Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4595:1988 Chuỗi kích thước-Khái niệm cơ bản, thuật ngữ, ký hiệu và định nghĩa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4595:1988

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4595:1988 Chuỗi kích thước-Khái niệm cơ bản, thuật ngữ, ký hiệu và định nghĩa
Số hiệu:TCVN 4595:1988Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1988Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4595 : 1988

CHUỖI KÍCH THƯỚC – KHÁI NIỆM CƠ BẢN, THUẬT NGỮ, KÝ HIỆU VÀ ĐỊNH NGHĨA

Dimensional chans – Basic regulations, terms, meanings and definitions

Lời nói đầu

TCVN 4595 : 1988 do Viện nghiên cứu máy - Bộ cơ khí và luyện kim biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ khoa học và công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

CHUỖI KÍCH THƯỚC - KHÁI NIỆM CƠ BẢN, THUẬT NGỮ, KÝ HIỆU VÀ ĐỊNH NGHĨA

Dimensional chans – Basic regulations, terms, meanings and definitions

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ cơ bản, ký hiệu và định nghĩa của chuỗi kích thước. Tiêu chuẩn này quy định mỗi thuật ngữ tiêu chuẩn hoá cho một khái niệm.

Các thuật ngữ tiêu chuẩn hoá được ghi trong dấu ngoặc là dạng rút ngọn.

1 Khái niệm cơ bản

1.1. Chuỗi kích thước biểu diễn mối quan hệ về mặt kích thước trong kết cấu máy, trong quá trình công nghệ chế tạo chi tiết và lắp ráp, khi đo lường.

Mối quan hệ này được xây dựng phù hợp với điều kiện và cách giải quyết bài toán về kết cấu, công nghệ hoặc đo lường.

1.2. Tính chất và quy luật của chuỗi kích thước thể hiện bằng hệ thống các khái niệm và những biểu thức giải tích, cho phép tiến hành tính toán kích thước danh nghĩa và đảm bảo độ chính xác của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, sửa chữa và trong thời gian sử dụng một cách kinh tế nhất.

1.3. Hệ thống các khái niệm của chuỗi kích thước quy định trong tiêu chuẩn này bao gồm các thuật ngữ và định nghĩa về:

- Bản chất và cấu trúc của chuỗi kích thước;

- Quan hệ giữa các thành phần của chuỗi kích thước;

- Các loại chuỗi kích thước;

- Mối liên quan giữa các chuỗi kích thước;

- Các phương pháp giải chuỗi kích thước để đạt độ chính xác sản phẩm;

- Bài toán và phương pháp giải chuỗi kích thước.

1.4 Những biểu thức giải tích và các công thức tương ứng cũng như hướng dẫn cách xây dựng và các bước tính toán chuỗi kích thước theo TCVN 4596 : 1988.

2 Thuật ngữ, ký hiệu, định nghĩa.

Bảng 1

Thuật ngữ

Ký hiệu

Định nghĩa

Ví dụ

Khái niệm cơ bản

1. Chuỗi kích thước (chuỗi)

Chữ cái tiếng Việt hoặc chữ cái Hy lạp (trừ các chữ α,

δ,ξ,λ,ω), không có chỉ số

Tập hợp các kích thước tham gia trực tiếp vào việc giải các bài toán đã được đặt ra vào tạo thành vòng khép kín.

Bài toán: Bảo đảm độ đồng trục của đường trục ụ sau với đường trục ụ trước của máy tiện trong mặt phẳng thẳng đứng.

Chuỗi kích thước A xác định khoảng cách A giữa đường trục của ụ trước và ụ sau của máy tiện trong mặt phẳng thẳng đứng.

Bài toán: Xác định kích thước bán kính của trục sau khi gia công.

Chuỗi kích thước B xác định tính kích thước Bbán kính của trục được gia công trên máy tiện.

Bài toán:Bảo đảm độ song song của bề mặt 1 đối với bề mặt 2 khi lắp ráp.

Chuỗi kích thước β xác định độ song song của bề mặt 1 đối với bề mặt 2.

Khái niệm cơ bản

2 Chuẩn

_

Theo TCVN 2510 :1978.

_

3 Khâu của chuỗi kích thước (khâu).

Chữ cái tiếng Việt hoặc chữ cái Hy lạp (trừ các chữ α, δ,ξ,λ,ω), có chỉ số phù hợp với các Điều 5 và 6.

Một trong các kích thước tạo nên chuỗi kích thước.

Trên sơ đồ của chuỗi kích thước, khâu được ký hiệu quy ước:

Kích thước đường thẳng – mũi tên hai chiều.

Độ song song – mũi tên một chiều hướng về phía chuẩn.

Độ vuông góc - mũi tên một chiều hướng về phía chuẩn.

Các khâu của chuỗi kích thước

4 Khâu khép kín

Chữ cái tiếng Việt hoặc chữ cái Hy lạp (trừ các chữ α, δ,ξ,λ,ω), có chỉ số ∆.

Khâu khởi đầu của chuỗi kích thước khi xây dựng bài toán hay là khâu cuối cùng nhận được khi giải bài toán đó.

Bài toán (thiết kế), xuất phát từ chức năng của cơ cấu, xác định kích thước danh nghĩa và sai lệch giới hạn của khe hở A đảm bảo cho bánh răng 2 quay tự do.

A – Khâu khép kín.

Bài toán (công nghệ): Trong quá trình chế tạo và lắp ráp các chi tiết phải bảo đảm trị số khe hở Ado thiết kế quy định.

A – Khâu khép kín.

5 Khâu thành phần

Chữ cái tiếng Việt hoặc chữ cái Hy lạp (trừ các chữ α, δ,ξ,λ,ω), có chỉ số tương ứng với số thứ tự của khâu thành phần.

Khâu của chuỗi kích thước có quan hệ hàm số với khâu khép kín.

6 Khâu tăng

Tương tự như điều 5 nhưng trên chữ cái có một mũi tên hướng về bên phải.

Khâu thành phần của chuỗi kích thước mà khi tăng giá trị của nó sẽ làm tăng giá trị của khâu khép kín.

 - Khe hở

– Khâu giảm

A2 – Khâu tăng

7 Khâu giảm

Tương tự như điều 5 nhưng trên chữ cái có một mũi tên hướng về bên trái.

Khâu thành phần của chuỗi kích thước mà khi tăng giá trị của nó sẽ làm giảm giá trị của khâu khép kín.

8 Khâu bù

Tương tự như điều 5 nhưng ký hiệu của khâu được đặt trong khung chữ nhật.

Khâu thành phần của chuỗi kích thước mà độ chính xác yêu cầu của khâu khép kín đạt được bằng cách thay đổi khâu thành phần đó.

A1 – Khâu bù

A3 = B1 – Khâu chung của các chuỗi kích thước A và B.

 

9 Khâu chung

Được tạo thành bằng cách đặt dấu vào giữa ký hiệu các khâu của các chuỗi kích thước.

Khâu đồng thời thuộc về một số chuỗi kích thước.

Các loại chuỗi kích thước

10 Chuỗi kích thước chính.

Tương tự như điều 1

Chuỗi kích thước mà khâu khép kín của nó là kích thước đảm bảo phù hợp với kết quả lời giải của bài toán chính.

 

11 Chuỗi kích thước phụ

Tương tự như điều 1.

Chuỗi kích thước mà khâu khép kín của nó là một trong những khâu thành phần của chuỗi kích thước chính.

Bài toán: Bảo đảm trị số khe hở A giữa các con lăn 1 và 2. A. Chuỗi kích thước chính. B. Một trong các chuỗi phụ (B = A2, trong đó A2 - một trong các khâu của chuỗi kích thước chính)

12 Chuỗi kích thước thiết kế

Tương tự như điều 1.

Chuỗi kích thước xác định khoảng cách hoặc sự xoay tương đối giữa các bề mặt hay là các đường trục của bề mặt chi tiết trong sản phẩm.

 

13 Chuỗi kích thước công nghệ.

Tương tự như điều 1.

Chuỗi kích thước đảm bảo khoảng cách yêu cầu hoặc sự quay tương đối giữa các bề mặt của sản phẩm đang được chế tạo, khi thực hiện một nguyên công hay hàng loạt các nguyên công lắp ráp, gia công, khi điều chỉnh máy hoặc khi tính toán kích thước chuyển đổi.

A - Kích thước nhận được sau khi gia công.

14 Chuỗi kích thước đo.

Tương tự như điều 1.

Chuỗi kích thước xuất hiện khi xác định khoảng cách sự xoay tương đối giữa các bề mặt, giữa các đường trục của chúng hay giữa các đường sinh của bề mặt sản phẩm đã hoặc đang được chế tạo.

 

15 Chuỗi kích thước đường thẳng.

Chữ cái tiếng Việt

Chuỗi kích thước mà các khâu của nó là những kích thước đường thẳng,

_

16 Chuỗi kích thước góc

Chữ cái Hy lạp lạp (trừ các chữ α, δ,ξ,λ,ω).

Chuỗi kích thước mà các khâu của nó là những kích thước góc.

_

17 Chuỗi kích thước phẳng

Tương tự như điều 1.

Chuỗi kích thước mà các khâu của nó nằm trong một hay một số mặt phẳng song song với nhau.

18 Chuỗi kích thước không gian

Tương tự như điều 1.

Chuỗi kích thước mà các khâu của nó nằm trong những mặt phẳng không song song với nhau.

19 Chuỗi kích thước quan hệ song song

Tương tự như điều 1.

Những chuỗi kích thước có một hay một số khâu chung.

 

20 Chuỗi kích thước quan hệ nối tiếp.

Tương tự như điều 1.

Những chuỗi kích thước mà trong đó mỗi chuỗi tiếp theo có một chuẩn chung với chuỗi trước nó.

a – a, b – b – chuẩn chung

a – a – chuẩn chung

21 Chuỗi kích thước quan hệ phối hợp

Tương tự như điều 1.

Những chuỗi kích thước trong đó có cả chuỗi kích thước quan hệ song song và chuỗi kích thước quan hệ nối tiếp.

Kích thước và sai lệch

22 Kích thước danh nghĩa.

Tương tự như Điều 5.

Theo TCVN 2244-77.

_

23 Kích thước thực.

_

Kích thước nhận được sau khi thực hiện quá trình công nghệ.

_

24 Kích thước đo (1)

_

Kích thước của sản phẩm biết được do kết quả đo lường.

_

25 Kích thước giới hạn.

_

Theo TCVN 2244:1977.

_

26. Kích thước giới hạn lớn

Chữ cái tiếng Việt hoặc chữ cái Hy lạp (trừ các chữ α, δ,ξ,λ,ω)với chỉ số max.

Theo TCVN 2244:1977.

 

27. Kích thước nhỏ nhất.

Tương tự như điều 26 nhưng với chỉ số min

Theo TCVN 2244:1977.

 

28. Sai lệch

∆ (E) (2)

Theo TCVN 2244:1977.

 

29. Sai lệch trên

tr (Es)

Theo TCVN 2244:1977

 

30. Sai lệch dưới

d (Ei)

Theo TCVN 2244:1977

Đối với khâu thứ i

31. Dung sai

T (δi)

Theo TCVN 2244:1977

32. Miền dung sai

_

Theo TCVN 2244:1977

33. Toạ độ trung bình của miền dung sai

δ (Etb)

Toạ độ xác định vị trí trung bình của miền dung sai so với kích thước danh nghĩa

34. Miền phân bố

ω(V)

Hiệu giữa kích thước lớn nhất và nhỏ nhất trong lô sản phẩm

35. Toạ độ trung bình của miền phân bố

ω (EtbV)

Toạ độ xác định vị trí trung bình của miền phân bố so với kích thước danh nghĩa

CHÚ THÍCH:

(1) Nếu sai số đo đối với bài toán đã được đặt ra cho phép chọn kích thước đo làm kích thước thực thi theo TCVN 2244 : 1977 kích thước đo đó được gọi là kích thước thực.

(2) Từ đây về sau bên cạnh các ký hiệu quy ước, cho phép dùng các ký hiệu chỉ dẫn ghi trong dấu ngoặc.

Bảng 1 (tiếp theo)

Thuật ngữ

Ký hiệu

Định nghĩa

Ví dụ

36 Toạ độ tâm của nhóm

M (x) (Em)

Toạ độ xác định vị trí tâm của nhóm so với kích thước danh nghĩa.

37 . Lượng bù tính toán lớn nhất.

δb (Vb)

Lượng để bù cho sai lệch tính toán lớn nhất có thể vượt quá giới hạn miền dung sai của khâu khép kín.

_

Hệ số tính toán

38 Sai lệch bình phương trung bình tương đối.

λ

Hệ số đặc trưng cho quy luật phân bố kích thước hoặc sai lệch kích thước.

_

39 Hệ số phế phẩm.

t

Hệ số đặc trưng cho xác suất sai lệch của khâu khép kín vượt quá giới hạn của dung sai.

_

40 Hệ số không đối xứng tương ứng

α

Hệ số đặc trưng cho sự không đối xứng của đường cong phân bố kích thước

_

41 Hệ số ảnh hưởng của khâu thanh phẩm

ξ

Hệ số đặc trưng cho mức độ ảnh hưởng sai lệch của khâu thành phần đến sai lệch của khâu khép kín

_

Phương pháp đạt độ chính của khâu khép kín

42 Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn.

_

Phương pháp trong đó có độ chính xác yêu cầu của khâu khép kín trong chuỗi kích thước đạt được bằng cách đưa vào chuỗi những khâu thành phần mà không cần có sự chọn lắp hoặc thay đổi trị số của các khâu thành phần đó ở tất cả các đối tượng được lắp.

_

43 Phương pháp lắp lẫn không hoàn toàn.

_

Phương pháp trong đó có độ chính xác yêu cầu của khâu khép kín trong chuỗi kích thước đạt được bằng cách đưa vào chuỗi những khâu thành phần mà không cần có sự chọn lắp hoặc thay đổi trị số của các khâu thành phần đó ở một số đối tượng lắp đã được chọn trước.

_

44 Phương pháp lắp lẫn theo nhóm

-

Phương pháp trong đó có độ chính xác yêu cầu của khâu khép kín trong chuỗi kích thước đạt được bằng cách đưa vào chuỗi kích thước những khâu thành phần thuộc một trong các nhóm mà các khâu thành phần đã được phân loại trước.

_

45 Phương pháp sửa lắp

_

Phương pháp trong đó có độ chính xác yêu cầu của khâu khép kín trong chuỗi kích thước đạt được bằng cách loại bỏ một phần nhất định lớp vật liệu của chi tiết để thay đổi kích thước của khâu bù.

_

46 Phương pháp điều chỉnh.

_

Phương pháp trong đó có độ chính xác yêu cầu của khâu khép kín trong chuỗi kích thước đạt được bằng cách thay đổi kích thước của khâu bù mà không phải loại bỏ lớp vật liệu của chi tiết bù.

_

Bài toán và phương pháp giải chuỗi kích thước

47 Bài toán thuận

_

Bài toán trong đó các thông số (3) của khâu khép kín đã được biết, yêu cầu xác định các thông số của các khâu thành phần.

_

48 Bài toán ngược

_

Bài toán trong đó các thông số (4) của các khâu thành phần đồng thời đều được biết, yêu cầu xác định các thông số của khâu khép kín.

_

49 Bài toán tĩnh.

_

Bài toán mà khi giải không tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của các khâu trong chuỗi kích thước.

_

50 Bài toán động

_

Bài toán mà khi giải có tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của các khâu trong chuỗi kích thước.

_

51 Phương pháp giải cực đại - cực tiểu

_

Phương pháp giải chỉ tính đến sai lệch giới hạn các khâu trong chuỗi kích thước và giải theo sự xuất hiện bất lợi nhất của chúng.

_

52 Phương pháp giải theo lý thuyết xác suất.

_

Phương pháp giải tính đến sự phân bố kích thước và xác suất hiện khác nhau của các sai lệch các khâu, thành phần trong chuỗi kích thước.

_

CHÚ THÍCH:

(3) Trị số danh nghĩa, sai lệch cho phép v.v...

(4) Dung sai, miền phân bố, toạ độ trung bình của miền phân bố v.v...

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi