Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4641:1988 Vật liệu thiêu kết - Phương pháp lấy mẫu
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4641:1988
Số hiệu: | TCVN 4641:1988 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Công nghiệp | |
Ngày ban hành: | 01/01/1988 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4641-88
VẬT LIỆU THIÊU KẾT
PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
Sintered materials, Sampling
Tiêu chuẩn này áp dụng cho vật liệu thiêu kết từ bột kim loại và hợp kim và qui định các phương pháp lấy mẫu, cỡ mẫu để kiểm tra kích thước và các tính chất cơ học, vật lý và hóa học.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hợp kim cứng.
1. Bản chất phương pháp
Phương pháp dựa vào các qui định trong TCVN 2600-78, bảng lấy mẫu kiểm tra định tính. Mức chất lượng chấp nhận (AQL) của lô được xác định bằng cách kiểm tra các chỉ tiêu liên quan của các đơn vị sản phẩm trong mẫu lấy ra theo thủ tục đã được các bên hữu quan qui định.
2. Trình tự lấy mẫu
2.1. Qui tắc chung
Trước khi bắt đầu lấy mẫu, giữa các bên hữu quan cần có các thỏa thuận sau:
- Số lượng chỉ tiêu chất lượng cần kiểm, giá trị yêu cầu và dung sai cho phép của chúng;
- Phương pháp xác định từng chỉ tiêu cần kiểm;
- Xác định phương án lấy mẫu thống kê và tiêu chuẩn chấp nhận và bác bỏ.
Mẫu được lấy ngẫu nhiên từ lô cần kiểm tra và từng chỉ tiêu được thử và xem xét riêng biệt. Số lượng sản phẩm khuyết tật trong mẫu đối với từng chỉ tiêu sẽ được đếm và so sánh với tiêu chuẩn chấp nhận và bác bỏ.
2.2. Kiểm tra kích thước hình học
Để kiểm tra kích thước cần áp dụng các phương án lấy mẫu phù hợp với qui tắc chung ở điều 2.1. Các phương án lấy mẫu cho trong các bảng 1, 2 và 4 đối với lấy mẫu 2 lần (TCVN 2600-78).
Phương án lấy mẫu 2 lần
Số lượng đơn vị sản phẩm kiểm tra bằng cỡ mẫu thứ nhất, n1, được cho trong bảng. Nếu số sản phẩm khuyết tật tìm thấy trong mẫu thứ nhất d1, bằng hoặc nhỏ hơn số chấp nhận thứ nhất c1, thì lô sản phẩm sẽ được chấp nhận. Nếu d1 bằng hoặc lớn hơn các số bác bỏ thứ nhất, r1, thì lô sẽ bị bác bỏ.
Nếu d1 nằm giữa c1 và r1 (c1<d1<r1) thì phải lấy mẫu lần thứ hai có cỡ mẫu n2 để kiểm tra; số sản phẩm khuyết tật trong mẫu thứ nhất, d1, và trong mẫu thứ hai, d2, sẽ được cộng lại d1 + d2. Nếu d1 + d2 bằng hoặc nhỏ hơn c2 thì lô sẽ được chấp nhận, và ngược lại, nếu d1 + d2 bằng hoặc lớn hơn r2 thì lô sẽ bị bác bỏ.
Bảng 1
Khả năng | Mẫu thứ nhất | Mẫu thứ hai | ||
Chấp nhận | A | d1 ≤ c1 | D | d1 + d2 ≤ c2 |
Kiểm tra tiếp | B | c1< d1< r1 |
| |
Bác bỏ | C | d1 ≥ r1 | E | r2 ≤ d1 + d2 |
2.3. Kiểm tra các tính chất vật lý, cơ học và hóa học.
Do việc xác định các tính chất cơ, lý, hóa phức tạp hơn nhiều so với việc kiểm tra kích thước hình học và mẫu thường bị phá hủy nên không thể sử dụng lượng mẫu lớn như trong điều 2.2.
Giữa các bên hữu quan cần có sự thỏa thuận về bản chất và ý nghĩa của việc thử nghiệm cũng như về số chấp nhận và bác bỏ trong cỡ mẫu của lô sản phẩm cần kiểm.
Bảng 3 hướng dẫn chọn cỡ mẫu tối thiểu đối với từng chỉ tiêu riêng biệt khi kiểm tra giao nhận một lô sản phẩm.
Nếu điều kiện cho phép, có thể tiến hành thử nhiều chỉ tiêu trên một đơn vị sản phẩm.
Bảng 3
Chỉ tiêu kiểm tra | Số lượng tối thiểu các đơn vị sản phẩm lấy từ lô |
- Độ cứng - Cơ tính khác - Khối lượng riêng - Độ xốp - Độ thấu khí - Hàm lượng dầu - Độ thẩm thấu chất lỏng - Tổ chức tế vi - Thành phần hóa học | 5 2 2 2 2 2 2 2 tùy theo lượng cần thiết đối với từng nguyên tố |
Các chỉ tiêu xác định theo tiêu chuẩn
Bảng 2: Phương án lấy mẫu 2 lần
Bảng 4: Phương án lấy mẫu hai lần, kiểm tra thường