Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4674:1989 ISO 2904:1993 Vít định vị-Cơ tính và phương pháp thử

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4674:1989

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4674:1989 ISO 2904:1993 Vít định vị-Cơ tính và phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 4674:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1989Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4674 : 1989

VÍT ĐỊNH VỊ - CƠ TÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Adjusting screws - Mechanical properties and methods of testing

 

HÀ NỘI - 2008

 

Lời nói đầu

TCVN 4674 : 1986 do Học Viện Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

Vít định vị - Cơ tính và phương pháp thử

Adjusting screws - Mechanical properties and methods of testing

Tiêu chuẩn này áp dụng cho vít định vị và các chi tiết kẹp chặt tương tự bằng thép cácbon hay thép hợp kim, có đường kính danh nghĩa của ren từ 1,6 mm đến 39 mm.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các vít định vị có các tính chất đặc biệt như tính hàn được, tính chống gỉ, khả năng chịu nhiệt độ cao hơn + 3000C (hay + 2500C với vít bằng thép tự động) và dưới -500C.

1 Cơ tính

             1.1 Theo cơ tính, vít định vị được chia ra các cấp bền như Bảng 1.

Bảng 1

Cấp bền của vít

14 H

22 H

45 H

Độ cứng Vicke (HV), không nhỏ hơn

140

220

450

CHÚ THÍCH: Ký hiệu cấp bền gồm một con số bằng 1/10 giá trị nhỏ nhất của độ cứng Vicke và một chữ H là ký hiệu quy ước của độ cứng.

            1.2 Vít định vị phải được chế tạo bằng thép với các yêu cầu ghi trong Bảng 2.

Bảng 2

Cấp bền của vít

Thép

Nhiệt luyện vít

Thành phần hoá học %

Cácbon

Phốt pho, không lớn hơn

Lưu huỳnh, không lớn hơn

Không lớn hơn

Không nhỏ hơn

14 H

Cácbon

-

0,50

-

0,11

0,15

22 H

Cácbon

Tôi và ram

0,50

-

0,05

0,05

33 H

Cácbon

Tôi và ram

0,50

-

0,05

0,05

45 H

Hợp kim

Tôi và ram

0,50

0,19

0,05

0,05

1.2.1 Đối với vít có cấp bền 14 H, cho phép dùng thép tự động có hàm lượng chì không lớn n 0,35%, phốt pho không lớn hơn 0,11 % và lưu huỳnh không lớn hơn 0,34 %.

1.2.2 Đối với vít đầu vuông có cấp bền 14 H, cho phép thấm cacbon.

1.2.3 Đối với vít có cấp bền 22 H, 33 H và 45 H, cho phép dùng thép có hàm lượng chì không lớn hơn 0,35 %.

1.2.4 Đối với vít có cấp bền 45 H, cho phép dùng thép có chứa một hay nhiều nguyên tố hợp kim như crôm, niken, môlipđen, vanadi hay bo.

Cho phép dùng vật liệu khác với điều kiện thoả mãn các kết quả thử xoắn đối với vít theo Điều 2.3.

1.3 Cơ tính của vít được xác định ở nhiệt độ trong phòng phải phù hợp với quy định trong Bảng 3.

Bảng 3

Thông số

Giá trị của thông số với vít có cấp bền

14 H

22 H

33 H

45 H

Độ cứng Vicke (HV)

Từ 140 đến 290

Từ 220 đến 330

Từ 330 đến 440

Từ 450 đến 560

Độ cứng Brinen (HB)

Từ 133 đến 270

Từ 209 đến 285

Từ 314 đến 418

-

Độ cứng Rốcven

HRB

Từ 75 đến 105

Không nhỏ hơn 95

-

-

HRC

-

Không lớn hơn 30

Từ 33 đến 44

Từ 45 đến 53

Mômen xoắn (N.m)

-

-

-

Xem Bảng 5

Độ sâu vùng không thoát cacbon của ren (E), mm, không nhỏ hơn.

-

Độ sâu thoát cacbon hoàn toàn của ren (G), mm, không lớn hơn.

-

0,015

0,015

**

Độ cứng bề mặt (HVO.B), không lớn hơn

-

320

0

580

CHÚ THÍCH:

H*1        - Chiều cao ren của vít.

**          - Đối với có cấp bền 45 H không cho phép thoát cacbon hoàn toàn.

1.4 Đối với vít có cấp bền 22 H, cho phép vượt quá 10 % giới hạn trên của độ cứng.

2 Phương pháp thử

2.1 Sau khi chuẩn bị, phải đo độ cứng của vít định vị tại mặt mút, càng gần tâm càng tốt. Với vít có mặt mút được khoan, độ cứng đo tại giữa hai mép tròn của đầu vít.

Khi độ cứng vượt quá giá trị lớn nhất theo Bảng 3, cần đo lại độ cứng trên mặt cách ngang cách mặt mút của vít 0,5 mm.

Độ cứng Vicke là quyết định.

Khi chế tạo vít có cấp bền 14 H, cho phép kiểm tra độ cứng của vật liệu ban đầu.

Việc đo độ cứng Vicke, Brinen và Rôcven phải tiến hành theo các TCVN 258 :1985, TCVN 256 :1985 và TCVN 257 :1985 tương ứng.

2.2 Việc đo chiều sâu của lớp thoát cacbon phải tiến hành bằng các phương pháp nghiên cứu tế vi hay bằng cách đo độ cứng tại tất cả các bước ren.

CHÚ THÍCH: Với các vít có cấp bền 45 H dùng phương pháp xác định chiều sâu lớp thoát cacbon bằng cách đo độ cứng tại tất cả các bước ren

Trị số độ sâu thoát cacbon hoàn toàn G phải phù hợp với Bảng 3. Trị số độ sâu vùng không thoát cacbon của ren E phải phù hợp với Bảng 3 và Bảng 4.

2.3 Phải thử xoắn đối với vít định vị có lỗ vặn vít sáu cạnh cấp bền 45 H theo Hình 1.

Vặn vít định vị 1 vào lỗ có ren (dung sai ren là 5 H) của vít kiểm tra 2 tới khi các mút của vít trùng với mặt phẳng trên của giá và tựa vào vít 3 đã được vặn vào phía kia của giá.

Bảng 4

Kích thước tính bằng milimét

Bước ren

H1

E không nhỏ hơn với cấp bền của vít

22 H

33 H

45 H

0,5

0,307

0,154

0,205

0,236

0,6

0,368

0,184

0,245

0,276

0,7

0,429

0,215

0,286

0,322

0,8

0,491

0,245

0,327

0,368

1

0,613

0,307

0,409

0,460

1,25

0,767

0,384

0,511

0,575

1,5

0,920

0,460

0,613

0,690

1,75

1,074

0,537

0,716

0,860

2

1,227

0,614

0,818

0,920

2,5

1,534

0,767

1,023

1,151

3

1,840

0,920

1,227

1,380

3,5

2,147

1,074

1,431

1,610

4

2,454

1,227

1,636

1,841

 

 

Hình 1

Độ cứng của giá kiểm tra không nhỏ hơn 50 HRC, độ cứng của vít tựa 3 từ 450 HV đến 570 HV.

Để vặn vít thử, dùng chìa vặn sáu cạnh 4 gắn chặt vào tay vặn 5, kích thước S có miền dung sai h9, đường kính vòng tròn ngoại tiếp e ≥ 1,13 Smin. Chìa vặn có độ cứng từ 55 HRC tới 60 HRC.

Vít thử phải chịu được mômen xoắn có giá trị theo Bảng 5, khi đó không cho phép có vết nứt, tróc và các hư hỏng khác.

Bảng 5

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính danh nghĩa của ren

Chiều dài vít thử không nhỏ hơn

Mômen xoắn

N.m

Vít có đầu phẳng

Vít có đầu bị khoan

Vít có đầu côn

Vít có đầu trụ

3

4

5

6

8

10

12

16

20

24

4

5

5

8

8

10

16

20

20

25

4

5

6

8

10

12

16

20

25

30

5

6

8

8

10

12

16

20

25

30

5

6

8

8

10

12

16

20

25

30

0,9

2

5

8,5

20

40

65

160

310

520

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi