Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 3103:1979 Dây thép mạ kẽm dùng để buộc, chằng đường dây điện báo

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3103:1979

Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 3103:1979 Dây thép mạ kẽm dùng để buộc, chằng đường dây điện báo
Số hiệu:TCVN 3103:1979Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1979Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 3103-79

DÂY THÉP MẠ KẼM DÙNG ĐỂ BUỘC, CHẰNG ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN BÁO

Tie zine coated steel  wire For aerisl coamunication

Tiêu chuẩn này áp dụng cho dây thép mạ kẽm dùng để hãm dây dẫn với bình cách điện hay để nối hai đầu dây riêng biệt của dây điện báo chạy đường dài.

1. Cỡ, thông số kích thước

1.1. Ký hiệu quy ước của dây mạ kẽm dùng để buộc, chằng đường dây điện báo.

Ví dụ: dây có đường kính 2,0 mm

Dây thép 2,0 TCVN 3103 – 79

1.2. Đường kính danh nghĩa và sai lệch cho phép phải phù hợp với quy định của bảng 1.

Bảng 1

mm

Đường kính danh nghĩa

Sai lệch cho phép

1,0

1,2

1,4

2,0

2,5

± 0,06

1.3. Độ ô van của dây thép mạ kẽm không được vượt quá ... tổng sai lệch của đường kính.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Dây thép được sản xuất từ thép cacbon thấp, mác thép cơ sở sản xuất quy định.

2.2. Cơ tính của dây phải phù hợp với quy định ở bảng 2.

Bảng 2

Đường kính danh nghĩa mm

Giới hạn bền đứt N/mm2 (kg lực/mm2)

Độ dẫn dài tương đối, %

Số lần uốn

Số lần xoắn

Không nhỏ hơn

1,0

1,2

1,4

2,0

2,5

300 – 500

(30 – 50)

10

8

8

17

15

13

12

16

17

20

22

2.3. Tầng kẽm phủ trên bề mặt đáy phải bền, khi cuốn dây lên trục có đường kính gấp hai lần đường kính của dây, tầng kẽm không được tróc.

Số vòng cuốn không nhỏ hơn sáu.

Cho phép rạn nứt bề mặt tầng kẽm.

2.4. Không lượng tầng kẽm phải phù hợp với quy định ở bảng 3.

2.5. Dây cung cấp theo cuộn. Khi tháo cuộn không được rối, không được cuốn hình số tám.

Bảng 3

Đường kính danh nghĩa mm

Khối lượng tầng kẽm g/m2

1,0

1,2

1,4

2,2

2,5

50

60

60

60

70

2.6. Khối lượng cuộn, số sợi trong cuộn, khối lượng một sợi phải phù hợp với quy định ở bảng 4.

Bảng 4

Đường kính danh nghĩa, mm

Khối lượng cuộn, kg

Số sợi trong một cuộn, không nhiều hơn

Khối lượng một sợi, không nhỏ hơn, kg

1,0

1,2

4,4

10

3

3

2,0

2,5

20

2

8

Chú thích: cho phép những cuộn khối lượng nhỏ đến 50% khối lượng ghi trong bảng 4, nhưng không vượt quá 10% tổng số cuộn trong lô.

2.7. Dây thành phẩm do bộ phận kiểm tra kỹ thuật của cơ sở sản xuất nghiệm thu. Cơ sở sản xuất phải bảo đảm dây thép mạ kẽm đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

3. Quy tắc nghiệm thu và phương pháp thử.

3.1. Trong lô, dây phải có cùng đường kính, cùng mác thép. Số cuộn trong lô do hai bên thỏa thuận quy định. Khi không có chỉ dẫn trong đơn đặt hàng, số cuộn trong lô do cơ sở sản xuất quy định.

3.2. Kiểm tra sơ bộ từng cuộn dây bằng mắt thường.

3.3. Lấy 5% số cuộn, nhưng không ít hơn ba cuộn từ mỗi lô để kiểm tra về hình dáng, kích thước, và để kiểm tra cơ lý tính chất lượng tầng kẽm.

3.4. Thử kéo dây theo TCVN 1824-76.

3.5. Độ bền của tầng kẽm và độ bền dính bám vào lõi kim loại tiến hành thử theo TCVN 1825 – 76 và điều 23 của tiêu chuẩn này.

3.6. Xác định khối lượng tầng kẽm bằng phương pháp khối lượng hay dung tích khí.

Chiều dài mẫu để xác định khối lượng tầng kẽm bằng phương pháp khối lượng hay dung tích khi ghi trong bảng 5.

Bảng 5

mm

Đường kính danh nghĩa,

Chiều dài mẫu không nhỏ hơn

1,0 1,2 1,4

2,0 2,5

300

100

3.6.1. Phương pháp khối lượng

Khối lượng trung bình được xác định bằng cách hòa tan tần kẽm của mẫu trong dung dịch axít sunfuric (H2SO4) và chất ức chế AS2O3 hay Sb2O3.

Thành phần dung dịch tẩm thực:

H2SO4                           20 – 25 g/l;

Al2O3 hay Sb2O3             2 g/l

Xác định khối lượng tầng kẽm theo thứ tự sau:

a) Lấy mẫu, lau sạch chất bẩn và mỡ bám trên mẫu, rửa bằng rượu hay benzen, lau khô bằng vải hoặc bông;

b) Hòa tan tầng kẽm;

c) Rửa bằng nước cất, lau khô bằng vải hoặc bông;

d) Cân mẫu và đo đường kính thực tế;

c) Tính khối lượng trung bình của tầng kẽm (X), tính bằng g/cm2 theo công thức:

X = 1962

Trong đó:

m – khối lượng một mẫu (hay nhóm mẫu) khi chưa hòa tan tầng kẽm, tính bằng g;

m1 – khối lượng một mẫu (hay nhóm mẫu) sau khi hòa tan tầng kẽm, tính bằng g;

d- đường kính mẫu sau khi hòa tan tầng kẽm, tính bằng mm.

xác định m, m1 với độ chính xác đến 0,001g, đại lượng d với độ chính xác đến 0,01 mm.

X – tính với độ chính xác đến 0,1g/m2.

3.6.2. Phương pháp dung tích khí.

Hòa tan tầng kẽm bằng cách nhúng mẫu trong dung dịch tẩm thực theo điều 3.6.1 của tiêu chuẩn này hay dung dịch HCl với lượng nhỏ Sb2O3.

Chuẩn bị dung dịch: cho 5 ml dung dịch gồm 20g Sb2O3, trong 100 ml HCl vào 100 ml axit HCl đậm đặc.

Xác định khối lượng trung bình của tầng kẽm theo thứ tự sau:

a) Lấy mẫu và đo chiều dài thực tế;

b) Tẩy dầu mỡ của dây trong rượu, benzen hay xăng và lau khô bằng vải hoặc bông;

c) Hòa tan tầng kẽm đến khi thu được hoàn toàn khí H2 thoát ra;

d) Đo thể tích khí H2 thoát ra, tính chuyển sang điều kiện thường (áp suất 760mm Hg, nhiệt độ 00C);

c) Rửa mẫu bằng nước cất, lau khô bằng vải hoặc bông và đo đường kính của dây;

f) Tính khối lượng trung bình của tầng kẽm (X), bằng g/m2 theo công thức:

Trong đó:

V- thể tích khí H2 ở điều kiện thường, tính bằng ml;

l – chiều dài mẫu, tính bằng mm;

d – đường kính mẫu sau khi hòa tan tầng kẽm, tính bằng mm.

3.7. Khi kiểm tra, nếu có một chỉ tiêu không đạt yêu cầu thì không nghiệm thu cả cuộn. Xác minh lại chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu bằng cách thử lại với số lượng mẫu gấp đôi lấy từ các cuộn chưa kiểm tra. Nếu kết quả thử lại vẫn không đạt yêu cầu thì không nghiệm thu cả lô.

Cơ sở sản xuất có thể xử lý các lô chưa đạt yêu cầu, tiến hành phân loại và nghiệm thu lại.

4. Bao gói và ghi nhãn

4.1. Dùng dây mềm buộc chặt ít nhất mỗi cuộn ba chỗ khoảng cách các chỗ buộc phải đều nhau. Đầu sợi dây cần cài vào trong cuộn.

4.2. Bọc các cuộn dây bằng hai lớp giấy chống ẩm và một lớp vải ở ngoài. Dây có đường kính bằng và nhỏ hơn ... cần cho vào gòm gỗ kín.

Chú thích: theo sự thỏa thuận của hai bên có thể dùng các phương pháp khác để bao gói.

4.3. Khối lượng bao gói không vượt quá 80 kg.

4.4. Mỗi cuộn dây phải có nhãn kèm theo trên đó ghi rõ

a) Tên hoặc ký hiệu của cơ sở sản xuất;

b) Đường kính danh nghĩa và nhôm của dây;

c) Dấu của bộ phận kiểm tra kỹ thuật.

4.5. Mỗi lô phải kèm theo chứng từ, tài liệu bảo đảm về chất lượng theo tiêu chuẩn trong đó gồm:

a) Tên hoặc ký hiệu của cơ sở sản xuất;

b) Đường kính danh nghĩa và nhóm của dây;

c) Dấu của bộ phận kiểm tra kỹ thuật;

d) Thời gian sản xuất;

e) Các kết quả thử;

f) Khối lượng tính của lô hàng;

g) Số hiệu của tiêu chuẩn này.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi