2.2.3

Thời gian thế giới

2.1.13

Khoảng thời gian

2.1.3

Thời gian thế giới phối hợp

2.1.19

Mã thời gian

2.1.32

Thời gian thiên văn

2.1.10

Múi giờ

2.1.22

Thời khắc

2.1.6

Ngày mặt trời trung bình

2.1.27

Thời lịch

2.1.7

Ngày sao

2.1.26

Thời lịch Julien

2.1.8

Phát tn số chuẩn

2.2.9

Thời lịch Julien cải biên

2.1.9

Phát tín hiệu thời gian chuẩn

2.2.10

Chỉ mục theo bảng chữ cái tiếng Anh

Astronomical time

2.1.10

Modified Julian date

2.1.9

Atomic time

2.1.15

National atomic time

2.1.17

Clock

2.1.39

Primary frequency standard

2.2.7

Clock time (epoch)

2.1.6

Primary time standard

2.1.37

Coordinated Universal time

2.1.19

Second

2.1.28

Date

2.1.7

Secondary frequency standard

2.2.8

Dreretal time

2.1.24

Secondary time standard

2.1.38

DUT1

2.1.20

Sidereal day

2.1.26

Dynamical time

2.1.18

Sidereal time

2.1.11

Ephemeris second

2.1.30

Standard frequency

2.2.2

Ephemeris time

2.1.14

Standard frequency emission

2.2.9

Frequency

2.2.1

Standard time signal emission

2.2.10

Frequency departure

2.2.4

Time

2.1.1

Frequency difference

2.2.3

Time code

2.1.32

Frequency drift

2.2.5

Time comparision

2.1.33

Frequency standard

2.2.6

Time interval

2.1.3

Initial moment

2.1.4

Time interval measurement

2.1.34

International atomic time

2.1.16

Time keeping

2.1.35

Instant of event

2.1.2

Time scale

2.1.5

Julian date

2.1.8

Time scale unit

2.1.25

Leap second

2.1.31

Time standard

2.1.36

Local time

2.1.21

Time zones

2.1.22

Mean solar day

2.1.27

Universal time

2.1.13

Mean solar second

2.1.29

Zone time

2.1.23

Mean solar time

2.1.12

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi