Trang /
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3879:1983 Công nghiệp dệt-Công nghệ dệt kim-Thuật ngữ và giải thích
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3879:1983
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3879:1983 Công nghiệp dệt-Công nghệ dệt kim-Thuật ngữ và giải thích
Số hiệu: | TCVN 3879:1983 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước | Lĩnh vực: | Công nghiệp |
Ngày ban hành: | 28/12/1983 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3879-83
CÔNG NGHIỆP DỆT - CÔNG NGHỆ DỆT KIM - THUẬT NGỮ VÀ GIẢI THÍCH
Textile industry. Technology of knitted fabrics. Terminology and definitions.
1. Sản xuất dệt kim
Tập hợp những quá trình sản xuất, trong đó dùng máy gia công sợi thành vải hoặc sản phẩm dệt kim.
1.1. Sản xuất hàng dệt kim cắt may
Phương thức sản xuất dùng máy dệt kim sản xuất ra vải, từ vải đó cắt thành chi tiết rồi may thành sản phẩm dệt kim.
1.2. Sản xuất hàng dệt kim nửa định hình
Phương thức sản xuất dệt mảnh sản phẩm hoặc các chi tiết sản phẩm trên máy dệt kim, sau đó cắt sửa tạo dáng cho các chi tiết trước khi may thành sản phẩm.
1.3. Sản xuất hàng dệt kim định hình
Phương thức sản xuất mà cả sản phẩm hoặc từng chi tiết sản phẩm được dệt hoàn toàn hoặc được tạo dáng trên máy dệt kim trước khi may.
1.4. Sản xuất vải dệt kim dạng tấm
Phương thức sản xuất dùng máy sản xuất ra vải thành phẩm ở dạng tấm.
2. Công nghệ dệt kim
Quá trình tạo thành các vòng sợi và liên kết thành vải bằng kim. Trong đó sợi được tỏ ra từ các ống sợi hoặc các trục sợi dọc, qua bộ phận tạo vòng dệt thành vải, rồi dẫn vải ra hoặc cuộn thành cuộn.
3. Sự tạo vòng
Một phần của quá trình dệt kim đem sợi uốn thành các vòng hở hoặc vòng kín và kép chúng chui qua các vòng sợi đã tạo thành trước đó (gọi tắt là vòng cũ). Sự tạo vòng qua 10 giai đoạn.
3.1. Đẩy vòng cũ
Giai đoạn mà vòng sợi cũ dịch chuyển trên kim từ dưới móc kim đến thân kim.
3.2. Đặt sợi
Giai đoạn đem sợi đặt đúng vị trí, bảo đảm cho sợi được móc kim hoặc được mũi platin giữ
3.3. Uốn sợi
Giai đoạn sợi được uốn cong thành vòng hở nhờ kim hoặc platin.
3.4. Dẫn sợi
Giai đoạn sợi dịch chuyển vào dưới móc kim.
3.5. Khép miệng kim (đè kim, ép kim).
Giai đoạn miệng kim được đóng kín
3.6. Nâng vòng
Giai đoạn vòng sợi cũ dịch chuyển từ thân kim lồng qua kim đang khép miệng
3.7. Tiếp xúc
Giai đoạn vòng sợi cũ tiếp xúc với sợi mới
3.8. Trút vòng
Giai đoạn vòng sợi cũ tuột khỏi đầu kim.
3.9. Thành vòng
Giai đoạn vòng sợi mới được kéo chui qua vòng sợi cũ.
3.10. Kéo căng
Giai đoạn vòng sợi mới được kéo cho căng và ra khỏi bề mặt dịch chuyển của kim.
4. Đan ngang
Phương pháp dệt kim mà trong quá trình dệt các vòng sợi hoặc các thành phần cấu tạo của vải được hình thành theo thứ tự bằng một sợi hoặc một hệ thống sợi theo hướng hàng vòng.
5. Đan dọc
Phương pháp dệt kim mà trong quá trình dệt các vòng sợi hoặc các thành phần cấu tạo của vải được hình thành đồng thời bằng một hoặc nhiều hệ thống sợi dọc theo hướng đồng thời bằng một hoặc nhiều hệ thống sợi dọc theo hướng cột vòng.
6. Vải đơn
Vải được tạo thành từ các vòng sợi trút theo cùng một hướng, dệt trên các máy có một giường kim. Vải có một mặt phải và mặt trái.
7. Vải kép
Vải được tạo thành từ các vòng sợi trút vòng theo hai hướng khác nhau, dệt trên máy có hai giường kim. Vải kép gồm có vải hai mặt phải và vải hai mặt trái.
8. Kiểu đan
Sự sắp xếp có thứ tự của các thành phần cấu tạo vải thành vải dệt kim.
9. Nhóm kiểu đan cơ bản
Gồm những kiểu đan đơn giản nhất có cấu tạo khác nhau. Mỗi kiểu đan cơ bản bao gồm những vòng sợi giống nhau, được liên kết theo một quy luật nhất định. Sự tạo vòng của các kiểu đan cơ bản thao tác các nguyên lý xác định và đơn giản nhất.
10. Nhóm kiểu đan dẫn xuất.
Gồm những kiểu đan do hai (hoặc nhiều) kiểu đan cơ bản cùng loại tập hợp thành bằng cách sắp xếp xen giữa hai cột vòng (hoặc hai hàng vòng), kề nhau của kiểu đan cơ bản thứ nhất với một hoặc nhiều cột (một hoặc nhiều hàng vòng) của kiểu đan cơ bản thứ hai.
11. Nhóm kiểu đan tạo hoa
Gồm các kiểu đan được tạo nền trên nền của các kiểu đan cơ bản và kiểu đan dẫn xuất bằng cách thay đổi cấu tạo của vòng sợi, hoặc thêm sợi phụ hoặc dùng màu sắc khác nhau, hoặc thay đổi quá trình tạo vòng và gia công hóa lý sau khi dệt để thành vải có hiệu ứng tạo hoa rõ rệt.
12. Hiệu ứng kiểu đan
Kết quả nhận được trên vải thể hiện bằng màu sắc, các dạng bề mặt trơn nhẵn, lồi lõm, bóng mờ, nổi sọc, có lỗ hổng, xiên lệch cột vòng, nổi vòng, nổi bông, nổi lông nhung, nổi hình hoa v.v…) hoặc các tính chất của vải (độ dày mỏng, độ co giãn, độ cứng mềm, độ xốp, độ thoáng v.v…)
13. Rappo kiểu đan
Một phần trọn vẹn của mẫu vải được lặp lại theo quy luật và phương hướng nhất định, Rappo kiển đan được xác định bằng chiều cao Rappo RH (là số hàng vòng trong rappo) và chiều rộng rappo RB (là số vòng cột trong rappo).
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.