Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4357:1986 Giày bảo hộ lao động cho công nhân đi lô cao su

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4357:1986

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4357:1986 Giày bảo hộ lao động cho công nhân đi lô cao su
Số hiệu:TCVN 4357:1986Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1986Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCVN 4357:1986

GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN ĐI LÔ CAO SU

Safety footwear for rubber latex gathering jobs in rubber plantations

 

Lời nói đầu

TCVN 4357:1986 do Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN ĐI LÔ CAO SU

Safety footwear for rubber latex gathering jobs in rubber plantations

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại giày bảo hộ lao động chế tạo bằng vật liệu cao su có dán lớp vải bên trong dùng cho công nhân làm việc ngoài lô cao su.

1. Cỡ số, kích thước

1.1. Giày được sản xuất theo các cỡ từ 36 đến 41 và kích thước quy định trong Bảng 1

Bảng 1

Tên chỉ tiêu

Mức

Dung sai

1. Chiều cao đế mặt

2. Chiều cao đế gót

3. Chiều cao phần vân hoa

4. Chiều cao giày

5. Chiều dày lớp cao su

6. Khối lượng một đôi giày, tính bằng g, không lớn hơn

14

20

7

170

2

950

± 0,5

± 0,5

± 0,5

± 2,0

± 1,0

 

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Hình dáng và màu sắc: Hình dáng của đôi giày phải cân đối đồng đều, màu đen, bóng, không bị mốc, không có sự khác biệt về màu sắc, sự chênh lệch về chiều dài và chiều rộng giữa hai chiếc trong một đôi không quá 3 mm, về chiều cao không quá 4 mm.

2.2. Mặt giày: Cho phép có các tạp chất, bọt khí với diện tích mỗi chỗ không được lớn hơn 4 mm2, không được có chỗ lồi lõm quá 1 mm. Những khuyết tật trên không được tập trung và không quá 4 chỗ. Không được phép rắn, hở, cho phép có vết dính keo nhưng không ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

2.3. Dây bọc: Đường lăn hoa phải rõ ràng, thẳng đều, sát mép. Các quy định về khuyết tật phải tuân theo Điều 2.2.

Đế giầy

2.4. Vải lót: Vải bông có khối lượng không lớn hơn 300 mg/m2, độ bền kéo đứt không nhỏ hơn 300 N/cm2 (trên mẫu thử 50 mm x 200 mm). Tổng diện tích vải lót dàn mặt trong giày bị bong nhãn không được lớn hơn 200 mm2.

2.5. Đế giày: có các khía hình côn, mặt đáy trong lớn hơn mặt đáy ngoài để đế dễ dàng rũ đất bám ra.

2.6. Đế và thân giày phải đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý quy định trong Bảng 2.

Bảng 2

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Lực kéo đứt cao su thân, tính bằng N/cm2, không nhỏ hơn

2. Lực kéo đứt cao su đế, tính bằng N/cm2, không nhỏ hơn

3. Độ dãn dài cao su thân, tính bằng %, không nhỏ hơn

4. Độ dãn dài cao su đế, tính bằng %, không nhỏ hơn

5. Độ bền liên kết

- Giữa cao su với cao su, tính bằng N/cm không nhỏ hơn

- Giữa cao su với vải, tính bằng N/cm không nhỏ hơn

6. Lượng mài mòn, tính bằng cm3/1,61 km, không lớn hơn

7. Độ cứng phần đế, tính bằng SoA

8. Độ bền gãy gập phần đế tính theo chiều dài vết nứt tính bằng mm, không lớn hơn

800

1 000

350

350

 

25

20

3

60 ± 5

2,54

2.7. Tuổi thọ của giày ít nhất phải là 6 tháng

3. Yêu cầu về tính an toàn và vệ sinh

3.1. Tính an toàn: Giày phải bảo vệ được từ bàn chân đến mắt cá chân không bị rắn rết, vắt, muỗi, bọ cạp cắn, chống các trầy sướt do gai góc, mảnh bom đạn, cành cây gây nên v.v.

3.2. Tính vệ sinh: Giày chống thấm nước tốt, đảm bảo thấm mồ hôi, nhẹ nhàng, thông thoáng không gây lở loét chân.

4. Phương pháp thử

4.1. Lấy mẫu: Theo TCVN 1678:1986, lượng mẫu để xác định các chỉ tiêu ngoại quan và cơ lý không ít hơn 8 đôi.

4.2. Xác định kích thước, khối lượng của giày. Dùng thước dài chia độ đến 1 mm để xác định về sự chênh lệch chiều cao, chiều rộng và chiều dài. Dùng thước chia độ đến 0,1 mm để xác định chiều dày của đế giày, chiều dày lớp cao su.

Xác định khối lượng của một đôi giày bằng cân đĩa có độ chia tới 50 g.

4.3. Xác định hình dáng và màu sắc trên một đôi giày: đặt hai chiếc giày cần thử ngang hàng với nhau, nhận xét sự chênh lệch về màu sắc bằng mắt thường.

4.4. Xác định đường lăn hoa trên dây bọc: nhận xét về sự đồng đều của đường lăn hoa.

4.5. Xác định tạp chất bọt khí và khuyết tật ngoại quan khác trên một đôi giày.

Nhận xét về tạp chất như cát, sạn, bọt khí lẫn trong phần cao su, đồng thời xác định diện tích, sự phân bố của các khuyết tật trên mặt giày.

4.6. Xác định khuyết tật của mặt giày và vải lót: nhận xét về những khuyết tật của mặt giày và vải lót như bong nhãn, rách hở, đồng thời xác định tổng diện tích của chúng.

4.7. Xác định lực kéo đứt và độ giãn dài: Theo TCVN 1678:1986

4.8. Xác định độ bền liên kết theo TCVN 1678:1986

4.9. Xác định lượng mài mòn: Theo TCVN 1678:1986

4.10. Xác định độ cứng: Theo TCVN 1595:1986

4.11. Xác định độ bền gẫy gập của đế giày

4.11.1. Lấy mẫu thử: Lấy 5 mẫu có kích thước dài 150 mm, rộng 25 mm, dày 6 mm.

4.11.2. Tiến hành thử: Xác định trên máy thử độ bền gẫy gập. Mẫu được uốn gập 20 000 lần theo góc 90o.

Đo chiều dài của vết nứt xuất hiện sau khi gập.

5. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

5.1. Ghi nhãn: dưới mỗi chiếc giày có đóng dấu cỡ số của giày, tên cơ sở sản xuất bằng chữ nổi (có thể đóng dấu mực in ở phần vải lót bên trong).

5.2. Bao gói: Mỗi đôi giày được cho vào túi PE, xếp các túi vào thùng gỗ, mỗi thùng 20 đôi.

Trong mỗi thùng giày phải có phiếu đóng gói ghi:

- Tên sản phẩm;

- Ký hiệu, số hiệu tiêu chuẩn này;

- Cỡ số;

- Số lượng giày;

- Chữ ký người kiểm tra kỹ thuật và đóng dấu. Ngoài thùng giày có dán nhãn ghi:

- Tên cơ sở sản xuất;

- Tên sản phẩm;

- Ký hiệu, số hiệu tiêu chuẩn;

- Cỡ số;

- Ngày xuất xưởng.

5.3. Vận chuyển: phương tiện vận chuyển phải tránh được mưa nắng, không vận chuyển chung với các chất làm ảnh hưởng đến chất lượng giày.

5.4. Bảo quản: kho để giày phải khô ráo, sạch sẽ, không để chung với hóa chất như axit, kiềm, dầu v.v. Tất cả các thùng giày được xếp cách mặt đất 5 cm, cách tường 10 cm có che đậy, tránh mưa nắng ẩm ướt và không lưu trữ trong kho quá 12 tháng.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi