Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5047:1990 Hợp kim cứng-Các phương pháp xác định độ cứng Vicke

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5047:1990

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5047:1990 Hợp kim cứng-Các phương pháp xác định độ cứng Vicke
Số hiệu:TCVN 5047:1990Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:22/05/1990Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5047-90

HỢP KIM CỨNG

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG VICKE

Cơ quan biên soạn: Vụ Tổng hợp kế hoạch

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số 287/QĐ ngày 22 tháng 05 năm 1990.

 

HỢP KIM CỨNG

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG VICKE

Hardmetals Method of determination of hardness Vicker

Tiêu chuẩn này áp dụng cho hợp kim cứng và qui định phương pháp xác định độ cứng Vicke.

Khi tiến hành thử cần tuân theo các yêu cầu của TCVN 253-58

Tiêu chuẩn này phù hợp ST SEV 2004-79

1. MẪU THỬ

1.1. Lấy mẫu theo TCVN 5044-90

1.2. Chiều dày lớp mài bóc khỏi bề mặt mẫu không được nhỏ hơn 0,2 mm. Đối với mẫu thử có bề mặt cong cần tạo ra một diện tích phẳng có chiều rộng không nhỏ hơn 1mm để tiến hành đo độ cứng. Độ nhám bề mặt đã gia công của mẫu thử Ra ≤ 0,2µm

1.3. Mẫu thử phải đủ dày (không nhỏ hơn 1 mm) để tiến hành thử nghiệm mà không phá hủy hoặc gây ra sự biến dạng mẫu thử dưới tác dụng của tải đã chọn.

1.4. Độ không song song giữa bề mặt mẫu thử và giá đỡ mẫu thử cần phải nhỏ hơn 0,1mm trên 10mm chiều dài.

2. THIẾT BỊ

2.1. Các thiết bị phải đảm bảo đặt tải xác định trước hoặc đặt các tải trong phạm vi từ 9,8N đến 480N với sai số ± 1%.

2.2. Dụng cụ đo lường phải đảm bảo đo lường chéo vết lõm với độ chính xác:

d ≤ 100µm;                    ± 0,2µm.

100µm < d < 200µm       ± 1,0µm

d ≥ 200µm                     ± 0,5µm

3. TIẾN HÀNH THỬ

3.1. Tiến hành thử nghiệm ở 15 - 40ºC

3.2. Tải trọng đặt phải từ 9,8N đến 480N, nên dùng tải trọng 294N.

3.3. Nếu mẫu thử có mặt cắt nhỏ hoặc hình dáng phức tạp thì khi cần thiết có thể chuẩn bị thêm các gá.

3.4. Chọn chuẩn độ cứng có giá trị danh nghĩa gần với độ cứng dự kiến của mẫu thử.

Nếu giá trị trung bình khác với trị số độ cứng ghi trên chuẩn một đại lượng lớn hơn giá trị cho phép thì cần kiểm định lại thiết bị và mũi nén và loại trừ nguyên nhân gây ra sai lỗi.

3.5. Trên mỗi mẫu thử tiến hành không ít hơn 3 lần.

3.6. Nếu phát hiện ra khuyết tật của mũi nén thì phải loại bỏ kết quả đó và thay thế mũi nén.

3.7. Trị số độ cứng của mẫu thử là giá trị trung bình số học 3 kết quả đo được làm tròn tới 10HV gần nhất.

4. BIÊN BẢN THỬ

Trong biên bản thử cần ghi rõ:

1) ký hiệu qui ước của mẫu thử;

2) đường kính hoặc đường chéo vết lõm;

3) tải trọng thử, thời gian giữ tải trọng, trị số độ cứng;

4) ký hiệu TCVN này;

5) ngày tháng năm thử.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi