Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4648:2009 ISO 2729:2006 Ống lót kim loại thiêu kết-Xác định độ bền nén hướng kính

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4648:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4648:2009 ISO 2729:2006 Ống lót kim loại thiêu kết-Xác định độ bền nén hướng kính
Số hiệu:TCVN 4648:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:28/10/2009Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4648 : 2009

ISO 2739 : 2006

ỐNG LÓT KIM LOẠI THIÊU KẾT - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NÉN HƯỚNG KÍNH

Sintered metal bushes - Determination of radial crushing strength

Lời nói đầu

TCVN 4648 : 2009 thay thế TCVN 4648: 1988.

TCVN 4648 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 2739 : 2006.

TCVN 4648 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 164 Thử cơ lý kim loại biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ỐNG LÓT KIM LOẠI THIÊU KẾT - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NÉN HƯỚNG KÍNH

Sintered metal bushes - Determination of radial crushing strength

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp đo độ bền nén hướng kính của các chi tiết bằng kim loại thiêu kết có dạng ống trụ rỗng, thường là các ống lót.

Phương pháp này áp dụng cho các ống lót thiêu kết được cấu thành từ bột kim loại nguyên chất hoặc bột hợp kim.

2. Nguyên lý

Cho một ống trụ rỗng chịu lực hướng kính tăng liên tục đến khi bị nứt vỡ, với điều kiện là biến dạng không vượt quá 10 % đường kính. Lực lớn nhất quan sát được được sử dụng để tính toán giá trị liên quan đến các kích thước của ống trụ rỗng được gọi là “độ bền nén hướng kính”.

3. Thiết bị thử

3.1. Thiết bị nén, cho phép đặt lực hướng kính vào ống trụ rỗng.

3.2. Thiết bị đo lực, có khả năng đưa ra giá trị đọc lớn nhất đạt được.

4. Mẫu thử

Mẫu thử (xem Hình 1) phải có dạng ống trụ rỗng được thiêu kết (có thể được tẩm dầu hoặc không), không có bavia, vết cắt, rãnh cắt, các mép vát rõ rệt, lỗ khoan, rãnh dẫn dầu, rãnh then.

Nếu cần, ống trụ rỗng này có thể được gia công nhưng trong trường hợp này kết quả nhận được có thể khác so với kết quả nhận được đối với ống không được gia công.

CHÚ DẪN:

L chiều dài của mẫu

D đường kính ngoài của mẫu

e chiều dày của thành mẫu

Hình 1 - Mẫu thử

5. Qui trình th

Đặt mẫu thử vào giữa hai tấm nén của máy nén, trục của mẫu thử song song với các mặt phẳng của các tấm nén (xem Hình 2).

CHÚ DẪN:

1 Lực tác dụng

Hình 2 - Sơ đồ thử

Đặt lực tăng dần, không giật cục, sao cho hệ số K (xem Điều 6) tăng lên ở khoảng tốc độ từ 2 MPa/s đến 20 MPa/s, và thời gian thử lớn hơn 10 s.

6. Biểu thị kết quả

Độ bền nén hướng kính của ống lót, K, tính bằng MPa, được tính theo công thức sau:

Trong đó:

F là lực lớn nht phá huỷ mẫu, tính bng Niutơn;

L là chiều dài của mẫu, tính bằng milimét;

D là đường kính ngoài của mẫu, tính bằng milimét;

e là chiều dày của thành mẫu, tính bằng milimét.

Công thức này chỉ đúng khi tỉ số e/D nhỏ hơn 1/3 [1].

7. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử phải bao gồm các thông tin sau:

a) số hiệu tiêu chuẩn này;

b) toàn bộ chi tiết cần thiết để nhận biết mẫu;

c) mẫu thử được thiêu kết hoặc được định cỡ;

d) mẫu thử có được gia công hay không, và, nếu có, đưa ra một bản vẽ chỉ ra cách mẫu thử được gia công từ chi tiết như thế nào;

e) mẫu có được tẩm dầu hay không;

f) kết quả nhận được;

g) tất cả các thao tác không được qui định trong tiêu chuẩn này, hoặc được coi như tuỳ chọn;

h) chi tiết tất cả các sự cố có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Nếu cần thiết, dữ liệu yêu cầu để nhận biết mẫu thử phải được thoả thuận giữa nhà sản xuất và người sử dụng.

8. Công bố độ chính xác

Trên cơ sở chỉ riêng sai số thử, chỉ 5 % giá trị tuyệt đối hiệu hai kết quả của các phép thử trong cùng một phòng thử nghiệm được tiến hành đồng thời vượt quá độ lặp lại (r). Khi hiệu này lớn hơn (r) thì có lí do để nghi ngờ một hoặc cả hai kết quả thử.

Tương tự, chỉ 5 % hiệu hai kết quả của các phép thử trong hai phòng thử nghiệm khác nhau được tiến hành đồng thời vượt quá khả năng tái lập (R). Khi hiệu này lớn hơn (R) thì có lí do để nghi ngờ một hoặc cả hai kết quả thử.

Bảng 1- Dữ liệu độ chính xác

Vật liệu

K
MPa

r
MPa

R
MPa

CTG ¾ 1001¾K23

214

15

23

FC¾ 1000¾ K 20

400

34

45

FC¾ 0208 ¾ 50

785

48

48

1 Mpa = 1 N/mm2

CHÚ THÍCH: Với sự cho phép, điều này được ly từ MPIF (Liên đoàn công nghiệp bột kim loại, Mỹ) Tiêu chun 55:1998 Xác định độ bn nén hưng kính (K) của mẫu th luyện kim từ bột.



[1]) Trong trường hợp này, độ bền kéo xấp x bng 0,5 K.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi