Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3836:1993 Xe đạp-Yên
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3836:1993
Số hiệu: | TCVN 3836:1993 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Lĩnh vực: | Công nghiệp |
Ngày ban hành: | 23/02/1993 | Hiệu lực: | Đang cập nhật |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3836 - 1993
XE ĐẠP
YÊN
Bicycle
Saddle
Lời nói đầu
TCVN 3836 - 1993 thay thế cho TCVN 3836 - 88;
TCVN 3836 - 1993 do Trung tâm Tiêu chuẩn - Chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường ban hành theo Quyết định số 70 /QĐ ngày 23 tháng 2 năm 1993.
XE ĐẠP
YÊN
Bicycle
Saddle
1. KÍCH THƯỚC CƠ BẢN
1.1. Kích thước cơ bản của yên được quy định trên hình vẽ.
L ³ 220mm
B ³ 155mm.
Chú thích: Hình vẽ không quy định kết cấu cụ thể của yên.
2. YÊU CẦU KỸ THUẬT
2.1. Yên phải có hình dạng cân đối, thích hợp khi sử dụng.
2.2. Các bộ phận của yên có thể tiếp xúc với người ngồi không được có cạnh sắc, đầu nhọn.
2.3. Vỏ yên phải lắp chắc chắn và phủ kín toàn bộ bề mặt yên.
2.4. Vỏ yên không được rách, tuột chỉ hoặc có các hỏng hóc khác khi thử va đập theo điều 3.3.
2.5. Mặt yên bằng nhựa không được nứt, vỡ khi thử va đập theo điều 3.4.
2.6. Ren của các chi tiết lắp xiết theoTCVN 1692-1991.
2.7. Răng định vị chống xoay giữa má trong và má ngoài phải ăn khớp tốt. Sau khi xiết chặt đai ốc, yên không bị xoay khi thử tải trọng tính theo điều 3.5.
2.8. Lò xo của yên phải đủ khỏe và đảm bảo được tính năng sử dụng của yên.
Độ biến dạng dư của lò xo chịu kéo và lò xo chịu nén không được lớn hơn 1,5mm khi thử theo điều 3.6.
2.9. Không được đứt, gãy lò so hoặc xương yên; không bị xoay hoặc hỏng các chi tiết của cơ cấu kẹp yên khi thử khả năng làm việc của yên theo điều 3.7.
2.10. Các chi tiết bằng kim loại nhìn thấy được sau khi lắp yên hoàn chỉnh phải sơn hoặc mạ.
3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
3.1. Kiểm tra các yêu cầu bên ngoài của yên bằng mắt thường.
3.2. Kiểm tra các kích thước và chất lượng ren của yên bằng dụng cụ đo vạn năng hoặc chuyên dùng.
3.3. Kiểm tra độ bền vỏ yên được tiến hành như sau:
Gá kẹp chắc chắn yên lên gá thử sao cho yên có vị trí như khi sử dụng. Cho vật nặng 5kg rơi theo phương thẳng đứng ở độ cao 1200mm
Đầu vật nặng va chạm với vỏ yên có bán kính cong R = 50mm. Trong trường hợp không tạo ra được vật nặng có bán kính R = 50mm, cho phép tỳ lên mặt yên một vật trung gian có R = 50mm để truyền lực va đập của vật nặng rơi lên vỏ yên.
3.4. Thử độ bền mặt yên bằng nhựa được tiến hành thử như điều 3.3, sau khi đã tháo vỏ yên khỏi mặt yên.
3.5. Thử độ bền chống xoay của cơ cấu kẹp yên theo TCVN 5510-1991
3.6. Thử độ bền chịu lực tải của lò xo
Thử lò xo chịu tải kéo bằng cách treo vật nặng 15kg vào đầu lò xo trong 30 giây.
Thử lò xo chịu nén bằng cách ép vật nặng 30kg vào lò xo trong 30 giây.
3.7. Thử khả năng làm việc của yên
Gá kẹp yên cọc yên lên khung. Treo vật nặng 35kg lên bề mặt yên bằng một cơ cấu gá sao cho vật nặng không phá hỏng vỏ yên khi thử. Sau đó, cho mẫu thử rung động trên gá thử động khung - càng lái theo TCVN 5511 - 1991. Thời gian thử là 2h.
4. GHI NHÃN VÀ BAO GÓI
4.1. Trên mỗi yên phải ghi rõ dấu hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất.
4.2. Yên phải có biện pháp chống gỉ trước khi bao gói. Trong trường hợp xếp nhiều yên trong một bao bì phải tránh cho mặt yên khỏi các hỏng hóc.