Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3138:1979 Bảo quản tre nứa-Phương pháp phòng nấm gây mục và biến màu cho tre, nứa dùng làm nguyên liệu giấy
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3138:1979
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3138:1979 Bảo quản tre nứa-Phương pháp phòng nấm gây mục và biến màu cho tre, nứa dùng làm nguyên liệu giấy
Số hiệu: | TCVN 3138:1979 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Công nghiệp | |
Năm ban hành: | 1979 | Hiệu lực: | Đang cập nhật |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 3138:1979
BẢO QUẢN TRE NỨA - PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NẤM GÂY MỤC VÀ BIẾN MÀU CHO TRE, NỨA DÙNG LÀM NGUYÊN LIỆU GIẤY
Bamboo preservation - Preventive method against wood staining and wood destroying fungi for bamboo used as raw material for paper production
Lời nói đầu
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
BẢO QUẢN TRE NỨA - PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NẤM GÂY MỤC VÀ BIẾN MÀU CHO TRE, NỨA DÙNG LÀM NGUYÊN LIỆU GIẤY
Bamboo preservation - Preventive method against wood staining and wood destroying fungi for bamboo used as raw material for paper production
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phòng nấm gây mục và biến màu cho tre nứa dùng làm nguyên liệu giấy.
1. Quy định chung
1.1. Nứa nguyên cây sau khi được chặt hạ chưa bị nấm phá hại phải dùng thuốc bảo quản để phòng nấm gây biến màu và ải mục.
1.2. Các loại thuốc bảo quản được dùng trong tiêu chuẩn này đều tan trong nước thường. Nồng độ dung dịch đều dùng 4 %.
1.3. Tre nứa đã xử lý bảo quản phải đảm bảo có một màng thuốc liên tục.
1.4. Thời hạn sử dụng tre nứa đã xử lý bảo quản
1.4.1. Đối với nứa được bảo quản bằng PCPNa và thuốc LN3 trong mùa mưa không để quá 150 ngày và trong mùa khô không để quá 180 ngày.
1.4.2. Đối với nứa đã bảo quản bằng thuốc LN2 không để quá 105 ngày trong mùa mưa và 135 ngày trong mùa khô.
2. Đối tượng phòng
2.1. Nấm hại tre nứa chủ yếu thuộc các giống Penicillium, Coniosporium, Ophyostoma và Schizophyllum.
2.2. Côn trùng hại tre nứa chủ yếu là loài mọt tre (Dinoderus minutus Fabo).
Nấm gây mục là đối tượng gây tác hại lớn cho tre nứa dùng làm giấy.
3. Dụng cụ và thuốc bảo quản
3.1. Dụng cụ và thiết bị
3.1.1. Bể tẩm: Bể có chiều dài lớn hơn chiều dài của đoạn nứa từ 40 cm đến 50 cm, sâu 40 cm, rộng từ 40 cm đến 60 cm. Trong sản xuất có thể dùng một trong các loại sau đây:
- Thùng sắt có phủ sơn chống rỉ.
- Thùng gỗ ghép có phủ sơn chống thấm nước.
- Máng đất có lót giấy dầu (3 lớp) hoặc nhựa nilông 2 lớp (Xem hình vẽ).
3.1.2. Bình phun thuốc trừ sâu (loại đeo lưng)
3.1.3. Thùng, xô để gánh hoặc xách nước pha thuốc.
3.1.4. Cân xách tay (loại từ 5 kg đến 10 kg).
3.2. Thuốc bảo quản
- Natri pentaclorphenolat (C6Cl5ONa). Viết tắt là PCPNa.
- LN3.
- LN2.
3.3. Công thức tính lượng thuốc
trong đó:
Lt là lượng thuốc khô (gam hoặc kilogam);
M là lượng dung dịch thuốc cần pha chế;
là nồng độ thuốc (%).
- Công thức tính lượng nước:
Ln = M - Lt
Trong đó M và Lt như công thức trên.
3.4. Khi pha thuốc phải khuấy tan đều rồi mới sử dụng.
4. Phương pháp bảo quản
4.1. Phương pháp nhúng
Dùng trong điều kiện tre nứa để tập trung.
4.1.1. Nhúng từng bó và phải nhấn chìm hoặc lăn từ 2 lần đến 3 lần.
4.1.2. Thời gian nhúng: từ 45 s đến 60 s.
4.1.3. Khi vớt tre nứa lên phải đặt trên mặt nghiêng từ 2 min đến 3 min để thu hồi thuốc thừa rồi mới chuyển đi xếp đống.
4.1.4. Lượng thuốc khô dùng để bảo quản cho mỗi tấn nứa từ 700 g đến 1 000 g.
4.2. Phương pháp phun
Dùng trong điều kiện tre nứa để phân tán.
4.2.1. Nứa được rải một lượt trên đà kê và phun thuốc khắp các mặt.
4.2.2. Khi phun phải đặt vòi phun cách mặt nguyên liệu từ 40 cm đến 50 cm.
4.2.3. Sau khi phun xong phải xếp đống các bó nứa theo kiểu củi lợn, không xếp dọc một chiều. Để đảm bảo thông thoáng cần xếp theo nguyên tắc:
- Càng vào giữa đống càng thưa (bó cách bó từ 5 cm đến 10 cm).
- Càng lên cao càng sít lại (bó cách bó từ 10 cm giảm đến 5 cm).
- Lớp trên cùng phải xếp sát vào nhau tạo thành mái nghiêng để che mưa nắng.
4.2.4. Nứa phải xếp trên đà kê và cách đất ít nhất là 20 cm.
5. Phòng hộ lao động
Theo TCVN 2849:1979.
PHỤ LỤC 1
Cách nhận biết nứa đã xử lý bảo quản bằng hóa chất
1. Bằng mắt thường
- Thuốc PCPNa giữ được cật nứa màu sáng hơi vàng.
- Thuốc LN3 giữ được màu xanh lá mạ.
- Thuốc LN2 giữ được màu vàng sáng từ 2 tháng đến 3 tháng, sau đó để lẫn với nứa chưa bảo quản.
2. Bằng thuốc chỉ thị màu
- Để kiểm tra thuốc PCPNa sẽ dùng dung dịch đồng sulfat (1 gam đồng sulfat + 6ml nước cất) phun hoặc quét lên cật nứa. Phản ứng hiện màu nâu.
- Để kiểm tra thuốc LN2 sẽ dùng dung dịch ZA được pha theo tỷ lệ 1/1 giữa Z và A trước khi dùng.
Thuốc thử ZA gồm:
Dung dịch Z | Dung dịch A |
- Zirkonium oxychlorur (ZrOCl2.8H2O) = 1 g - Acid chlorhydric (HCl) 25 % = 47 ml - Nước cất (H2O) = 70 ml | - Trisulfoalizarin = 1 g - Nước cất (H2O) = 119 ml |
Phản ứng hiện màu sáng và duy trì được 20 min đến 30 min.
PHỤ LỤC 2
Kiểm tra phẩm chất nứa
Nguyên liệu tốt là nứa không bị nấm gây biến màu trên bề mặt thân nứa.
Nếu bị biến màu rải rác từng vùng thì chỉ cho phép chiếm 15 % trên toàn bộ bề mặt đoạn nứa. Nứa bị mục không chấp nhận dùng làm nguyên liệu giấy.
1. Lấy mẫu kiểm tra
Mỗi đợt giao nhận nứa đã được xử lý bảo quản trong cùng một tháng sẽ chọn lấy 3 đống có tốt, có xấu. Mỗi đống lấy 3 bó cách nhau từ dưới lên theo đường chéo gốc. Mỗi bó lấy 3 cây để kiểm tra.
2. Phương pháp kiểm tra
2.1. Dùng móng tay cái bấm vào chỗ đã bị đen phía ruột, nếu thấy dễ lún sâu là nứa đã bị ải mục, ngược lại là nứa vẫn tốt.
2.2. Bẻ gẫy nếu không còn xước râu tôm là sợi thớ của nứa đã bị phá hủy, nứa đã mục, ngược lại là nứa vẫn đủ tiêu chuẩn dùng làm nguyên liệu giấy.
3. Xác định tỷ lệ mất phẩm chất
Tỷ lệ phẩm chất trung bình () của các cây nứa đã kiểm tra.
(tính theo %)
N là số đoạn nứa đã kiểm tra.
Tính tỷ lệ mất phẩm chất (M) cho cả đợt giao nhận:
(tính theo %)
n là số đoạn nứa đã bị ải mục;
S là tổng số đoạn nứa trong các bó đã kiểm tra.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.