Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5098:90 Bít tất-Phương pháp xác định độ nén eo chun

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5098:1990

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5098:90 Bít tất-Phương pháp xác định độ nén eo chun
Số hiệu:TCVN 5098:1990Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:28/11/1990Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5098 - 90

BÍT TẤT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ NÉN EO CHUN

Hosiery - Test method for pressure on elastic ring

1. Khái niệm chung

1.1. Chiều rộng cổ chun ban đầu (L) là chiều rộng cổ chun tất đo ở lực căng ban đầu, tính bằng centimét

1.2. Chiều rộng cổ chun cơ bản (Lcb) là chiều rộng cổ chun tất qui định phù hợp với chủng loại bít tất, tính bằng centimét

1.3. Chiều rộng cổ chun giới hạn (Lgh) là chiều rộng cổ chun tất đo ở lực kéo giới hạn qui định phù hợp với cỡ và chủng loại bít tất.

1.4. Lực kéo cơ bản (Fcb) tính bằng cN là lực cần thiết để kéo vòng chun cho tới khi đạt chiều rộng cổ chun cơ bản.

1.5. Lực kéo giới hạn (Fgh) tính bằng N là lực kéo mẫu lớn nhất được qui định phù hợp với cỡ và chủng loại bít tất.

1.6. Độ nén của cổ chun (pn) tính bằng cN/cm2 là áp suất mà chun cổ có chiều cao (A) tác dụng lên vật hình trụ có chu vi gấp đôi chiều rộng cổ chun cơ bản khi bị kéo ở lực kéo cơ bản. Độ nén của cổ chun được tính theo công thức sau:

Pn =  (1)

2. Phương tiện thử

2.1. Máy thử độ bền kéo, nén làm việc theo nguyên tắc vận tốc dãn không đổi, có khoảng đo lực từ 0 tới 50 N (xem hình vẽ)

1. Mẫu vòng chun cổ tất

2. Trục gá mẫu trên của máy

3. Trục gá mẫu dưới của máy

L là chiều rộng cổ chun cần đo

3. Điều kiện thử

3.1. Tiến hành thử trong điều kiện khí hậu quy định của TCVN 1748-86

3.2. Lực căng ban đầu được quy định như sau:

- Đối với tất có chiều cao chun cổ ≥ 7,5 cm là 100 cN

- Đối với tất có chiều cao chun cổ < 7,5 cm là 50 cN

3.3. Vận tốc kéo mẫu là 100 ± 10mm/phút

3.5. Lực kéo giới hạn là 30 N

3.6. Chiều rộng chun cổ cơ bản được quy định như sau:

Chủng loại bít tất

Chiều rộng chun cơ bản (mm)

Tất nam:

 

- Tất dài dưới gối 5 cm

17,0

- Tất ngắn trên gót 5 cm

14,5

Tất nữ:

 

- Tất dài dưới gối 5 cm

17,5

- Tất ngắn trên gót 5 cm

11,5

4. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

4.1. Tiến hành lấy mẫu theo mục 5.1, 5.2, 5.3 của TCVN 5099-90

4.2. Từ mỗi đơn vị bao gói lấy tối thiểu hai mẫu thử (hai chiếc tất)

4.3. Trước khi thử giữ mẫu trong điều kiện khí hậu quy định của TCVN 1748-86 không ít hơn 24 giờ.

5. Tiến hành thử

5.1. Đo chiều cao cổ chun:

Trải phẳng mẫu trên bàn, dùng thước đo chiều cao cổ chun tại 3 vị trí khác nhau. Giá trị trung bình tính từ 3 kết quả đo được là chiều cao chun cổ dùng để tính áp suất nén của chun cổ.

5.2. Đo chiều rộng chun cổ ban đầu:

Luồn vòng cổ chun vào trục gá (2) và (3) của máy sao cho lực kéo tác dụng đều trên mẫu. Tác dụng lực căng ban đầu lên mẫu. Dùng thước đo chiều rộng cổ chun ban đầu, chính xác tới mm. Xem hình vẽ minh họa.

6.3. Xác định lực kéo cơ bản:

Cho trục gá dưới chuyển động xuống với tốc độ qui định cho tới khi mẫu được kéo thêm một đoạn ∆L. Đọc lực kéo cơ bản

Chú thích:

∆L tính bằng cm là hiệu số giữa chiều rộng cổ chun cơ bản và chiều rộng : ban đầu

∆L = Lcb – Lcb (2)

5.4. Xác định chiều rộng cổ chun giới hạn

Cho trục gá dưới tiếp tục chuyển động xuống với vận tốc qui định cho tới khi mẫu chịu tác dụng lực giới hạn. Dùng thước đo chiều rộng cổ chun giới hạn, chính xác tới mm.

6. Tính toán kết quả

6.1. Tính áp suất nén của cổ chun theo công thức (1) riêng từng mẫu thử. Sau đó tính áp suất nén trung bình của cổ chun kết quả làm tròn tới 1 chữ số thập phân

6.2. Tính chiều rộng cổ chun giới hạn trung bình, kết quả làm tròn tới 1 chữ số thập phân.

7. Biên bản thử

Biên bản thử gồm nội dung sau:

- Số hiệu tiêu chuẩn áp dụng để thử

- Lực căng ban đầu

- Chiều rộng cổ chun cơ bản

- Ký hiệu và đặc tính kỹ thuật của mẫu

- Áp suất nén trung bình của cổ chun

- Chiều rộng cổ chun giới hạn trung bình

- Ngày thực hiện thí nghiệm

- Tên cơ quan và người thực hiện thí nghiệm

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi