Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 3643:1981 Quặng thiếc-Phương pháp xác định hàm lượng bitmut

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3643:1981

Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 3643:1981 Quặng thiếc-Phương pháp xác định hàm lượng bitmut
Số hiệu:TCVN 3643:1981Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường
Năm ban hành:1981Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 3643 – 81

QUẶNG THIẾC - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG BITMUT

Tin ores - Method for the determination of bismuth content

1. NGUYÊN TẮC

Hàm lượng bitmut được xác định bằng phương pháp so màu với thiourê. Ảnh hưởng của các nguyên tố đi cùng được loại trừ bằng cách kết tủa với amoni hidroxit.

2. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

Máy đo màu thích hợp

Axit nitric (1,40) và dung dịch (1+1);

Axit sunfuric (1,84) và dung dịch (1+1);

Axit photphoric (1,69);

Axit tatric, dung dịch 20%;

Amoni hidroxit, dung dịch 25% và (1+20);

Thioure, dung dịch 8%;

Sắt (III) sunfat, dung dịch 1%;

Dung dịch bitmut tiêu chuẩn;

Dung dịch A: cho 0,5 g bitmut kim loại sạch phân tích vào cốc 250 ml. Thêm 200 ml dung dịch axit nitric (1+1). Đun sôi đến bốc hết khí nitơ axit và nitơ dioxit. Làm lạnh, chuyển sang bình định mức 1000 ml. Thêm nước đến vạch;

1ml dung dịch chứa 0,5 mg bitmut.

Dung dịch B:

Lấy 100 ml dung dịch A vào bình định mức 500 ml. Thêm 10 ml axit nitric và định mức bằng nước tới vạch.

1 ml dung dịch B chứa 0,1 mg bitmut.

Dung dịch C:

Lấy 50 ml dung dịch B vào bình định mức 500 ml. Thêm 10 ml axit nitric. Định mức bằng nước tới vạch.

1 ml dung dịch C chứa 0,01 mg bitmut.

3. CÁCH TIẾN HÀNH

Cân 2 g mẫu vào cốc dung dịch 250 ml. Thêm 50 ml axit nitric (1+1) và 10 ml axit sunfuric (1+1). Đun sôi dung dịch đến khi bốc mạnh khói trắng của anhidric sunfuric ra. Để nguội. Cho vào 10 ml axit nitric (1+1) và thêm nước đến khoảng 100 ml. Đun sôi dung dịch 5 – 10 phút. Làm nguội. Thêm từ từ dung dịch amoni hydroxit (1+1) đến xuất hiện kết tủa rồi cho thêm dư 5 ml chính dung dịch đó nữa. Để ở chỗ ấm 15 – 20 phút cho lắng kết tủa. Lọc qua giấy lọc băng đỏ.

Rửa kết tủa 3 – 4 lần bằng dung dịch amoni hidroxit (1+20) nóng.

Chuyển kết tủa và giấy lọc vào cốc đã dùng để kết tủa. Thêm 50 ml axit nitric (1+1).

Đun cho tan hết kết tủa. Để nguội và thêm 10 ml axit tatric 10 ml axit photphoric. Chuyển dung dịch vào bình định mức 250 ml và thêm nước đến vạch. Lọc qua giấy lọc băng vàng. Bỏ đi phần nước lọc đầu tiên. Dùng pipet lấy 50 ml nước lọc vào bình định mức 100 ml. Thêm dung dịch thioure 8% đến vạch mức. Sau 15 phút đo mật độ quang của dung dịch ở bước sóng 460 nm.

Dung dịch so sánh là dung dịch có các thành phần giống dung dịch đo trừ bitmut.

4. XÂY DỰNG ĐƯỜNG CHUẨN

4.1. Khi lượng bitmut nhỏ hơn 0,05%:

Cho vào các bình định mức dung tích 100 ml những lượng dung dịch C sau:

0; 0,5; 1,0; 1,5; 2,0; 4,0; 6,0; 10,0; và 15,0 ml. Thêm vào mỗi bình 10 ml dung dịch axit nitric (1+1), 2 ml dung dịch sắt (III) sunfat, 15 ml nước, 2 ml axit tatric và 2 ml axit photphoric.

Lắc, rồi thêm vào mỗi bình 50 ml dung dịch thioure. Định mức bằng nước đến vạch.

Sau 15 phút đo mật độ quang của các dung dịch ở bước sóng 460 nm.

4.2. Khi lượng bitmut lớn hơn 0,05%

Lấy vào các bình định mức 100 ml những lượng 0; 1; 2; 3; 5; 7; và 10 ml dung dịch B.

Sau đó cũng tiến hành thí nghiệm như đã ghi ở điều 4.1.

5. TÍNH KẾT QUẢ

5.1. Hàm lượng bitmut (X) tính bằng phần trăm theo công thức:

X = .

Trong đó:

G1 – lượng bitmut trong mẫu tìm được theo đường chuẩn tính bằng g;

G – Lượng mẫu cân, tính bằng g;

5.2. Độ chính xác của phương pháp

Hàm lượng bitmut,%

Độ lệch cho phép %

Từ

Lớn hơn

»

»

»

0,03

0,05

0,10

0,50

1,00

Đến

»

»

»

0,05

0,10

0,50

1,00

5,00

0,02

0,03

0,04

0,08

0,10

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi