Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4637:1988 Vật liệu giả da - Phương pháp xác định độ bền uốn gấp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4637:1988

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4637:1988 Vật liệu giả da - Phương pháp xác định độ bền uốn gấp
Số hiệu:TCVN 4637:1988Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1988Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4637-88

VẬT LIỆU GIẢ DA - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN UỐN GẤP

Artificial Leather - Determination of Stability of repeated flexing

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền uốn gấp của vật liệu giả da và màng mỏng.

1. Khái niệm

Độ bền uốn gấp là số lần gấp đôi mẫu khi uốn gấp xung quanh một ngàm kẹp về hai phía dưới một góc gấp cố định so với phương thẳng đứng và dưới một tải trọng nhất định cho đến khi mẫu đứt hoặc xuất hiện dạng phá hủy đầu tiên như vết rạn, gẫy, nứt của lớp giả da.

2. Lấy mẫu

Từ cuộn lô cắt 6 mẫu theo chiều dọc, 6 mẫu theo chiều ngang, mỗi mẫu có chiều rộng 10 ± 0,5 mm, chiều dài 100 ± 1,0 mm.

Vị trí của các mẫu thử phải cách biên ít nhất 5 cm.

Chuẩn bị và thuần hóa mẫu theo TCVN 4635 - 88.

3. Thiết bị

Máy đo độ bền uốn gấp đảm bảo các yêu cầu sau:

Góc uốn gấp là 135 ± 50C,

Vận tốc gấp của ngàm 175 ± 10 lần gấp đôi trong 1 phút.

4. Tiến hành thử

Kẹp chặt một đầu mẫu thử vào ngàm trên. Tác dụng một sức căng ban đầu lên mẫu bằng bộ phận đo sức căng hoặc bằng quả cân.

Đối với vật liệu giả da có độ dày nhỏ hơn 0,5 mm, chọn sức căng ban đầu là 10 N, có độ dầy bằng 0,5 mm và lớn hơn 15 N.

Sau khi tác dụng sức căng ban đầu lên mẫu, kẹp chặt nốt đầu còn lại của mẫu vào ngàm dưới. Nếu vật liệu thử quá dãn có thể rút bớt chiều dài phần làm việc sao cho khi dãn không ngắn hơn 45 mm.

Mẫu được kẹp chặt vào ngàm để không bị trượt khi thử. Mặt phẳng của ngàm kẹp phải đảm bảo sự song song và trùng khít của trục mẫu với phương thẳng đứng.

Cho máy chạy để ngàm di động gấp một góc 1350 về hai phía so với phương thẳng đứng cho đến khi mẫu đứt hoặc xuất hiện dạng phá hủy đầu tiên như vết rạn, gãy …

Ghi lại kết quả đo trên máy, tính bằng số lần gấp đôi.

5. Tính kết quả

Độ bền uốn gấp của từng mẫu tính bằng số lần gấp đôi với độ chính xác 0,1% so với giá trị đo được.

Kết quả là trung bình cộng của tất cả các phép đo. Làm tròn số đến bằng đơn vị.

Kết quả tính riêng cho từng chiều và đánh giá chất lượng của vật liệu theo chiều có giá trị độ bền uốn gấp thấp hơn.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi