Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3893:84 Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ-Phương pháp xác định khối lượng riêng bằng phù kế

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3893:1984

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3893:84 Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ-Phương pháp xác định khối lượng riêng bằng phù kế
Số hiệu:TCVN 3893:1984Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường
Ngày ban hành:21/05/1984Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3893-84

DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN

Cơ quan biên soạn:

Viện Dầu khí Việt Nam

Tổng cục Dầu khí

Cơ quan đề nghị ban hành:

Tổng cục Dầu khí

Cơ quan trình duyệt:

Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Nhà nước

Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số: 104/QĐ ngày 21 tháng 5 năm 1984

DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG BẰNG PHÙ KẾ (AREOMET)

Petroleum and petroleum products

Method for the determination of specific density by areometer

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp nhanh xác định khối lượng riêng bằng phù kế áp dụng cho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có độ nhớt nhỏ hơn 200 cst ở 500C hoặc dầu có độ nhớt lớn hơn nhưng không bị lắng cặn khi pha loãng bằng dầu hỏa.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các sản phẩm dầu nhẹ, bay hơi mạnh như ete dầu hỏa và các phần nhẹ khác. Khi có tranh chấp giữa các bên hữu quan, phải tiến hành xác định khối lượng riêng theo phương pháp trọng tài được quy định trong TCVN 2691-78.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

Theo TCVN 2684 - 78.

2. NGUYÊN TẮC

Sự nổi của phù kế trong lòng một chất lỏng phụ thuộc vào khối lượng riêng của chất lỏng đó. Khối lượng riêng được xác định theo mép tiếp xúc của bề mặt chất lỏng và thang chia độ trên phù kế (thang đo).

3. DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ

- Phù kế có giá trị phân độ 0,0010 g/cm3 hoặc có giá trị phân độ 0,0005 g/cm3 có khoảng đo thích hợp với khối lượng riêng của sản phẩm (Hình 1).

- Ống đong hình trụ có kích thước thích hợp với phù kế sao cho đường kính bên trong phải lớn hơn đường kính của phù kế ít nhất là 25 mm và chiều cao sao cho khi thả phù kế vào ống nghiệm có chứa mẫu thì điểm thấp nhất của phù kế phải cách đáy ống nghiệm ít nhất là 25 mm.

- Nhiệt kế có phạm vi đo từ - 10C đến 500C, độ chia 10C.

Chú thích:

1. Các phù kế thường có nhiệt kế đi kèm và nhiệt độ của phép đo được đọc trên nhiệt kế của phù kế.

2. Khi phù kế không có nhiệt kế đi kèm, có thể dùng một nhiệt kế thích hợp với nhiệt độ cần đo.

4. CHUẨN BỊ MẪU THỬ

4.1. Trộn đều mẫu thử để mẫu đạt nhiệt độ với nhiệt độ môi trường (±30C). Môi trường có thể được tạo bởi một bể nước và giữ cố định nhiệt độ suốt thời gian xác định khối lượng riêng bằng cách thêm nước nóng hoặc nước đá. Nhiệt độ đo thích hợp nằm trong khoảng 20±100C.

Rồi cẩn thận mẫu thử vào ống đo hình trụ sạch khô đã được giữ ở vị trí thẳng đứng và kín gió. Với các mẫu có độ nhớt cao dễ tạo nên bọt khí trên bề mặt của nó, có thể phá bọt bằng cách đưa một mảnh giấy lọc, sạch chạm vào các bọt khí này. Chú ý không đưa giấy sâu làm chấn động bề mặt chất lỏng.

Hình 1

a) Phù kế có giá trị phân độ 0,0005 g/cm3 có nhiệt kế kèm theo

b) Phù kế có giá trị phân độ 0,0010 g/cm3 có nhiệt kế kèm theo

c) Phù kế có giá trị phân độ 0,0010 g/cm3 không có nhiệt kế.

5. TIẾN HÀNH THỬ NGHIỆM

5.1. Các sản phẩm dầu có độ nhớt nhỏ hơn 200 cSt ở 500C.

Cho từ từ phù kế sạch và khô vào mẫu thử. Để tránh mọi thay đổi khối lượng của phù kế, chú ý không làm ướt thêm phần nổi trên bề mặt chất lỏng của phù kế. Quan sát sao cho phù kế không chạm vào thành trong của ống nghiệm.

Khi phù kế hoàn toàn ở trạng thái cân bằng và nhiệt độ của mẫu thử chỉ còn dao động nhiều nhất là 0,50C, tiến hành đọc kết quả theo mép tiếp xúc giữa mặt chất lỏng và thang chia độ của phù kế (thang đo).

Đọc ngay nhiệt độ chính xác tới 0,50C trước và sau khi đọc vạch trên thanh đo: trung bình cộng của hai giá trị nhiệt độ trên được coi là nhiệt độ của phép thử. Kết quả đọc được là khối lượng riêng của sản phẩm ở nhiệt độ thử.

Đối với sản phẩm thẫm mầu, cho phép nhấc phù kế lên một chút khi đọc nhiệt độ, sao cho bầu thủy ngân của nhiệt kế đi kèm vẫn ở trong lòng mẫu thử là được.

Chú thích. Để xác định khối lượng riêng của dầu thô, phải phá vỡ nhũ tương và loại bỏ nước. Trong khi phá vỡ nhũ tương, loại bỏ nước và tạp chất, không được làm thay đổi thành phần của mẫu.

5.2. Các sản phẩm dầu mỏ có độ nhớt lớn hơn 200 cSt ở 500C.

Đối với các sản phẩm có độ nhớt cao, tiến hành pha loãng gấp đôi bằng dầu hỏa trước khi xác định khối lượng riêng. Sau đó tiến hành thử như điều 5.1.

6. TÍNH TOÁN KẾT QUẢ

6.1. Đối với các sản phẩm có độ nhớt nhỏ hơn 200 cSt ở 500C. Khối lượng riêng của sản phẩm ở nhiệt độ t khi biết khối lượng riêng của nó ở nhiệt độ t được tính bằng g/cm3 theo công thức

trong đó:

 - khối lượng riêng của sản phẩm ở nhiệt độ tương ứng t và t’, tính bằng g/cm3

g - hệ số hiệu chỉnh đối với sự giãn nở của sản phẩm khi nhiệt độ thay đổi 10C (xem bảng 1).

Khối lượng riêng của sản phẩm ở 200C được tính bằng g/cm3 theo công thức:

trong đó:

 = khối lượng riêng của sản phẩm ở t0C, tính bằng g/cm3.

g - hệ số hiệu chỉnh đối với sự giãn nở của sản phẩm khi nhiệt độ thay đổi 10C (xem bảng 1).

6.2. Đối với sản phẩm dầu có độ nhớt lớn hơn 200 cSt ở 500C.

Khối lượng riêng của sản phẩm (r) được tính bằng g/cm3 theo công thức

trong đó:

 - khối lượng riêng của hỗn hợp sản phẩm và dầu hỏa dùng để pha loãng) ở nhiệt độ xác định, tính bằng g/cm3.

- khối lượng riêng dầu hỏa ở cùng nhiệt độ đó, tính bằng g/cm3.

Bảng 1

Khối lượng riêng, g/cm3

Hệ số hiệu chỉnh cho 10C

Khối lượng riêng g/cm3

Hệ số hiệu chỉnh cho 10C

0,6900 - 0,6999

0,7000 - 0,7099

0,7100 - 0,7199

0,7200 - 0,7299

0,7300 - 0,7399

0,7400 - 0,7499

0,7500 - 0,7599

0,7600 - 0,7699

0,7700 - 0,7799

0,7800 - 0,7899

0,7900 - 0,7999

0,8000 - 0,8099

0,8100 - 0,8199

0,8200 - 0,8299

0,8300 - 0,8399

0,8400 - 0,8499

0,000910

0,000897

0,000884

0,000870

0,000857

0,000884

0,000831

0,000818

0,000805

0,000792

0,000778

0,000765

0,000752

0,000738

0,000725

0,000712

0,8500 - 0,8599

0,8600 - 0,8699

0,8700 - 0,8799

0,8800 - 0,8899

0,8900 - 0,8999

0,9000 - 0,9099

0,9100 - 0,9100

0,9200 - 0,9299

0,9300 - 0,9399

0,9400 - 0,9499

0,9500 - 0,9599

0,9600 - 0,9699

0,9700 - 0,9700

0,9800 - 0,9899

0,9900 - 1,0000

0,000699

0,000689

0,000673

0,000660

0,000647

0,000633

0,000620

0,000607

0,000594

0,000581

0,000567

0,000554

0,000541

0,000528

0,000515

7. SAI SỐ CHO PHÉP

Kết quả cuối cùng của phép thử là trung bình cộng số học các kết quả của các lần xác định song song. Chênh lệch cho phép giữa các lần xác định song song không vượt quá giới hạn ghi trong bảng 2

Bảng 2

Mẫu thử

Chênh lệch giữa các lần xác định song song

Phù kế có giá trị phân độ 0,0010 g/cm3

Phù kế có giá trị phân độ 0,0005 g/cm3

1. Sản phẩm có độ nhớt nhỏ hơn 200 cSt ở 500C

0,002

0,001

2. Sản phẩm có độ nhớt lớn hơn 200 cSt ở 500C

0,008

0,004

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi