Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5129:1990 Máy cầm tay-Yêu cầu về mức rung

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5129:1990

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5129:1990 Máy cầm tay-Yêu cầu về mức rung
Số hiệu:TCVN 5129:1990Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1990Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5129 : 1990

MÁY CẦM TAY – YÊU CẦU VỀ MỨC RUNG

Hand holding machines - Vibration level requirements

Lời nói đầu

TCVN 5129:1990 do Viện Nghiên cứu máy – Bộ Cơ khí và Luyện kim biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

MÁY CẦM TAY – YÊU CẦU VỀ MỨC RUNG

Hand holding machines - Vibration level requirements

Tiêu chuẩn này áp dụng cho máy cầm tay có lắp động cơ, khi làm việc toàn bộ hoặc một phần trọng lượng máy tác động lên tay người điều khiển.

Tiêu chuẩn quy định mức rung khi kiểm tra chất lượng máy xuất xưởng của cơ sở sản xuất.

Các thuật ngữ về rung trong tiêu chuẩn này phù hợp TCVN …

1. Dải tần số

Giá trị cho phép của thông số rung được quy định trong những dải tần số Ốcta có giá trị trung bình bình phương của tần số từ 8 đến 1000hz.

2. Thông số rung

2.1. Giá trị trung bình bình phương của vận tốc rung trong những dải tần số Ốcta, hoặc mức lôgarít của vận tốc rung (khi lấy giá trị góc là 5.10-8 m/s), không được vượt quá những giá trị trong bảng 1.

Giá trị trung bình bình phương của gia tốc rung trong những dải tần số Ốcta không được vượt quá những giá trị trong bảng 2.

2.2. Thông số rung được nêu trong bảng 1 và bảng 2 được quy định cho từng phương trong số các phương của hệ trục tọa độ vuông góc, có góc trùng với vị trí tiếp xúc giữa tay người điều khiển với máy. Trục tọa độ thứ nhất phải trùng với đường trục hình học của tay cầm, hoặc của vị trí khác của máy tiếp xúc với tay người điều khiển.Trục tọa độ thứ hai phải nằm trong mặt phẳng chứa trục tọa độ thứ nhất và hướng tiến của dụng cụ làm việc của máy.

Bảng 1

Tần số trung bình nhân của dải tần số Ốcta fc,

HZ

Vận tốc rung

Giá trị trung bình bình phương ,

m/s

Mức lôgarít của giá trị trung bình bình phương Lv, dB

8

5.10-2

120

16

5.10-2

120

31,3

3,3.10-2

117

63

2,5.10-2

114

125

1,8.10-2

111

250

1,2.10-2

108

500

0,9.10-2

105

1000

0,63.10-2

102

Bảng 2

Tần số trung bình nhân của dải tần số Ốcta fc,

HZ

Gia tốc rung

Giá trị trung bình bình phương ẫ, m/s2

8

2,5

16

5

31,3

6,9

63

9,9

125

14,1

250

18,8

500

28,3

1 000

39,6

2.3. Giá trị các thông số rung của máy cầm tay phải được gắn vào lí lịch của máy.

3. Lực tì

Kết cấu của máy cầm tay phải bảo đảm khả năng làm việc bình thường đã được quy định trong tài liệu kỹ thuật, khi lực tì tĩnh tác động lên máy không vượt quá 200 N.

4. Trọng lượng máy

Trọng lượng hoặc một phần trọng lượng máy cầm tay tác động lên tay người điều khiển khi thực hiện thao tác công nghệ không được vượt quá 100N.

CHÚ THÍCH: Đối với các loại máy cầm tay cụ thể, trong trường hợp có căn cứ kỹ thuật riêng biệt, cho phép tăng giá trị đã cho ở trên.

5. Phương pháp thử

Phương pháp thử theo ST SEV 716-77 (xem Phụ lục).

PHỤ LỤC

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi