Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 3133:1979 Bảo quản gỗ-Phương pháp ngâm thường LN2

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3133:1979

Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 3133:1979 Bảo quản gỗ-Phương pháp ngâm thường LN2
Số hiệu:TCVN 3133:1979Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:1979Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3133:1979

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 3133 – 79

BẢO QUẢN GỖ

PHƯƠNG PHÁP NGÂM THƯỜNG LN2

Wood prasewation

The open-lank method with preservative LN2

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp ngâm thường để bảo quản gỗ xẻ dùng trong xây dựng. Gỗ xẻ được bảo quản bằng thuốc LN2 có tác dụng phòng trừ côn trùng và nấm hại gỗ.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Trước khi tẩm, phân gỗ thành nhóm để tẩm, trung bình khó tẩm theo danh sách ở phụ lục 2.

1.2. Gặp loại gỗ chưa có trong phụ lục 1, tạm thời sắp xếp loại gỗ đó vào nhóm theo phụ lục 3.

1.3. Trước khi tẩm, cần kiểm tra ẩm độ gỗ theo TCVN 358 – 75. Ẩm độ gỗ thích hợp nhất khi tẩm là 35 ± 5%.

1.4. Thời gian ngâm đối với các loại gỗ của nhóm dễ ngâm là 48 giờ, nhóm trung bình 72 giờ, nhóm khó tẩm 96 giờ đến 120 giờ.

1.5. Gỗ tẩm xong cần để dưới mái che từ bốn đến sáu tuần mới đưa vào sử dụng.

1.6. Gỗ đã được tẩm, nếu cắt, đục, phải tẩm bổ sung.

1.7. Từng mẻ tẩm xong, phải tiến hành kiểm tra sức thấm thuốc, kết quả kiểm tra ghi vào lý lịch gỗ giao cho khách hàng theo phụ lục 1.

2. ĐỐI TƯỢNG PHÒNG TRỪ

2.1. Các loại nấm chủ yếu:

- Coniophora cerbella Duby

- Merilius lacrimaus

- Poria vapoparia

- Schizophyllum commune

- Auriculario politricha

2.2. Các loại côn trùng chủ yếu:

Mối gỗ ẩm (Coptotermes formosanus Shiraki)

Mối gỗ khô (Cryplotermes domesticus Haviland)

Mọt cám nâu (Lyclus brunneus Stephens)

Xén tóc gỗ khô (Stromatium longicorne Newman)

3. DỤNG CỤ VÀ THUỐC BẢO QUẢN

3.1. Dụng cụ.

3.1.1. Bể tẩm, và kích thước phù hợp với chiều dài và sản lượng gỗ tẩm.

Dung tích bể bằng 10/7 khối lượng gỗ của một mẻ tẩm. Có thể lắng cặn và thau rửa bể.

3.1.2. Bơm, công suất phù hợp với lượng dung dịch thuốc sử dụng.

3.1.3. Hệ thống chèn gỗ lắp liền với bể.

3.1.4. Bể pha thuốc, có thể lắng cặn và thau rửa.

3.1.5. Hệ thống bốc và di chuyển gỗ (pa lăng, cầu chạy, đường goòng, mâm quay, gòng đẩy) có công suất thích hợp.

3.1.6. Hệ thống khuấy thuốc.

3.1.7. Bộ phận hóa nghiệm để xác định ẩm độ gỗ và độ sâu thấm thuốc.

3.2. Thuốc bảo quản

3.2.1. LN2

3.2.2. Pha thuốc thành dung dịch có nồng độ 4%, dùng nước máy, có thể dùng nước sông, hồ nhưng phải lắng cặn.

Không dùng nước mặn, nước lợ, nước thải công nghiệp.

3.2.3. Lượng thuốc bột sử dụng: 4 kg cho mỗi mét khối gỗ xẻ các cỡ.

4. PHƯƠNG PHÁP TẨM

4.1. Xếp gỗ thành từng bó, khối lượng phù hợp với sức tải của pa lăng và với kích thước của bể tẩm.

4.2. Dùng dây xích, hoặc dây cáp quàng qua bỏ gỗ móc vào pa lăng, đưa xuống bể tẩm, xích hay cáp để lại trong bể để dùng đến khi với gỗ.

4.3. Chất gỗ vào bể tẩm, nhiều nhất cách mặt bể 30 cm. Lắp bộ phận chèn, chống gỗ nổi.

4.4. Xả dung dịch thuốc vào bể tẩm, thuốc phải ngập trên gỗ 20 cm.

4.5. Tẩm đủ thời gian quy định, bơm thuốc trở về bể phải vớt gỗ lên, tiến hành làm vệ sinh bể tẩm.

5. PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG

Theo QPVN 16 – 79.

 

PHỤ LỤC I

KIỂM TRA ĐỘ SÂU THẤM THUỐC VÀO GỖ ĐÃ ĐƯỢC XỬ LÝ.

1. Phương pháp

Cắt một mẩu gỗ cách đầu ít nhất 0,50 m, dùng chổi lông quét hỗn hợp hóa chất chỉ thị lên mặt cắt, chỗ có thuốc, hỗn hợp chỉ thị sẽ biến từ mầu nâu đỏ sang màu vàng.

Rửa sạch chổi khi thử sang mẫu khác.

2. Hóa chất chỉ thị

Hỗn hợp ZA gồm hai dung dịch

Dung dịch Z

Zirkonium oxy chlorure

1,0 g

Acide chlohydric 25 %

47,0 ml

Nước cất

70,0 ml

Dung dịch A

 

Alirazin 3 – sunfonat

1,0 g

Nước cất

119,0 ml

Bình thường hai loại dung dịch Z và A để riêng, khi sử dụng mới pha lẫn, thể tích bằng nhau, hỗn hợp chỉ có tác dụng trong vòng 20 phút.

3. Số mẫu kiểm tra

Số gỗ 1 ÷ 10 tấm hoặc thanh tiến hành kiểm tra 1 mẫu

          11 ÷ 100                                                     5

          101 ÷ 1000                                                 20

Trên 1000                                                             30

4. Kết quả kiểm tra ghi vào lý lịch gỗ

 

PHỤ LỤC 2

BẢNG PHÂN NHÓM TẠM THỜI

Nhóm gỗ dễ tẩm

1. Be bét

Mallotus cochinchinensis Lour

2. Bồ kết

Gledilschia sinensis

3. Cà lồ

Caryodaphnopsis lonkinensis

4. Chò chỉ

Parashorea stellala

5. Chò nâu

Dipterocarpus tonkinensis

6. Chạ sắn

Chưa xác định

7. Côm

Eleocarpus dubius

8. Chay

Ch. x. đ

9. Đái bò

Ch. x. đ

10. Dè nhớt

Machilus sp.

11. Đồng đen

Machilus sp.

12. Giẻ đen

Castanopsis sp

13. Gội tẻ

Dysoxylum sp.

14. Gù hương

Linnamomum balansac

15. Gáo

Adina polycephala

16. Hân

Ch. x. đ

17. Kẻ lụa

Earkhamia sp.

18. Lôm côm tầng

Eleocarpus sp.

19. Máu đỉa

Pithecolobium acuminatum

20. Mạ nòi

Vilev sp.

21. Mít mật

Arlocarpus integrifolia

22. Muồng cánh dán

Ch. x. đ

23. Nang

Ch. x. đ

24. Ngát

Gironniera subequalis

25. Ràng ràng

Crmosia pinnala Drake

26. Ràng ràng mít

O. balansea

27. Re hương

Cinnamomum sp.

28. Lau sau

Liquidan bar formosana

29. Sến vàng

Bissia sp.

30. Sồi đá

Lithocarpus sp.

31. Sung đen

Ficus sp.

32. Trám hồng

Canarium sp.

33. Trám trắng

C. album

34. Trứng

Eurya sp.

35. Vạng

Endospermum sinensis

36. Vẩy ốc

Ealbergia sp.

Nhóm gỗ trung bình

37. Bộp

Ficus sp.

38. Choại

Ch. x. đ

39. Chẹo trắng

Enghelhardtia sp.

40. Còng sữa

Callophyllum sp.

41. Gạo

Gossampinus malabarica

42. Gáo trắng

Sareocephalus cordatus

43. Giăng

Romdia sp.

44. Giẻ đỏ

Quercus wallichiana

45. Giẻ mỡ gà

Passania echidnocarpus

46. Giẻ trắng

Quercus poilanei II – C

47. Giẻ xanh

Castanopsis sp.

48. Giẻ chua

Castanopsis sp.

49. Giẻ bộp

Castanopsis sp.

50. Gội nếp

Aglaia sp.

51. Gội trắng

Aglaia sp.

52. Hà nu

Ixnenthes cochinchinensis

53. Hà nu đỏ

Ixonanthes sp.

54. Hoa

Cordia sp.

55. Hoa kè

Cordia sp.

56. Kháo đá

Machilus sp.

57. Kháo luầy

Machilus sp.

58. Khét

Toona microcarpa

59. Khía ngần

Chxđ.

60. Mạ sưa

Chxđ.

61. Máu chó lá nhỏ

Knema corticosa Lour

62. Muỗm

Mangifera sp.

63. Mý

Lysidice rhodostegin Hance

64. Mỹ đông

Lysidice sp.

65. Nhè

Machilus sp.

66. Quao rừng

Polidendron rheedii

67. Ràng ràng hom

Ormosia sp

68. Rẻ vàng

Machilus sp.

69. Rẻ vàng nổi

Machilus sp.

70. Ruốc cá

Chxđ.

71. Sấu

Draconlomelum duperraenum

72. Sồi phẳng

Passania cereoripo

73. Sồi câu

Castanopsis sp.

74. Sơn trời

Chxđ

75. Sứm đen

Chxđ

76. Sữa tía

Alstonia sp.

77. Thông nàng

Podocarpus imbricatus

78. Tò thọ

Chxđ.

79. Tràm vối

Chxđ.

80. Tràm đỏ

Engenia sp.

81. Trám cạnh

Canarium sp.

82. Vải guốc

Nephelium sp.

83. Vải thiều

N. bassacense

84. Vàng kiêng

Nauchea purpurae

85. Vắt vanh

Chxđ.

86. Vắm

Chxđ.

87. Xoan đào

Pygeum arboreum

88. Xoan nhừ

Spondias mangiferae

89. Xoan ta

Melia azedarach

Nhóm gỗ khó tẩm

90. Bồ quân

Flacourtia cataphracta

91. Bồ hòn

Sapindus mukorossi

92. Bứa

Garcinia loureiri

93. Dung giấy

Symplocos laurina

94. Dung sạn

Symplocos sp.

95. Dung đen

Symplocos sp.

96. Dung hồng

Symplocos sp.

97. Đọ ngọn

Cratoxylon prunifolium

98. Dưa

Chxđ.

99. Ga ga

Chxđ.

100. Giẻ thơm

Quercus sp.

101. Hồng mang lá to

Pterospermum diversifolium

102. Hồng mang lá nhỏ

Pterospermum sp.

103. Kháo vàng

Machilus bonni

104. Kháo vàng rẻ

Chxđ.

105. Lành ngạnh

Cratoxylon formosanum

106. Mạy chủ quang

Chxđ.

107. Mỡ đo

Chxđ.

108. Re gừng

Cinnamomum sp.

109. Sồi gai

Passaniasp.

110. Sồi trắng

Clausena sp.

111. Táu muối

Vatica fleuryana

112. Thầng đâng

Chxđ.

113. Trâm ổi

Engeania sp.

114. Vắt xanh

Chxđ.

115. Vối

Schima sp.

116. Vối thuốc

S. superba

 

PHỤ LỤC 3

PHƯƠNG PHÁP XẾP MỘT LOẠI GỖ VÀO NHÓM

Khi gặp một loại gỗ chưa có tên trong nhóm, dùng 10 mẫu gỗ kích thước 5X5X10 cm, bịt hai đầu bằng paraffin ngâm vào dung dịch LN2 4% thành 2 nhóm mẫu.

Nhóm thứ nhất ngâm trong thời gian 48 giờ, vớt lên, để ráo, cắt làm hai, thử độ sâu thấm thuốc bằng dung dịch ZA.

Nhóm thứ hai, ngâm trong thời gian 72 giờ, tiến hành thử tương tự như nhóm trên.

Kết quả, loại gỗ ngâm 48 giờ, độ sâu thấm thuốc trung bình đạt được 4 mm, xếp vào nhóm dễ tẩm.

Nếu loại gỗ ngâm 72 giờ, độ sâu thấm thuốc trung bình đạt được 4 mm sẽ xếp vào nhóm trung bình; độ sâu thấm thuốc dưới 4 mm xếp vào nhóm khó tẩm.

 

PHỤ LỤC 4

Thời gian hong gỗ để có độ thích hợp:

Mùa khô 15 đến 20 ngày,

Mùa mưa 20 đến 25 ngày.

Ứng dụng trong điều kiện không có dụng cụ kiểm tra ẩm độ gỗ.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi