Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4065:2007 ISO 2332:1993 Máy kéo và máy nông nghiệp-Lắp nối công cụ vào cơ cấu treo ba điểm-Khoảng không gian trống xung quanh công cụ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4065:2007

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4065:2007 ISO 2332:1993 Máy kéo và máy nông nghiệp-Lắp nối công cụ vào cơ cấu treo ba điểm-Khoảng không gian trống xung quanh công cụ
Số hiệu:TCVN 4065:2007Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:23/05/2007Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4065:2007

ISO 2332:1993

MÁY KÉO VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP - LẮP NỐI CÔNG CỤ VÀO CƠ CẤU TREO BA ĐIỂM - KHOẢNG KHÔNG GIAN TRỐNG XUNG QUANH CÔNG CỤ

Agricultural tractors and machinery - Connection of implements via three-point linkage - Clearance zone around implement

 

Lời nói đầu

TCVN 4065:2007 thay thế TCVN 4065:1985.

TCVN 4065:2007 hoàn toàn tương đương ISO 2332:1993.

TCVN 4065:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÁY KÉO VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP - LẮP NỐI CÔNG CỤ VÀO CƠ CẤU TREO BA ĐIỂM - KHOẢNG KHÔNG GIAN TRỐNG XUNG QUANH CÔNG CỤ

Agricultural tractors and machinery - Connection of implements via three-point linkage - Clearance zone around implement

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định về khoảng không gian trống cần thiết trên các máy công tác để bảo đảm cho chúng liên kết với cơ cấu treo ba điểm của máy kéo nông nghiệp.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc lắp nối các công cụ nông nghiệp vào cơ cấu treo ba điểm theo ISO 730-1 và tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các thanh móc nối theo tiêu chuẩn ISO 11001-1, ISO 11001-2 và ISO 11001-3.

2. Tài liệu viện dẫn

ISO 730-1:1990, Agricultural wheeled tractors - Rear-mounted three-point linkage - Part 1: Categories 1, 2 and 3 (Máy kéo bánh hơi nông nghiệp - Cơ cấu treo ba điểm phía sau - Phần 1: Loại 1, 2 và 3).

ISO 11001-1:1993, Agricultural wheeled tractors and implements -Three-point hitch couplers - Part 1: U-frame coupler (Máy kéo bánh hơi nông nghiệp và công cụ - Thanh móc nối của thanh treo ba điểm - Phần 1: Thanh móc nối khung chữ U).

ISO 11001-2:1993, Agricultural wheeled tractors and implements -Three-point hitch couplers - Part 2: A-frame coupler (Máy kéo bánh hơi nông nghiệp và công cụ - Thanh móc nối của thanh treo ba điểm - Phần 2: Thanh móc nối khung chữ A).

ISO 11001-3:1993, Agricultural wheeled tractors and implements -Three-point hitch couplers - Part 3: Link coupler (Máy kéo bánh hơi nông nghiệp và công cụ - Thanh móc nối của thanh treo ba điểm - Phần 3: Thanh móc nối xích).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1. Thanh móc nối công cụ (implement coupler)

Bộ phận làm dễ dàng việc lắp nối cơ cấu treo ba điểm của máy kéo vào công cụ.

4. Đặc điểm

Hình dạng và kích thước của khoảng không gian trống trên công cụ để liên kết với cơ cấu treo ba điểm được trình bày trên các Hình từ 1 đến 4 và Bảng 1. Không bao gồm các tay nâng điều chỉnh và các tay nâng điều khiển công cụ cùng các đặc điểm liên quan đến bề rộng của công cụ.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 1 - Khoảng không gian trống của các công cụ khi pittông nâng hạ duỗi về phía trước trụ đứng ở vị trí nâng (hình chi tiết)

 

Hình 2 - Khoảng không gian trống của các công cụ khi pittông nâng hạ duỗi về phía trước trụ đứng ở vị trí nâng (hình phối cảnh)

 

Hình 3 - Khoảng không gian trống của các công cụ khi pittông nâng hạ duỗi về phía sau trụ đứng ở vị trí nâng (hình chi tiết)

 

Hình 4 - Khoảng không gian trống của các công cụ khi pittông nâng hạ duỗi về phía sau trụ đứng ở vị trí nâng (hình phối cảnh)

Bảng 1

Kích thước tính bằng milimét

Ký hiệu

Mô tả

Máy kéo 1)

Loại 1

Loại 2

Loại 3

min

max

min

max

min

max

A 2)

Chốt thanh treo trên, khe hở thẳng đứng

310

-

460

-

460

-

B

Chốt thanh treo trên, khe hở thẳng đứng

160

-

280

-

280

-

C

Các chốt thanh treo, vị trí nằm ngang

-

35

-

35

-

40

D

Chốt thanh treo dưới, khe hở nằm ngang

95

-

95

-

105

-

E

Chốt thanh treo dưới, vị trí thẳng đứng

230

-

230

-

245

-

H

Chốt thanh treo trên, khe hở nằm ngang

80

-

80

-

90

-

L

Chốt thanh treo dưới, vị trí thẳng đứng

150

-

150

-

200

-

M 3)

Chiều cao của trụ

460 ±1,5

610 ±1,5

685 ±1,5

N 3)

Khẩu độ điểm thanh treo dưới

681,5

684,5

823,5

826,5

963,5

965,5

P

Đường kính của vai gờ chốt thanh treo

-

28

-

35

-

45

1) Loại máy kéo ghi trong ISO 730-1

2) A áp dụng khi cần thiết để làm cho móc trên tương ứng với thanh móc nối theo ISO 11001-1

3) Có thể cần thay đổi kích thước này trong trường hợp đối với các công cụ chuyên dùng. Các kích thước M và N tương ứng với các kích thước trong ISO 730-1.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi