Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4176:1985 Hệ thống tài liệu thiết kế-Tài liệu sử dụng sản phẩm kỹ thuật dân dụng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4176:1985

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4176:1985 Hệ thống tài liệu thiết kế-Tài liệu sử dụng sản phẩm kỹ thuật dân dụng
Số hiệu:TCVN 4176:1985Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:31/12/1985Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4176-85

HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ - TÀI LIỆU SỬ DỤNG SẢN PHẨM KỸ THUẬT DÂN DỤNG

Unified system for design documentation - Documents for operation and maintenance of domestic products

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật chung đối với việc lập tài liệu sử dụng sản phẩm kỹ thuật dân dụng.

1. YÊU CẦU CHUNG

1.1. Việc lập tài liệu sử dụng phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 3830-83 và tiêu chuẩn này.

1.2. Tài liệu sử dụng phải dự tính đến việc hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng sản phẩm cho những người chưa bao giờ được đào tạo chuyên môn. Nếu việc sử dụng sản phẩm yêu cầu phải có nhân viên chuyên nghiệp, thì trong tài liệu sử dụng cần có các chỉ dẫn về điều này.

1.3. Trình bày kỹ thuật tài liệu sử dụng cần làm nổi bật đặc điểm kết cấu và đặc điểm sử dụng của sản phẩm.

Những điều, mục cần gây sự chú ý đặc biệt cho người sử dụng cần trình bày nổi bật bằng kiểu chữ khác với kiểu chữ cơ bản.

1.4. Các quy định về sửa chữa bảo hành của xí nghiệp sản xuất sản phẩm cần được trình bày ở dạng phiếu ở cuối tài liệu sử dụng.

1.5. Trong tài liệu sử dụng, cho phép trích dẫn các tài liệu sử dụng của phần cấu thành mua, trừ trường hợp tài liệu sử dụng của các phần cấu thành có trong bộ tài liệu giao kèm sản phẩm.

2. DANH MỤC TÀI LIỆU

2.1. Danh mục tài liệu sử dụng được nêu trong bảng:

Ký hiệu tài liệu

Tên gọi tài liệu

Dạng sản phẩm

Chú thích

Chi tiết

Đơn vị lắp

HS

Hướng dẫn sử dụng

-

0

Lập hướng dẫn sử dụng khi các số liệu cần giúp cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm đúng kỹ thuật.

Hướng dẫn sử dụng gồm các phần mô tả kết cấu, quy tắc sử dụng, bảo dưỡng kỹ thuật, các thông số và đặc tính cơ bản của sản phẩm được nhà máy chế tạo bảo hành.

CN

Giấy chứng nhận

-

0

Lập giấy chứng nhận khi kết cấu sản phẩm thông dụng, quy tắc sử dụng và bảo quản thông thường, các thông số đặc tính của sản phẩm được nhà máy chế tạo bảo hành cần cho người tiêu dùng biết.

NH

Nhãn hiệu

0

0

Lập nhãn hiệu cho sản phẩm khi chỉ cần 2-3 chỉ tiêu cần thiết để sử dụng và kỹ thuật ghi nhãn lên sản phẩm hoặc từng bao gói của các sản phẩm không hợp lý và khó khăn.

Chú thích: 0: Theo thỏa thuận với bên đặt hàng

-: Không cần lập tài liệu.

2.2. Chỉ lập một trong các tài liệu sử dụng nêu trong bảng cho sản phẩm.

3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

3.1. Hướng dẫn sử dụng (HS) dùng để cung cấp cho người tiêu dùng tất cả các số liệu cần thiết để sử dụng và bảo dưỡng sản phẩm đúng kỹ thuật.

3.2. Hướng dẫn sử dụng cần có các phần mô tả kết cấu, nguyên lý làm việc, số liệu cần thiết để sử dụng, bảo quản và bảo dưỡng kỹ thuật, thông số và đặc tính cơ bản được nhà máy chế tạo bảo hành.

3.3. Mỗi phần của tài liệu HS cần có số lượng số liệu ít nhất, nhưng đủ để sử dụng sản phẩm đúng kỹ thuật.

3.4. Việc mô tả sự làm việc và các nguyên công đã đề ra cho sản phẩm được thể hiện thành quy trình công nghệ, chỉ dẫn các thao tác công việc và các dụng cụ cần thiết.

3.5. Hướng dẫn sử dụng cần có các phần sau:

Chỉ dẫn chung;

Số liệu kỹ thuật;

Các bộ giao cùng sản phẩm;

Yêu cầu về an toàn kỹ thuật;

Hiệu chỉnh sản phẩm;

Chuẩn bị làm việc;

Trình tự làm việc;

Bảo dưỡng kỹ thuật;

Quy tắc bảo quản;

Những hiện tượng hỏng hóc và phương pháp khắc phục;

Chứng nhận về nghiệm thu;

Những điều cam kết bảo hành;

Giá;

Phụ lục.

Tùy thuộc đặc điểm sản phẩm, cho phép gộp hay bỏ bớt các phần trên.

3.6. Trong phần “chỉ dẫn chung” nêu các chỉ dẫn, quy tắc và yêu cầu phản ánh đặc điểm sử dụng sản phẩm trong tất cả các giai đoạn sử dụng.

3.7. Trong phần “số liệu kỹ thuật” nêu các trị số danh nghĩa và cho phép của các đặc tính kỹ thuật cơ bản của sản phẩm, trừ các phần cấu thành mục đã có tài liệu sử dụng riêng.

3.8. Trong phần “Các bộ giao cùng sản phẩm” kê sản phẩm, các phần tháo rời riêng biệt của sản phẩm, các bộ dự phòng, tài liệu sử dụng và bao gói.

3.9. Trong phần “yêu cầu an toàn kỹ thuật” nêu các quy tắc phòng ngừa phải tuân thủ khi chuẩn bị cho sản phẩm làm việc, trong quá trình sử dụng và khi bảo quản.

3.10. Trong phần “Hiệu chỉnh sản phẩm” nêu các số liệu chung về nguyên lý làm việc, về hiệu chỉnh (kết cấu) và chế độ làm việc của toàn sản phẩm trên cơ sở các sơ đồ chức năng, sơ đồ nguyên lý và các sơ đồ khác, đồng thời cũng nêu sự tác dụng qua lại của các phần cấu thành sản phẩm với nhau.

3.11. Trong phần “Chuẩn bị làm việc” nêu nội dung về phương pháp thực hiện tất cả các nguyên công chuẩn bị cho sản phẩm làm việc.

3.12. Trong phần “Trình tự làm việc” nêu: nội dung các nguyên công đã đề ra cho sản phẩm ở tất cả các chế độ mà sản phẩm có thể làm việc.

Trình tự và quy tắc chuyển từ chế độ làm việc này sang chế độ làm việc khác của sản phẩm và các phần cấu thành, có chỉ dẫn thời gian cần thiết để thực hiện các nguyên công này;

Trình tự theo dõi sản phẩm trong thời gian làm việc và trong thời gian tạm ngừng làm việc;

Trình tự đưa các phần cấu thành của các sản phẩm về vị trí ban đầu;

Kê và ghi nội dung công việc cần thiết thực hiện sau khi sử dụng sản phẩm;

Đặc điểm công việc sau thời gian bảo quản dài hạn.

3.13. Trong phần “Bảo dưỡng kỹ thuật” tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm và việc sử dụng chúng, nêu:

Danh mục và nội dung các công việc bảo dưỡng kỹ thuật, danh mục các dụng cụ cần thiết;

Trình tự tháo và lắp;

Trình tự và vị trí bôi trơn có kèm theo bản bôi trơn sản phẩm theo TCVN 3830-83 (phụ lục 1, mẫu 8);

Chu kỳ các công việc cần thực hiện khi bảo dưỡng kỹ thuật.

3.14. Trong phần “Quy tắc bảo quản” phải nêu quy tắc bảo quản ngắn hạn và dài hạn.

Khi cần nêu dạng vật liệu (có nêu vật liệu thay thế) cần thiết để thực hiện các công việc về bảo vệ và bao gói sản phẩm để bảo quản dài hạn.

3.15. Trong phần “Những hiện tượng hỏng hóc và phương pháp khắc phục” nêu những hiện tượng và nguyên nhân hỏng hóc, phương pháp khắc phục các hỏng hóc đơn giản và nhanh nhất cho người tiêu dùng, mà không cần đến các phương tiện của xí nghiệp sửa chữa.

Danh mục các hiện tượng hỏng hóc được trình bày thành bảng theo TCVN 3830-83 (phụ lục 1, mẫu 2).

3.16. Phần “Chứng nhận và nghiệm thu” theo TCVN 3830-83 (phụ lục 1, mẫu 10).

3.17. Trong phần “Những điều cam kết bảo hành” nêu thời hạn bảo hành, việc bảo quản sản phẩm và điều cam kết của nhà máy chế tạo và sửa chữa và thay thế không mất tiền sản phẩm và các phần cấu thành trong thời gian thuộc thời hạn bảo hành, khi người tiêu dùng tuân thủ đúng các quy tắc sử dụng sản phẩm.

Trong phần này có phiếu yêu cầu sửa chữa bảo hành, phiếu được lập theo mẫu ở phụ lục.

Phiếu cũng là đơn đề nghị sửa chữa bảo hành của người tiêu dùng.

3.18. Trong phụ lục của hướng dẫn sử dụng nêu các số liệu và tài liệu phụ.

4. GIẤY CHỨNG NHẬN

4.1. Giấy chứng nhận (CN) là tài liệu nêu rõ các thông số và đặc tính cơ bản của sản phẩm được nhà máy chế tạo bảo hành.

4.2. Giấy chứng nhận cần có các phần sau:

Chỉ dẫn chung;

Số liệu kỹ thuật;

Các bộ giao cùng sản phẩm;

Chứng nhận và nghiệm thu;

Những điều cam kết bảo hành;

Giá;

Tùy thuộc đặc điểm của sản phẩm, cho phép gộp hay bỏ bớt các phần trên.

Nội dung các phần của giấy chứng nhận phải phù hợp với nội dung các phần cùng tên của hướng dẫn sử dụng.

5. NHÃN HIỆU

5.1. Nhãn hiệu (NH) được dùng để trình bày các chỉ tiêu và số liệu cơ bản cần thiết cho việc sử dụng sản phẩm.

5.2. Trong nhãn hiệu (NH) nêu:

Tên gọi sản phẩm;

Ký hiệu hay chỉ số quy ước của sản phẩm;

Các số liệu kỹ thuật;

Số liệu tiêu chuẩn tương ứng với sản phẩm;

Số liệu về nghiệm thu sản phẩm của bộ phận kiểm tra kỹ thuật (KCS).

Số liệu về chất lượng sản phẩm;

Giá;

Ngày, tháng xuất xưởng.

 

MẪU PHIẾU BẢO HÀNH

CUỐNG BIÊN LAI No

Về sửa chữa bảo hành _________________________

(tên gọi sản phẩm)

Thu hồi ngày tháng Phụ trách cơ quan bảo hành ________________

(họ tên) (ký)

(dấu)

(Tên gọi và địa chỉ nhà máy)

PHIẾU No

Sửa chữa bảo hành _______________________________

(tên gọi sản phẩm)

Số hiệu nhà máy No _______________________________

Bán cho cửa hàng No (tên gọi cửa hàng) _______________

__________ Năm 198 ______________________________

Dấu cửa hàng _____________________________________

(ký)

Người mua và địa chỉ ______________________________

_______________________________________________

_______________________________________________

(ký)

Những việc được thực hiện sửa chữa

_________________________________________

_________________________________________

_________________________________________

_________________________________________

_____ Người sửa chữa ___ Người mua ________

(ngày tháng ) (ký) (ký)

XÁC NHẬN _________________________________

(tên gọi trạm bảo hành)

“ “ ________________________________

(dấu) (ngày tháng) (ký tên)

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi