Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4868:1989 ISO 2230-1973 Cao su lưu hóa-Hướng dẫn xếp kho

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4868:1989

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4868:1989 ISO 2230-1973 Cao su lưu hóa-Hướng dẫn xếp kho
Số hiệu:TCVN 4868:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1989Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4868:1989

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4868 – 89

(ISO 2230 – 1973)

CAO SU LƯU HÓA - HƯỚNG DẪN XẾP KHO

Vulcanized Rubber - Guide to storage

Tiêu chuẩn này quy định những điều kiện xếp kho hợp lý nhất cho các loại cao su lưu hóa ở các dạng khác nhau, cao su hoặc những sản phẩm hợp chất cao su. Tiêu chuẩn này cũng hướng dẫn phương pháp làm sạch cao su, và hoàn toàn phù hợp với ISO 2230-1973.

1. NHIỆT ĐỘ

Nhiệt độ xếp kho phải dưới 25oC và thích hợp nhất là dưới 15oC. Khi nhiệt độ vượt quá 25oC thì có thể xảy ra hư hại. Nhiệt trong kho chứa cũng phải sao cho để nhiệt độ của sản phẩm nhập kho không quá 25oC.

Nhiệt độ thấp không hại gì cho những sản phẩm bằng cao su lưu hóa, nhưng những hàng hóa này có thể bị cứng nếu xếp trong kho có nhiệt độ thấp, cần chú ý trong khi thao tác để tránh làm sản phẩm đó bị méo mó. Khi những sản phẩm được lấy từ trong kho có nhiệt độ thấp ra và dừng ngay thì phải nâng lên xấp xỉ 30oC trước khi dùng.

2. ĐỘ ẨM

Cần chú ý tránh ẩm. Điều kiện xếp kho là làm thế nào không để xảy ra sự ngưng tụ.

3. ÁNH SÁNG

Cần tránh cho cao su lưu hóa tiếp xúc với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp của mặt trời hoặc ánh sáng có lượng tia tử ngoại cao. Trừ phi những hàng hóa bằng cao su đựng trong các thùng chứa mờ đục, cửa sổ của kho cũng cần che bằng vải màu đỏ hoặc màu da cam.

4. ÔXY VÀ ÔJÔN

Trong điều kiện có thể cao su lưu hóa phải được bảo vệ chống sự lưu thông không khí bằng cách che phủ, nên dùng thùng kín hoặc những phương tiện thích hợp. Đặc biệt áp dụng cho những hàng hóa có diện tích bề mặt rộng so với thể tích. Ví dụ: vải không ngâm nước hoặc cao su có lỗ hổng.

Vì ôjôn rất độc nên kho không được để các thiết bị có khả năng sinh ra ôjôn. Ví dụ: đèn huỳnh quang hoặc đèn thủy ngân thiết bị có điện thế cao, môtơ điện hoặc những thiết bị khác có thể phát ra tia điện cao hoặc phóng điện ngầm. Khí cháy và hơi hữu cơ cũng cần phải loại trừ vì chúng sẽ làm tăng ôjôn do quá trình quang hóa.

5. SỰ BIẾN DẠNG

Có điều kiện thì cao su lưu hóa cần phải được chứa trong kho tránh được sức kéo, sức nén hoặc bất kỳ sự biến dạng nào khác.

Nếu không thể tránh được sự biến dạng thì nên hạn chế ở mức tối thiểu, vì biến dạng dẫn tới làm hư hại hoặc thay đổi hình dạng.

Nếu hàng hóa cần được đóng gói trong điều kiện thoải mái thì nên đóng gói chúng trong bao bì ban đầu của chúng. Nếu hàng hóa cần đóng gói thành cuộn, để tránh dây buộc bị đứt nếu có thể nên tạo điều kiện thoải mái. Trong trường hợp còn nghi ngờ thì hỏi ý kiến nhà chế tạo.

6. TIẾP XÚC VỚI CHẤT LỎNG, CHẤT ĐẶC QUÁNH HOẶC VỚI HCl CỦA CHÚNG

Cao su lưu hóa không được phép tiếp xúc với chất lỏng hoặc các chất đặc quánh, đặc biệt là dung môi, chất dễ bay hơi, dầu và mỡ trong bất kỳ giai đoạn xếp kho nào, trừ phi do người sản xuất đóng gói.

7. TIẾP XÚC VỚI KIM LOẠI

Một số kim loại đặc biệt là đồng và mangan có hại cho sự lưu hóa cao su vì vậy mà những loại cao su này không được tiếp xúc với những kim loại đó. Có thể được bảo vệ bằng cách bao gói hoặc ngăn cách chúng bằng lớp vật liệu thích hợp ví dụ giấy hoặc polyetylen, trừ phi được những người sản xuất đóng gói.

Chú thích: màng dẻo không được dùng để đóng gói.

8. TIẾP XÚC VỚI BỤI BẶM

Có nhiều loại bụi khác nhau, hợp lý nhất là quét những loại bụi như phấn, …, …  Và bất kỳ sự quét bụi nào cũng là tránh cho cao su lưu hóa tiếp xúc với các thành phần có hại.

9. TIẾP XÚC VỚI CÁC LOẠI CAO SU KHÁC NHAU

Việc tiếp xúc với các loại cao su lưu hóa có thành phần khác nhau thì nên tránh. Điều này đặc biệt áp dụng cho cao su lưu hóa có màu sắc khác nhau.

10. HÀNG HÓA Ở TRONG KHO CHỨA KIM LOẠI CÙNG VỚI CAO SU

Khi xếp kim loại vào kho, nếu trong kho có chứa cao su đã lưu hóa, thì không được để cho kim loại tiếp xúc với cao su và bất kỳ biện pháp bảo quản nào đối với kim loại cũng phải đáp ứng được yêu cầu đó. Như vậy sẽ không có hại cho cao su hoặc kho chứa.

11. THÙNG CHỨA VẬT LIỆU, BAO GÓI VÀ CHE PHỦ

Vật liệu dùng làm thùng chứa, vật liệu dùng để bao gói thì không được làm bằng những chất có hại cho cao su lưu hóa ví dụ đồng naptênát crôojốt…v.v.

12. LUÂN CHUYỂN HÀNG CHỨA TRONG KHO

Cao su lưu hóa được giữ ở trong khi càng ít thời gian càng tốt. Do đó hàng hóa trong kho phải luân chuyển thế nào để số hàng hóa chứa trong kho là số hàng sản xuất sau cùng.

13. LÀM SẠCH

Cần chú ý cẩn thận việc làm sạch cao su lưu hóa. Làm sạch bằng xà phòng và nước là ít hại nhất. Không được dùng các loại dụng cụ ráp, sắc và dung môi như tricloetylen tetracloruacacbon và hydrôcacbon.

Những hàng hóa sau khi đã được làm sạch thì cần phải làm khô ở nhiệt độ môi trường.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi