Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3785:1983 Thép lá mạ thiếc cán nóng-Mạ thiếc nóng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3785:1983

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3785:1983 Thép lá mạ thiếc cán nóng-Mạ thiếc nóng
Số hiệu:TCVN 3785:1983Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1983Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3785 - 83

THÉP LÁ MẠ THIẾC CÁN NÓNG - MẠ THIẾC NÓNG

Hot rollod hot dipped tin plate

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thép lá mạ thiếc cán nóng, được mạ thiếc nóng ở cả 2 mặt dùng để chế tạo các loại thùng hộp đựng thực phẩm và những việc khác.

1. CỠ LOẠI

1.1. Theo công dụng và trang thái bề mặt thép lá mạ thiếc được chia thành 2 loại:

Thép lá cán nóng mạ thiếc nóng làm đồ hộp - TCnoMnoĐ

Thép lá cán nóng mạ thiếc nóng làm các việc khác - TCnoMno.K.

Loại thép lá được ghi rõ trong đơn đặt hàng. Ví dụ ký hiệu quy ước thép lá mạ thiếc dày 0,25 mm, rộng 512 mm, dài 712 mm, loại TCnoMno.Đ. Loại lớp mạ I được cung cấp theo TCVN 3785-83.

Thép lá mạ thiếc 25 - 512 x 712 - TCnoMno.Đ - I TCVN 3785-83

Thép lá mạ thiếc làm việc khác, cũng kích thước trên loại lớp mạ II.

Thép lá mạ thiếc 25 - 512 x 712 - TCnoMnoK - II TCVN 3785-83

1.2. Thép lá cung cấp ở dạng tấm rộng 512 và dài 712 mm. Theo thỏa thuận của 2 bên, thép lá được phép cung cấp với các kích thước như ở bảng 1.

mm                                                             Bảng 1

Chiều rộng

Chiều dài

Chiều rộng

Chiều dài

512

356

356

484

685

512

712

512

 

492

712

650

620

560

512

1.3. Chiều dày thép lá mạ thiếc, sai lệch cho phép theo chiều dày và độ chênh lệch lớn nhất của chiều dày ở những điểm khác nhau trên cùng 1 tấm phải phù hợp với bảng 2.

1.4. Sai lệch cho phép về chiều rộng của tấm  mm

Sai lệch cho phép về chiều dài của tấm mm

mm                                                             Bảng 2

Số hiệu thép lá (ký hiệu quy ước chiều dài trung bình của tấm)

Chiều dày

Sai lệch cho phép của chiều dày

Độ chênh lệch lớn nhất của chiều dày

25

0,25

+ 0,02

- 0,03

0,04

28

0,28

± 0,03

32

0,32

+ 0,02

- 0,04

36

0,36

+ 0,03

- 0,05

0,05

40

0,40

± 0,04

45

0,45

0,08

50

0,50

± 0,05

1.5. Độ lượn sóng mép tấm không được vượt quá:

Chiều cao lượn sóng 6 mm đối với thép lá loại TCnoMno.D

Chiều cao lượn sóng 10 mm đối với thép lá loại TCnoMno.K

Chiều rộng lượn sóng 30 mm đối với thép lá loại TCnoMno

Chiều rộng lượn sóng 40 mm đối với thép lá loại TCnoMno.K

1.6. Độ cong lưỡi liềm (chiều cao sườn) không được vượt quá:

3 mm đối với thép lá loại TCnoMno

10 mm đối với thép lá loại TCnoMno.K

1.7. Khi cắt tấm từ một tấm cho trước, độ lệch cắt cho phép không được lớn hơn sai lệch về chiều rộng và chiều dài.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Thép lá mạ thiếc sản xuất từ tôn đen cán nóng loại TDCno theo TCVN 3602 - 81.

2.2. Theo chiều dày lớp mạ thiếc thép lá được chia thành loại theo bảng 3. Loại mạ thiếc được ghi trong đơn hàng.

Bảng 3

Loại mạ

Chiều dày lớp mạ ở mỗi mặt tấm mm

Khối lượng thiếc mạ ở 2 mặt g/m2

I

2,06 - 2,08

30,0 - 39,0

II

1,72 - 1,99

25,0 - 29,0

2.3. Theo thỏa thuận của 2 bên, cho phép khối lượng thiếc mạ ở 2 mặt tấm là 39 - 45g/m2.

2.1. Thép lá phải được thử nén lõm hình cầu, chiều sâu vết lõm đối với thép lá loại TCnoMno.Đ phải phù hợp với quy định ở bảng 4.

Bảng 4

Số hiệu thép lá

Chiều sâu vết lõm, không nhỏ hơn, mm

25

5,5

28

5,7

32

6,0

36

6,3

40

6,7

45

6,8

50

7,0

Đối với thép lá loại TCnoMno.K cho phép độ sâu vết lõm nhỏ hơn 1,0 mm so với chỉ số trong bảng 4.

2.5. Thép lá loại TCnoMno.Đ thử bẻ gập 90o, 7 lần thép lá loại TCnoMno.K phải thử bẻ gập 90°, 6 lần. Trục thử có bán kính 1,5 mm đối với số hiệu thép lá 25, 28, 32 và 36 và bán kính 2,0 mm đối với số hiệu thép lá 40, 45 và 50. Sau khi thử không được có vết gãy và tróc lớp thiếc.

2.6. Trạng thái bề mặt và những khuyết tật bề mặt cho phép phải phù hợp với bảng 5.

Bảng 5

Loại thép lá

Trạng thái bề mặt

Khuyết tật cho phép

TCnoMno.Đ

Thép lá phải nhẵn, sạch ở bề mặt, không rỗ, rỉ, màng và phân tầng

Cho phép có các vết lõm nhẹ do trục câu, góc khuyết hoặc khuyết cả có cạnh đến 2 mm, vết nứt ở thép tấm đến 2mm, nhàu nát nhẹ ở lớp mạ thiếc, vết móc và xước, các vết bẩn cục bộ trên mặt tấm, các sẹo thiếc và bướu thiếc nhỏ ở mép tấm rộng không quá 1 mm, các vật lốm đốm và nhám nhỏ, một vết đen có đường kính 1mm không 3 bọt khí có đường kính đến 2 mm.

TCnoMno.K

Thép lá phải có bề mặt sạch nhẵn không rỗ, rỉ màng và phân tầng

Cho phép có các khuyết tật như ở thép lá ký hiệu TCnoMno.Đ, ngoài ra còn cho phép có các vết, dải thiếu thiếc, các vết bẩn như clorua kẽm có diện tích chung không lớn hơn 80 cm2, sẹo thiếc ở mép tấm, 2 góc khuyết hoặc khuyết cả với cạnh 30 mm bọt khí có đường kính đến 8 mm với số lượng 15 chiếc hoặc lớn hơn với diện tích nhỏ hơn nhưng không lớn hơn 150 cm2, vết nứt ở mép tấm không lớn hơn 8 mm, vết lõm do trục cán, vết nhàu nát dạng gấp nếp ở 1 hoặc 2 chỗ và vết vòng.

2.7. Khối lượng thép lá có khuyết tật, trừ phần thiếu thiếc không được lớn hơn 3,5% khối lượng lô hàng cung cấp.

2.8. Để mạ thép lá, dùng thiếc Sn1 theo TCVN 2052-77. Khối lượng hợp chất trong lớp thiếc không lớn hơn 0,14% trong đó chì không lớn hơn 0,04%.

2.9. Thép lá loại TCnoMno.Đ, loại mạ thiếc 1 không có lớn hơn 5 vết rỗ, loại mạ thiếc II không có lớn hơn 8 vết rỗ trên 1 cm2.

Thép lá loại TCnoMno.K của cả 2 loại mạ thiếc không xác định kết quả thử độ xốp.

3. QUY TẮC NGHIỆM THU

3.1. Thép lá được giao nhận theo lô. Mỗi lô gồm những tấm thép lá có cùng số hiệu và cùng loại mạ.

3.2. Để kiểm tra mặt ngoài, cần lấy 1% khối lượng lô hàng nhưng không ít hơn một kiện. Kiểm tra không dùng dụng cụ phóng đại.

3.3. Để thử nén dạng hình cầu, thử bẻ gập, xác định khối lượng thiếc và thử độ rỗ cần lấy ở mỗi lô 3 tấm từ các kiện khác nhau (lấy từ những tấm dùng để kiểm tra mặt ngoài).

3.4. Mẫu để thử cắt từ các tấm đã chọn theo hình vẽ và yêu cầu ở bảng 6.

Bảng 6

Số hiệu mẫu

Các loại thử

Số lượng mẫu

1

Thử nén dạng hình cầu

1

2

Xác định lượng thiếc bằng phương pháp phân iodi

20

2a

Xác định khối lượng thiếc bằng phương pháp đồng vị

4

3

Thử bẻ gập dọc hướng cán

1

4

Thử bẻ gập ngang hướng cán

1

5

Xác định độ rỗ

2

4. PHƯƠNG PHÁP THỬ

4.1. Đo chiều dày tấm bằng micromét cách mép tấm 1 đoạn không nhỏ hơn 15 mm.

4.2. Xác định độ lệch của tấm bằng độ lệch của thước góc vuông đặt từ góc lên cạnh đối diện của tấm có chiều dài 712 mm.

4.3. Thử nén dạng hình cầu theo phương pháp Ericen. Cắt từ mỗi tấm đã chọn 1 băng nhỏ có chiều rộng 70-90 mm, bôi vazơlin kỹ thuật, dùng mũi đột bán kính 10 mm đột ở mỗi tấm 3 lỗ theo hình vẽ kết quả thử là trung bình cộng của độ sâu được xác định đồng thời với sự xuất hiện vết nứt. Cho phép không lớn hơn 1 lỗ có độ sâu nhỏ hơn 0,5 mm so với bảng 4.

4.4. Thử bẻ gập bằng cách bẻ gập băng quanh mỏ cặp của thiết bị loại HГ - 1 - 2 có lực kéo là 60 N.

4.5. Xác định khối lượng thiếc mạ ở 2 mặt theo phương pháp sau:

4.5.1. Phương pháp định phân iodi:

Từ mỗi tấm kiểm tra cắt theo hình vẽ, dập bằng khuôn dập trên khoảng cách bằng nhau mỗi tấm 10 mẫu có đường kính 20 mm. Rót 10 ml axit clohydric có tỷ trọng 1,19 g/cm³ vào bình cầu dung tích 100 ml, đun đến sôi, bỏ các mẫu đá hoa cương và 10 mẫu thép lá thử hòa tan trong 5 phút, nhưng trước đó cần đậy bình cầu bằng nắp có ống an toàn. Trong thời gian đó tầng thiếc và tầng dưới lớp thiếc tróc hoàn toàn. Cho những mẫu đá hoa cương và 50 ml nước cất mới cất để nguội vào dung dịch còn những băng thép chưa hòa tan. Sau khi làm nguội cho thêm 1-2 ml 1% dung dịch hồ tinh bột và chuẩn bằng 0,15H dung dịch axit kali iot (dung dịch chuẩn) đến màu xanh bền.

Lượng thiếc (G) tính bằng g/m2 cả hai mặt tấm tính theo công thức sau:

G =

trong đó:

v - lượng thiếc tiêu hao để chuẩn, tính bằng ml;

T - độ chuẩn của dung dịch axit kali iot, tính bằng g/ml thiếc;

S - diện tích 10 mẫu, tính bằng cm2.

Dùng 3 mẫu để kiểm tra, kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 3 kết quả.

Phương pháp định phân iodi xác định lượng thiếc lá phương pháp trọng tài.

4.5.2. Phương pháp đồng vị

Trên mỗi tấm kiểm tra có những chỗ ký hiệu - - - - theo hình vẽ đúng máy đồng vị chuẩn theo thuốc chuẩn xác định độ dày lớp thiếc mạ ở 2 mặt (diện tích đo là 90 x 120 mm).

Chiều dày lớp thiếc xác định ở 3 tấm kiểm tra. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 3 kết quả được xác định bằng micromet hoặc tính bằng g/m2 tấm.

4.6. Hàm lượng hợp chất độc hại trong lớp mạ thiếc xác định theo thỏa thuận của 2 bên. Kết quả xác định cần ghi trong chứng từ của lô hàng;

Cho phép xác định hợp chất bằng các phương pháp khác (ví dụ phương pháp quang phổ) nhưng đảm bảo độ chính xác yêu cầu.

4.7. Thử độ rỗ của tấm làm đồ hộp theo phương pháp sau:

Cắt lấy 2 băng nhỏ mỗi băng có kích thước 100 x 100 mm, rửa bằng nước nóng và lau bằng cồn. Sau đó dùng bàn chải mềm hoặc giấy thấm bôi lên mặt bằng dung dịch đã được điều chế bằng cách sau: Rót 500 ml nước cất vào 20g keo thực phẩm để cho trương lên sau đó đun nóng ở bể nước có nhiệt độ không lớn hơn 70°C đến khi tạo thành dung dịch keo hòa tan 2g fero xianua kali vào  290 ml nước cất và cho thêm vào dung dịch 10 ml 0,5H dung dịch H2SO4 và 200 ml rượu etylic. Rót, khuấy dần dần dung dịch thứ 2 vào dung dịch thứ 1. Dung dịch đun nóng đến 25 - 30 °C. Sau khi lớp dung dịch đông đặc, lại bôi lên mặt băng lần thứ 2. Tính vết rỗ tiến hành từng 10 phút xuất hiện các điểm màu xanh trên mặt băng. Kiểm tra các vết rỗ không dùng máy phóng đại, lượng rỗ tính toán trên 1 cm2 và kết quả cân xác định là trung bình cộng của toàn bộ vết rỗ trên mặt băng.

Các thử nghiệm này tiến hành trên mặt thép lá phẳng, không biến dạng.

4.8. Khi nhận được kết quả không đạt yêu cầu dù chỉ 1 chỉ số cũng phải thử lại với số mẫu gấp đôi cũng lấy từ lô hàng đó theo yêu cầu của điều 3.1 - 3.4.

Kết quả thử lần thứ 2 là lần cuối cùng.

5. BAO GÓI, GHI NHÃN VÀ BẢO QUẢN

5.1. Thép lá cung cấp hàng kiện.

5.2. Vận chuyển thép lá trong các toa xe kín. Theo thỏa thuận với người tiêu thụ được phép bao gói bằng phương pháp khác.

5.3. Khi bao gói thép lá, số lượng tấm phải phù hợp với bảng 7.

5.4. Mỗi kiện thép lá phải có nhãn hiệu, trên đó ghi:

a) Tên hoặc dấu hàng hóa của cơ sở sản xuất;

b) Loại thép lá;

c) Loại lớp mạ thiếc;

d) Số hiệu và kích thước thép lá;

e) Số lượng tấm trong kiện và khối lượng tịnh;

f) Số hiệu lô hàng

Bảng 7

Số hiệu thép lá

Số lượng tấm của kiện

25

1400

28

1200

32

1100

36

1000

40

900

45

800

50

700

Chú thích: ở kiện thép lá dùng để xuất khẩu, cho phép số lượng tấm ít hơn 112.

g) Số hiệu thợ phân loại, bao gói, người kiểm tra;

i) Thời gian sản xuất.

k) Số hiệu tiêu chuẩn này

Ở mặt ngoài của kiện hàng có treo hoặc gắn biển bền màu.

5.5. Mỗi lô hàng phải có chứng từ trong đó ghi

a) Tên và dấu hàng hóa của cơ sở sản xuất;

b) Loại và loại lớp mạ thiếc của thép lá;

c) Số hiệu và kích thước thép lá;

d) Số lượng kiện;

e) Khối lượng lô hàng;

f) Kết quả thử;

g) Số hiệu tiêu chuẩn này

5.6. Thép lá phải được bảo quản ở kho kín, khô ráo.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi