Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5025:1989 ST SEN 4816:1984 Bảo vệ ăn mòn-Lớp phủ phốtphat-Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5025:1989

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5025:1989 ST SEN 4816:1984 Bảo vệ ăn mòn-Lớp phủ phốtphat-Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 5025:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1989Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCVN 5025:1989

ST SEV 4816:1984

BẢO VỆ ĂN MÒN - LỚP PHỦ PHỐT PHÁT - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Protection against corrosion - Coatings of phosphates - Technical requirements and test methods

 

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ST SEV 4816:1984.

TCVN 5025:1989 do Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực 1 biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

BẢO VỆ ĂN MÒN - LỚP PHỦ PHỐT PHÁT - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Protection against corrosion - Coatings of phosphates - Technical requirements and test methods

Tiêu chuẩn này áp dụng cho lớp phủ phốt phát chống ăn mòn trên thép và gang trước khi xử lý bề mặt của chúng bằng phương tiện bảo quản, sơn và chất dẻo.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho lớp phủ phốt phát có gia công bổ sung thêm.

1. Yêu cầu kỹ thuật

1.1. Lớp phủ phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong bảng sau:

Tên gọi chỉ tiêu

Mức và yêu cầu đối với lớp phủ dùng để

Bao kín bằng dầu hoặc sáp

Sơn và phủ chất dẻo

Chất lượng bề mặt

Lớp phủ phải đồng đều và bền chắc. Trên bề mặt không cho phép có:

đọng cặn;

các vệt hoặc các vết không phủ chặt hoặc không được phủ;

các vết xước sâu đến kim loại nền;

các nguồn ăn mòn; bẩn do dầu, mỡ hoặc các chất hoạt hóa bề mặt - đối với lớp phủ dùng để sơn và phủ chất dẻo.

Màu

Tông màu phải giống nhau hoặc lóng lánh

Cấu trúc

Tinh thể thô và (hoặc) mịn.

Tinh thể thô hoặc vô định hình.

Hàm lượng hóa chất hòa tan trong nước

-

Sau khi thử độ dẫn điện riêng của nước không được vượt quá 3 lần giá trị ban đầu.

Khối lượng

lớp phủ trên 1 đơn vị diện tích bề mặt g/m2

Không nhỏ hơn 5,0

Không lớn hơn 10,0.

Khối lượng lớp phủ phải đảm yêu cầu về chống ăn mòn của sản phẩm.

Khả năng hút dầu g/m2

Không nhỏ hơn 2,0

-

Tính chịu ăn mòn

Sau khi thử ăn mòn, trên bề mặt lớp phủ không được gỉ.

2. Phương pháp thử

2.1. Nguyên tắc chung

Phải dùng hóa chất tinh khiết phân tích (TKPT) và nước cất để thử. Tiến hành thử trên các sản phẩm đã phủ phốt phát hoặc trên chi tiết hoặc trên mẫu so sánh được phủ phốt phát đồng thời với sản phẩm. Vật liệu, chế độ nhiệt luyện và tính chất bề mặt của mẫu so sánh phải giống như chi tiết cần kiểm tra.

Diện tích bề mặt mẫu không nhỏ hơn 50 cm2, khối lượng của mẫu không lớn hơn 200 g. Tiến hành thử trên không ít hơn 3 mẫu giống nhau.

2.2. Kiểm tra chất lượng bề mặt

Tiến hành kiểm tra chất lượng bề mặt theo tài liệu pháp quy kỹ thuật tương ứng.

2.3. Xác định cấu trúc tinh thể

Quan sát bề mặt lớp phủ bằng kính lúp có độ phóng đại 6x với ánh sáng ban ngày hoặc chiếu sáng nhân tạo có cường độ tương ứng.

Nếu trong trường nhìn có thể phân biệt được các tinh thể riêng biệt thì lớp phủ được coi là có tinh thể thô. Nếu quan sát thấy bề mặt đồng nhất (không phân biệt được các tinh thể) thì lớp phủ được coi là có tinh thể mịn. Nếu quan sát thấy bề mặt lóng lánh ánh kim thì lớp phủ được coi là vô định hình.

2.4. Xác định hàm lượng hóa chất dư hòa tan trong nước

2.4.1. Bản chất phương pháp.

Phương pháp bao gồm việc nhúng mẫu trong nước sôi và xác định sự thay đổi độ dẫn điện riêng của nó.

2.4.2. Thiết bị và hóa chất.

2.4.2.1. Dụng cụ để xác định độ dẫn điện riêng.

2.4.2.2. Bếp điện hoặc một nguồn nhiệt khác.

2.4.2.3. Nước cất với độ dẫn điện riêng không lớn hơn 3,0 x 10-6 s/m ở nhiệt độ ( 25 ± 1)oC.

2.4.3. Tiến hành thử.

Mẫu được nhúng hoàn toàn trong nước sôi trong 5 min, thể tích của nước sôi được tính là 5 cm3 cho 1 cm2 bề mặt lớp phủ. Làm nguội cả nước và mẫu đến nhiệt độ thường và lấy mẫu ra khỏi nước. Bổ sung thêm nước vào nếu lượng nước hao đi quá 10 % và xác định độ dẫn điện riêng của nó ở nhiệt độ (25 ± 1)oC.

2.5. Xác định khối lượng lớp phủ

2.5.1. Nội dung phương pháp.

Phương pháp bao gồm việc xác định hiệu khối lượng mẫu trước và sau khi hòa tan lớp phủ.

2.5.2. Thiết bị và hóa chất.

2.5.2.1. Cân có sai số không lớn hơn 0,0001 g.

2.5.2.2. Nhiệt kế.

2.5.2.3. Bình hút ẩm.

2.5.2.4. Bàn chải.

2.5.2.5. Natri hyđrôxit, dung dịch 20 %.

2.5.2.6. Axêtôn.

2.5.3. Tiến hành thử.

Cân mẫu trước và sau khi hòa tan lớp phủ. Đo diện tích bề mặt mẫu với độ chính xác ± 2 %.

Tiến hành hòa tan lớp phủ trong dung dịch natri hyđrôxit ở nhiệt độ (40 ± 2)oC trong thời gian không ít hơn 5 min. Lấy mẫu ra khỏi dung dịch và tách cẩn thận hết các cặn bám trên bề mặt mẫu bằng dòng nước chảy và bàn chải. Làm sạch mẫu bằng axêtôn, sấy khô bằng cách thổi khí nóng và làm nguội trong bình hút ẩm.

2.5.4. Xử lý kết quả.

Khối lượng lớp phủ trên một đơn vị diện tích bề mặt (ms), g/m2, được tính theo công thức:

                                                        (1)

Trong đó:          m - khối lượng mẫu trước khi hòa tan lớp phủ, g;

                        m1 - khối lượng mẫu sau khi hòa tan lớp phủ, g;

                        s - diện tích bề mặt lớp phủ, cm2.

2.6. Xác định độ hút dầu

2.6.1. Nội dung phương pháp.

Phương pháp bao gồm việc xác định hiệu khối lượng trước và sau khi tẩm mẫu bằng dầu parafin.

2.6.2. Thiết bị và vật liệu.

2.6.2.1. Cân có sai số không lớn hơn 0,0001 g.

2.6.2.2. Bếp điện hoặc một nguồn nhiệt khác.

2.6.2.3. Nhiệt kế.

2.6.2.4. Dầu parafin có độ nhớt động học (30 ± 2).106 m2/s ở nhiệt độ 20oC.

2.6.2.5. Giấy lọc.

2.6.3. Tiến hành thử.

Đo diện tích bề mặt mẫu với sai số ± 2 % và cân mẫu. Nhúng mẫu vào dầu parafin, nung đến nhiệt độ (130 ± 5)oC và giữ nguyên trong đó đến khi cả dầu và mẫu nguội đến nhiệt độ thường. Lấy mẫu ra khỏi dầu, dùng giấy lọc thấm hết dầu trên bề mặt mẫu cho đến khi không còn vết dầu trên giấy lọc. Cân mẫu.

2.6.4. Xử lý kết quả.

Độ hút dầu của lớp phủ (mo), là lượng dầu hút vào trong các chỗ rỗ, g/m2, được tính theo công thức:

                                                       (2)

Trong đó:          m1 - khối lượng mẫu đã thấm dầu, g;

                        m - khối lượng mẫu trước khi nhúng vào dầu, g;

                        s - diện tích bề mặt lớp phủ, cm2.

2.7. Xác định tính chịu ăn mòn

2.7.1. Nội dung phương pháp.

Phương pháp bao gồm việc đặt mẫu trong dung dịch natri clorua và xác định sự ăn mòn của mẫu.

2.7.2. Thiết bị và các dung dịch.

2.7.2.1. Kính lúp có độ phóng đại 6x.

2.7.2.2. Dung dịch natri clorua 1 % và 3 % (10 g/dm3 và 30 g/dm3).

2.7.2.3. Nước cất.

2.7.3. Tiến hành thử.

2.7.3.1. Tiến hành thử phụ thuộc vào công dụng của lớp phủ với số chu trình quy định trong các tiêu chuẩn về từng dạng sản phẩm cụ thể.

2.7.3.2. Đối với lớp phủ dùng để sơn hoặc phủ chất dẻo bổ sung, tiến hành thử như sau: đặt mẫu vào trong dung dịch natri clorua 1 % trong 5 min ở nhiệt độ (20 ± 5)oC, lấy mẫu ra khỏi dung dịch, ngay lập tức rửa sạch mẫu bằng nước chảy và sau đó rửa nước cất, đặt mẫu nghiêng một góc 30o so với phương nằm ngang và làm khô ở nhiệt độ (20 ± 5)oC. Sau 30 min kể từ lúc lấy mẫu ra khỏi dung dịch, dùng kính lúp xác định sự ăn mòn bề mặt mẫu.

2.7.3.3. Đối với lớp phủ dùng để tẩm dầu hoặc sáp tiến hành thử như sau: đặt mẫu vào trong dung dịch natri clorua 3 % trong 5 min ở nhiệt độ (20 ± 5)oC, lấy mẫu ra khỏi dung dịch, ngay lập tức rửa sạch mẫu bằng nước chảy và sau đó rửa nước cất, đặt mẫu nghiêng một góc 30o so với phương nằm ngang và làm khô ở nhiệt độ (20 ± 5)oC. Sau 30 min kể từ lúc lấy mẫu ra khỏi dung dịch, dùng kính lúp xác định sự ăn mòn bề mặt mẫu.

2.7.3.4. Đối với lớp phủ vô định hình, tiến hành thử như sau: đặt mẫu vào nước trong 5 min ở nhiệt độ (20 ± 5)oC, lấy mẫu ra khỏi nước, đặt mẫu nghiêng một góc 30o so với phương nằm ngang và làm khô ở nhiệt độ (20 ± 5)oC, sau 30 min kể từ lúc lấy mẫu ra khỏi nước, dùng kính lúp xác định sự ăn mòn của bề mặt mẫu.

2.8. Biên bản thử

Biên bản thử phải đầy đủ những quy định sau:

1) tên gọi và ký hiệu mẫu;

2) dạng vật liệu của mẫu;

3) dạng lớp phủ (đặc điểm công nghệ, chế tạo, công dụng);

4) phương pháp thử và những tính toán cần thiết;

5) kết quả thử;

6) ký hiệu của tiêu chuẩn này;

7) ngày thử và họ tên người thử.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi