Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4689:2007 ISO 8910:1993 Máy và thiết bị làm đất-Các phần tử làm việc của cày lưỡi diệp-Thuật ngữ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4689:2007

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4689:2007 ISO 8910:1993 Máy và thiết bị làm đất-Các phần tử làm việc của cày lưỡi diệp-Thuật ngữ
Số hiệu:TCVN 4689:2007Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:23/05/2007Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCVN 4689:2007

ISO 8910:1993

MÁY VÀ THIẾT BỊ LÀM ĐẤT - CÁC PHẦN TỬ LÀM VIỆC CỦA CÀY LƯỠI DIỆP - THUẬT NGỮ

Machinery and equipment for working the soil - Mouldboard plough working elements - Vocabulary

 

Lời nói đầu

TCVN 4689:2007 thay thế TCVN 4689:1989.

TCVN 4689:2007 hoàn toàn tương đương ISO 8910:1993.

TCVN 4689:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÁY VÀ THIẾT BỊ LÀM ĐẤT - CÁC PHẦN TỬ LÀM VIỆC CỦA CÀY LƯỠI DIỆP - THUẬT NGỮ

Machinery and equipment for working the soil - Mouldboard plough working elements - Vocabulary

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này xác định các thuật ngữ cho các loại cày lưỡi diệp cùng các chi tiết và bộ phận của chúng.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1. Thân cày (plough body; plough bottom)

Bộ phận làm việc chủ yếu của cày dùng để cắt, nâng, lật và làm tơi vỡ thỏi đất cày. Xem hình 1.

2.1.1. Thân cày trụ (digger [cylindrical] body)

Thân cày có bề mặt hình trụ, được tạo thành bởi một đường thẳng (đường sinh), trượt theo một đường dẫn hướng có dạng của một cung đường tròn hoặc parabon.

2.1.2. Thân cày công dụng chung (vạn năng) (general purpose [universal])

Thân cày mà bề mặt có dạng tương tự như hình trụ, nhưng một phần của bề mặt được tạo thành bởi một đường cong nằm ngang (đường sinh).

2.1.3. Thân cày xoắn (spiral body)

Thân cày mà bề mặt được tạo thành bởi một đường gần với đường thẳng (đường sinh) xoay trong mặt phẳng thẳng đứng và dịch chuyển theo một đường dẫn hướng.

2.2. Chi tiết của thân cày (plough body parts) (xem Hình 2).

2.2.1. Trụ cày (leg)

Là một dầm đứng một đầu bắt chặt với khung cày đầu dưới lắp bọng, lưỡi và diệp cày.

Trong một số kết cấu cày thanh uốn cong của khung cày có thể thực hiện chức năng của trụ cày.

2.2.2. Bọng cày (frog)

Chi tiết trên đó lắp lưỡi cày, diệp cày và bảng đồng.

2.2.3. Lưỡi cày (share)

Chi tiết dùng để cắt và tách thỏi đất trong mặt phằng nằm ngang.

Lưỡi cày có thể có dạng hình thang, dạng mũi đục, có mũi đục dịch chuyển được, có má, có mũi thay thế hay đảo chiều được v.v. (xem Hình 3).

2.2.4. Diệp cày (mouldboard)

Chi tiết tách lật và làm tơi thỏi đất.

2.2.5. Ngực diệp (mouldboard shin)

Chi tiết gắn chặt với trụ cày, là chỗ dựa để lắp diệp cày. Ngực diệp có thể thay thế được.

2.2.6. Cánh diệp (mouldboard wing)

Phần sau của diệp cày, có thể là chi tiết thay thế được.

2.2.7. Thanh nối diệp (tailpiece)

Chi tiết phụ điều chỉnh được, lắp nối vào cánh diệp để cải thiện khả năng lật và úp thỏi đất xuống luống cày.

2.2.8. Tấm tựa đồng (landside)

Chi tiết có nhiệm vụ tựa vào thành luống để chống lại sự quay của cày trong khi cày.

2.2.9. Gót cày (landside heel)

Chi tiết lắp vào phần sau tấm tựa đồng cuối cùng ở những cày có nhiều thân có nhiệm vụ chống lún cho cày, có thể thay thế khi mòn.

2.2.10. Con lăn tựa đồng (roller landside)

Con lăn lắp vào vị trí thay cho tấm tựa đồng có nhiệm vụ tựa vào thành luống để chống lại sự quay của cày trong khi cày chuyền tải trọng ngang lên thành luống cày.

2.2.11. Tấm xén góc (trashboard)

Chi tiết phụ của cày, lắp vào phía trên ngực diệp để xén và gạt xuống đáy luống phần trên của thỏi đất cày quá lớn.

2.3. Thân cày phụ (skim coulter)

Chi tiết phụ của cày, lắp phía trước thân cày chính để cắt và gạt xuống đáy luống một phần của lớp đất trên mặt hay góc của thỏi đất cày quá lớn.

2.4. Dao đĩa (disc coulter)

Đĩa tròn quay phẳng mép sắc lắp trước thân cày để cắt trước theo mặt phẳng đứng thỏi đất mà cày sẽ lật.

2.5. Dao cắt thẳng (knife coulter)

Dao cắt phẳng và thẳng lắp trước thân cày để cắt trước theo mặt phẳng thẳng đứng thỏi đất mà cày sẽ lật.

2.6. Lưỡi xén (blade coulter)

Dao phẳng lắp trên cạnh đồng của lưỡi hay diệp cày để cắt gọn thỏi đất cày theo mặt phẳng thẳng đứng.

Hình 1 - Các kiểu thân cày

 

1. Trụ cày

2. Bọng cày

3. Lưỡi cày

4. Diệp cày

5. Ngực diệp

6. Cánh diệp

7. Thanh nối diệp

8. Tấm tựa đồng

9. Gót cày

10. Tấm xén góc

Hình 2 - Các chi tiết của thân cày

 

Hình 3 - Các kiểu lưỡi cày

 

Chỉ dẫn thuật ngữ theo vần chữ cái

B

 

 

Tấm tựa đồng

2.2.8

 

C

 

 

Cánh diệp

2.2.6

 

Con lăn tựa đồng

2.2.10

 

D

 

 

Dao cắt thẳng

2.5

 

Dao đĩa

2.4

 

Diệp cày

2.2.4

 

G

 

 

Gót cày

2.2.9

 

L

 

 

Lưỡi cày

2.2.3

 

Lưỡi xén

2.6

 

M

Mũi đục

 

2.2.3

 

N

 

 

Ngực diệp

2.2.5

 

Bọng cày

2.2.2

 

T

 

 

Tấm xén góc

2.2.11

 

Thanh nối diệp

2.2.7

 

Thân cày

2.1

 

Thân cày phụ

2.2.3

 

Thân cày trụ

2.1.1

 

Thân cày vạn năng

2.1.2

 

Thân cày xoắn

2.1.3

 

Trụ cày

2.2.1

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi