Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3914:1984 Tài liệu thiết kế-Thiết kế sơ bộ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3914:1984

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3914:1984 Tài liệu thiết kế-Thiết kế sơ bộ
Số hiệu:TCVN 3914:1984Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1984Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3914 - 84

TÀI LIỆU THIẾT KẾ - THIẾT KẾ SƠ BỘ

System for design documentation - Pleninmy design

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu lập thiết kế sơ bộ cho sản phẩm của tất cả các ngành công nghiệp

1. NGUYÊN TẮC CHUNG

1.1. Lập thiết kế sơ bộ trong trường hợp nhiệm vụ kỹ thuật hoặc biên bản thảo luận dự án kỹ thuật có quy định.

1.2. Mục đích của thiết kế sơ bộ là:

Quy định các giải pháp nguyên lý của sản phẩm (kết cấu, sơ đồ…);

Cho biết khái niệm chung về nguyên lý làm việc và (hoặc) cấu tạo của sản phẩm (nếu thực hiện trước giai đoạn thiết kế kỹ thuật và lập tài liệu chế tạo là hợp lý hơn).

Ở giai đoạn thiết kế sơ bộ, cần nghiên cứu từng phương án của sản phẩm và (hoặc) các phần cấu thành của nó.

1.3. Trong thiết kế sơ bộ phải thực hiện những công việc cần thiết để đảm bảo các yêu cầu đã đề ra cho sản phẩm và cho phép quy định các giải pháp nguyên lý của sản phẩm.

1.4. Nói chung khi lập thiết kế sơ bộ phải tiến hành các công việc sau:

a) Thực hiện những giải pháp có thể được của các phương án, xác định đặc điểm của từng phương án, đặc tính từng phần cấu thành của mỗi phương án…, nghiên cứu kết cấu của chúng;

b) Giải quyết sơ bộ các vấn đề bao gói và vận chuyển sản phẩm;

c) Chế tạo và thử nghiệm mô hình, nhằm mục đích kiểm tra nguyên lý làm việc của sản phẩm và (hoặc) các phần cấu thành của sản phẩm;

d) Đề ra và chứng minh các giải pháp kỹ thuật, bảo đảm những chỉ tiêu về độ tin cậy đã quy định trong nhiệm vụ kỹ thuật và dự án kỹ thuật;

đ) Đánh giá sản phẩm theo các chỉ tiêu công nghệ;

e) Đánh giá sản phẩm theo các chỉ tiêu chuẩn hóa và thống nhất hóa;

g) Đánh giá sản phẩm theo yêu cầu về tính thẩm mỹ kỹ thuật khoa học về lao động. Khi cần thiết, để xác định các đặc tính thẩm mỹ, khoa học về lao động của sản phẩm và để thuận tiện cho việc so sánh từng phương án khác nhau thì phải chế tạo mô hình của từng phương án;

h) Kiểm tra từng phương án về tính đúng đắn của phát minh và khả năng cạnh tranh, trình bày đơn đăng ký phát minh, sáng chế;

i) Kiểm tra sự phù hợp của từng phương án với các yêu cầu kỹ thuật an toàn vệ sinh sản xuất;

k) Đánh giá so sánh các phương án.

Việc so sánh được tiến hành theo chỉ tiêu chất lượng sản phẩm (công dụng, độ tin cậy, tính công nghệ, tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa, tính kinh tế, tính thẩm mỹ và khoa học về lao động).

Khi so sánh, cần chú ý đến các đặc điểm kết cấu và việc sử dụng những sản phẩm thiết kế hiện có, xu hướng và triển vọng phát triển kỹ thuật trong nước và ngoài nước về lĩnh vực này;

1. Chọn phương án (hoặc các phương án) tối ưu của sản phẩm lập luận để lựa chọn: các giải pháp nguyên lý được sử dụng; nêu (hoặc) làm chính xác hóa yêu cầu đề ra đối với sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng…), mà yêu cầu này được quy định trong nhiệm vụ kỹ thuật và dự án kỹ thuật; xác định các đặc tính và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chưa được quy định trong nhiệm vụ kỹ thuật và dự án kỹ thuật;

m) Trên cơ sở các giải pháp nguyên lý, nêu những sản phẩm, vật liệu mới do các xí nghiệp (cơ quan) khác sản xuất, đề ra yêu cầu kỹ thuật cho các sản phẩm và vật liệu này;

…………

đ) Phần "Tính toán khẳng định khả năng làm việc và độ tin cậy của kết cấu" ghi: tính toán sơ bộ khẳng định khả năng làm việc của sản phẩm (động lực, điện, nhiệt, hệ thủy lực … của các phương án; tính toán sơ bộ khẳng định độ tin cậy của sản phẩm (chỉ tiêu tuổi thọ, thuận tiện trong sửa chữa, bảo quản…).

Nếu lượng tính toán lớn thì phần tính toán có thể trình bày thành tài liệu "bản tính" riêng khi đó trong phần này chỉ ghi những kết quả tính toán;

e) Phần "Thuyết minh về tổ chức công việc khi sử dụng sản phẩm thiết kế" ghi:

giới thiệu sơ bộ về tổ chức làm việc của sản phẩm ở vị trí vận hành, trong đó:

mô tả phương pháp làm việc của sản phẩm trong các chế độ và điều kiện đề ra trong nhiệm vụ kỹ thuật;

mô tả trình tự và phương pháp vận chuyển, lắp đặt, bảo quản sản phẩm và đưa sản phẩm vào làm việc ở vị trí vận hành, cũng như bảo dưỡng khi bảo quản và sử dụng;

giới thiệu về trình độ  và số lượng nhân viên phục vụ;

f) Phần "Chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật sẽ hình thành" ghi các tính toán sơ bộ về các chỉ tiêu kinh tế (hiệu quả kinh tế khi áp dụng sản phẩm vào nền kinh tế quốc dân…;

g) Phần "Mức tiêu chuẩn hóa và thống nhất hóa" ghi những giới thiệu sơ bộ về việc sử dụng các đơn vị lắp và chi tiết đã tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa và mượn trong sản phẩm thiết kế.

2.4.2. Phụ lục của bản thuyết minh phải có:

bản sao nhiệm vụ kỹ thuật;

danh mục công việc phải tiến hành ở giai đoạn thiết kế tiếp theo (khi cần);

tài liệu thiết kế kỹ thuật (những tài liệu này không phải là tài liệu thiết kế);

danh mục tài liệu tham khảo…;

danh mục tài liệu sử dụng khi lập thiết kế sơ bộ; tài liệu nhận được từ cơ quan, xí nghiệp khác (giấy chứng nhận bản quyền kết luận thẩm tra về phát minh, giấy chứng nhận của người tiêu thụ về số lượng sản xuất cần thiết các sản phẩm thiết kế…). Lúc này, các tài liệu không đưa vào phụ lục của thuyết minh nhưng trong thuyết minh có giới thiệu những nội dung cần thiết của các tài liệu đó (ví dụ đối tượng phát minh; số lượng sản phẩm cần thiết trong một quý, trong một năm, trong năm năm, cũng như số và ngày, tháng, năm của tài liệu.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi