Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4741:1989 Đồ gỗ-Thuật ngữ và định nghĩa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4741:1989

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4741:1989 Đồ gỗ-Thuật ngữ và định nghĩa
Số hiệu:TCVN 4741:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1989Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCVN 4741:1989

ĐỒ GỖ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Furniture - Terminology and definitions

 

Lời nói đầu

TCVN 4741:1989 do Viện lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhà nước trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

ĐỒ GỖ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Furniture - Terminology and definitions

Tiêu chuẩn này dựa theo CT SEV 1663:1979 quy định những thuật ngữ và định nghĩa, áp dụng cho những dạng đồ gỗ cơ bản.

Thuật ngữ

Định nghĩa

1 - Đồ gỗ

Những đồ dùng có thể di chuyển hoặc xây cố định phù hợp với tình hình nhà ở tập thể và những khu vực khác có người.

2 - Đồ gỗ đủ bộ

Một nhóm đồ gỗ hài hòa với nhau về nhiệm vụ kiến trúc và mỹ thuật của căn phòng phù hợp với một phương án rộng rãi theo kết cấu và công dụng

3 - Đồ gỗ đồng bộ

Một nhóm đồ gỗ hài hòa với các đặc điểm kiến trúc mỹ thuật, kết cấu được dùng cho một bối cảnh khu vực nhà ở có chức năng nhất định

Những dạng đồ gỗ theo công dụng sử dụng

4 - Đồ gỗ dùng trong sinh hoạt

Đồ dùng cho các bối cảnh của những phòng khác nhau của căn hộ, biệt thự (nhà nghỉ) hoặc dùng ngoài trời

5 - Đồ gỗ dùng cho một phòng chung

Đồ dùng cho bối cảnh của những phòng kết hợp với chức năng (ví dụ: nhà ăn, phòng ngủ …)

6 - Đồ gỗ dùng cho phòng ngủ

 

7 - Đồ gỗ dùng cho nhà ăn

 

8 - Đồ gỗ dùng cho phòng khách

 

9 - Đồ gỗ dùng cho phòng làm việc

 

10 - Đồ gỗ của trẻ em và thanh niên

Đồ gỗ mà kích thước hình thức và cấu tạo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tầm vóc trẻ con

11 - Đồ gỗ dùng cho nhà bếp

 

12 - Đồ gỗ dùng cho phòng ngoài (phòng để giày dép, áo choàng)

 

13 - Đồ gỗ dùng cho phòng tắm

 

14 - Đồ gỗ dùng cho biệt thự (nhà nghỉ)

Đồ gỗ dùng cho bối cảnh biệt thự hoặc dùng ngoài trời

15 - Đồ gỗ dùng cho những nhà công cộng

Đồ gỗ dùng cho bối cảnh xí nghiệp, cơ quan có tính đến đặc điểm hoạt động của nó và các đặc trưng của quá trình chức năng

16 - Đồ gỗ dùng cho y tế

Đồ gỗ dùng cho bối cảnh bệnh viện, phòng khám đa khoa và các cơ quan y tế khác.

17 - Đồ gỗ dùng cho phòng thí nghiệm

Đồ gỗ dùng cho bối cảnh phòng thí nghiệm trong đó có phòng thí nghiệm học tập và phòng thí nghiệm y học.

18 - Đồ gỗ dùng cho các cơ sở mẫu giáo

Đồ gỗ dùng cho vườn trẻ và nhà trẻ

19 - Đồ gỗ dùng cho các cơ sở học tập

Đồ gỗ dùng cho trường học phổ thông, các trường trung cấp và các trường đại học khác nhau.

20 - Đồ gỗ dùng cho xí nghiệp thương nghiệp

Đồ gỗ dùng cho các cửa hàng

21 - Đồ gỗ dùng cho ngành ăn uống công cộng

Đồ gỗ dùng cho những nhà ăn, khách sạn, quán cà phê, quán điểm tâm và cho các công việc ăn uống công cộng khác.

22 - Đồ gỗ dùng cho các cơ sở dịch vụ sinh hoạt

Đồ gỗ dùng cho các cửa hiệu và xưởng nhỏ khác nhau như xưởng vẽ, xưởng điêu khắc, hiệu ảnh hiệu may … và các dịch vụ sinh hoạt khác.

23 - Đồ gỗ dùng cho khách sạn, nhà điều dưỡng

Đồ gỗ dùng cho khách sạn, an dưỡng, nhà nghỉ, nhà trọ, trại du lịch

24 - Đồ gỗ dùng cho các cơ sở vui chơi

Đồ gỗ dùng cho các rạp chiếu bóng, nhà hát, câu lạc bộ, cung văn hóa, viện bảo tàng

25 - Đồ gỗ dùng cho thư viện phòng đọc

 

26 - Đồ gỗ dùng cho các công trình thể thao

 

27 - Đồ gỗ dùng cho các cơ quan hành chính

 

28 - Đồ gỗ dùng cho các cơ sở giao dịch

Đồ gỗ dùng cho các bộ phận giao dịch khác nhau

29 - Đồ gỗ dùng cho các phòng chờ các cơ sở giao thông

 

Các dạng đồ gỗ theo công dụng chức năng

30 - Đồ gỗ dùng để cất giữ

Đồ gỗ chủ yếu của nó là bảo quản và cất giữ nhiều loại đồ đạc khác nhau

31 - Tủ

Đồ gỗ có ưu điểm cất giữ nhiều đồ đạc có chức năng công dụng khác nhau

32 - Tủ để áo khoác

 

33 - Tủ để quần áo

 

34 - Tủ để nồi xoong bát đĩa

 

35 -Tủ sách

 

36 - Tủ đựng dụng cụ làm bếp

Tủ dùng để cất những dụng cụ dùng vào việc nội trợ hàng ngày

37 - Tủ - bàn bếp

Bàn dùng để làm thức ăn, bày biện bát đĩa đồng thời có thể cất bát đĩa và thức ăn.

38 - Tủ - chạn bát

Tủ bếp đựng các dụng cụ đã rửa

39 - Tủ kính

Tủ bằng gỗ có lắp kính dùng để cất và trưng bày các đồ dùng khác nhau

40 - Tủ ngăn

Tủ dùng để chia nhà ra nhiều ngăn

41 - Tủ treo tường

 

42 - Tủ có nhiều công dụng

Tủ chia nhiều ngăn theo các chức năng công dụng khác nhau

43 - Tủ com-môt

Tủ có nhiều ngăn để quần áo

44 - Tủ trang điểm

Tủ có gương soi và ngăn dùng để đồ dùng dụng cụ trang sức

45 - Bàn viết

Dụng cụ bằng gỗ có mặt bàn có thể lật lên hạ xuống hoặc có bảng gỗ có thể kéo ra đẩy vào dùng phục vụ cho việc viết

46 - Tủ chè (tủ buýp-phê)

Tủ để bát đĩa và khăn ăn. Mặt trên của tủ dùng để bày biện

47 - Bàn đầu giường

Tủ được hạ thấp độ cao vì có công dụng khác

48 - Rương, hòm

Hòm gỗ có nắp đậy có thể mở ra hoặc tháo rời được, dùng để cất các loại vật dụng khác nhau

49 - Giá gỗ

Vật dụng bằng gỗ không có cửa chỉ có ván hậu, dùng để sách hay các vật dụng khác

50 - Đồ gỗ dùng để ngồi hoặc nằm

Đồ gỗ dùng để ngồi hoặc nằm

51 - Gường

Đồ gỗ dùng để nằm ngủ hoặc trải nệm có một hoặc hai thành ở 2 đầu giường

52 - Gường một

Giường dùng cho một người nằm

53 - Gường đôi

Giường dùng cho hai người nằm

54 - Đi-văng

Đồ gỗ dùng cho vài ba người ngồi và có lưng tựa

55 - Đi văng - giường

Đi văng cải tiến có thể biến thành giường nằm

56 - Ghế nằm có gối đầu

Đồ gỗ nằm có gối đầu và có tựa tay hoặc không có tựa tay

57 - Ghế dài có tựa

Ghế dài có lưng tựa không dùng để nằm

58 - Ghế băng

Đồ gỗ dùng cho vài ba người ngồi, có tựa lưng và tựa tay hoặc không, có đệm ngang bằng mặt ghế hoặc thấp hơn

59 - Ghế đẩu

Đồ gỗ dùng cho một người ngồi, không có tựa tay tựa lưng

60 - Ghế ngồi chèo thuyền

Đồ gỗ dùng cho một người hoặc vài ba người ngồi không có lưng tựa nhưng mặt ghế ngồi có bọc

61 - Ghế tựa

 Đồ gỗ dùng cho một vài người ngồi có tựa lưng hoặc tựa tay hoặc không có. Chiều cao của đệm ngồi phù hợp với công dụng và chiều cao của bàn (bàn ăn bàn viết)

62 - Ghế bành

Đồ gỗ cải tiến dùng để ngồi cho một người có lưng tựa, tay tựa hay không có

63 - Ghế bành ngồi nghỉ ngơi

Ghế bành có tựa tay hay không có, chiều cao của mặt ghế thấp hơn chiều cao của ghế tựa

64 - Ghế bành làm việc

 

65 - Ghế bành - giường

Ghế bành ngồi nghỉ ngơi, loại ghế này đã được cải tiến và có thể nằm được

66 - Ghế xích đu

Ghế nhẹ, dùng trong lúc nghỉ ngơi

67 - Ghế bành dài

Ghế nhẹ dùng trong lúc nghỉ ngơi, trong khi sử dụng có thể thay đổi tư thế để nửa ngồi nửa nằm

68 - Đồ gỗ dùng trong công tác và trong việc thu dọn thức ăn

Đồ gỗ dùng trong việc thu dọn thức ăn làm các công việc khác và sắp xếp dụng cụ

69 - Bàn

Đồ gỗ có bề mặt và chiều dài cao được bố trí thuận lợi phù hợp với công việc dùng trong việc thu dọn thức ăn và xếp các dụng cụ khác nhau

70 - Bàn ăn

Bàn dùng để thu dọn thức ăn

71 - Bàn bày thức ăn

Bàn dùng để giao chuyển thức ăn

72 - Bàn viết

Bàn học bàn viết

73 - Bàn báo

Bàn thấp dùng để tạo dáng cho khu vực nghỉ ngơi

74 - Bàn trang điểm

Bàn có gương soi và ngắm để đồ dùng và dụng cụ trang sức

75 - Các đồ gỗ khác

 

76 - Xe tập đi

 

77 - Mắc áo

 

Những dạng đồ gỗ theo đặc điểm kết cấu và quy trình công nghệ

78 - Đồ gỗ tháo lắp

Đồ gỗ mà kết cấu của nó cho phép lắp ráp và tháo rời ra được

79 - Đồ gỗ lắp ráp tổng hợp

Đồ gỗ có những chi tiết được tiêu chuẩn hóa. Các chi tiết này cho phép tạo ra nhiều dạng đồ gỗ có công dụng và kích thước khác nhau

80 - Đồ gỗ theo đơn nguyên

Đồ gỗ bao gồm một số đơn nguyên dùng để lắp ráp cái này thành cái khác hoặc cái này cạnh cái khác

81 - Đơn nguyên đồ gỗ

Đồ gỗ có cấu tạo hoàn chỉnh có thể sử dụng riêng lẻ hoặc một bộ phận cấu thành trong một khối nhóm đồ gỗ

82 - Đồ gỗ không tháo rời

Đồ gỗ liên kết với nhau không tháo rời

83 - Đồ gỗ liền tường

Đồ gỗ áp vào tường của các phòng trong nhà

84 - Đồ gỗ nhiều công dụng

Đồ gỗ mà cấu tạo của nó cho phép xáo trộn các chi tiết để làm thay đổi chức năng công dụng hay kích thước

85 - Đồ gỗ uốn

Đồ gỗ mà các chi tiết cơ bản của nó được chế tạo theo phương pháp uốn cong

86 - Đồ gỗ làm bằng gỗ uốn cong

Đồ gỗ mà cấu tạo của nó có nhiều chi tiết được uốn cong

87 - Đồ gỗ đan bện

Đồ gỗ mà cấu tạo của nó có nhiều chi tiết đan bện

Dạng đồ gỗ theo nguyên liệu

88 - Đồ gỗ bằng vật liệu gỗ

 

89 - Bàn ghế bằng chất dẻo

Bàn, ghế, giường, tủ mà cấu tạo của nó gồm nhiều chi tiết bằng chất dẻo

90 - Bàn ghế bằng kim loại

Đồ gỗ mà cấu tạo của nó gồm nhiều chi tiết bằng kim loại

 

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi