Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2302:1978 Chất chỉ thị - Dimetyla vàng (Dimetylaminoazobenzen)

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2302:1978

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2302:1978 Chất chỉ thị - Dimetyla vàng (Dimetylaminoazobenzen)
Số hiệu:TCVN 2302:1978Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1978Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCVN 2302-78

CHẤT CHỈ THỊ-DIMETYL VÀNG
(dimetylaminoazobenzen) Indicator (dimetylaminoazobenzen)

Dimetyla vàng là một chất bột hay phiến nhỏ màu vàng da cam.

Công thức phân tử:

 C14H15N3

Khối lượng phân tử( theo khối lượng nguyên tử quốc tế năm 1948)-225,28 g

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

 1.1.Dimetyla vàng phải tương ứng với yêu cầu cho trong bảng

 

Tên gọi các chỉ tiêu

Mức

1. Độ tan trong rượu etylic

 2. Khoảng chuyển màu từ đỏ sang vàng ở pH

3. Nhiệt độ nóng chảy tính bằng độ C trong khoảng

4. Mất sau khi sấy tính bằng % không lớn hơn

5. Lượng còn lại sau khi nung tính bằng % không lớn hơn

Theo đúng phép thử trong điều 3

 2,9 - 4,0

 116 - 118

 0,1

 0,1 

2. LẤY MẪU

2.1. Tổng khối lượng mẫu không nhỏ hơn 25 g.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1.Xác định độ tan trong rượu etylic

Cân 0,1 g mẫu đã nghiền nhỏ với độ chính xác đến 0,0002 g. Cho vào bình định mức dung tích 100 ml và hoà tan vào 100 ml rượu etylic 90 % khi lắc đều.

Dung dịch phải trong và có màu vàng.

3.2 Xác định khoảng chuyển màu theo TCVN 1057-71.

3.3 Xác định nhiệt độ nóng chảy

Cho chất cần thử đã được tán nhỏ và sấy trong bình hút ẩm đựng axit sunfuric thành một lớp dày 2-3 mm vào đáy ống mao quản dài 50-60 mm, đường kính 1-1,5 mm. Dùng vòng cao su kẹp mao quản vào nhiệt kế chia độ đến 0,20 C và đặt phần mẫu ở vị trí giữa bầu thuỷ ngân của nhiệt kế.

Lắp nhiệt kế kẹp ống mao quản vào nút ống nghiệm và đậy nút vào ống nghiệm có chứa sẵn axit sunfuric có chiều cao khoảng 40 mm, phải để phần bầu của nhiệt kế cách đáy ống nghiệm 8-10 mm.

Rót axit sunfuric vào bình cầu đáy tròn tới khoảng 2/3 thể tích, đun nóng axit đến 1000C. Sau đó, đặt ống nghiệm có nhiệt kế vào, nhưng giữ cho khoảng cách giữa đáy bình cầu và ống nghiệm khoảng 10-15 mm và từ từ nâng nhiệt độ lên. Đun nóng sao cho mỗi phút nhiệt độ tăng 1 0C.

Điểm bắt đầu nóng chảy là lúc xuất hiện mặt khum của chất lỏng trong mao quản và điểm kết thúc là lúc chất pha chế nóng chảy hoàn toàn. Thêm vào số ghi trên nhiệt kế hệ số hiệu chỉnh ( @ t) chiều cao của cột thuỷ ngân trong nhiệt kế nhô cao trên nút ống nghiệm tính theo công thức:

t = 0,00016 . h . ( t1 –t2)

trong đó:

h- chiều cao cột thuỷ ngân trên nút ống nghiệm, tính bằng độ của thang chia trên nhiệt kế;

t1-nhiệt độ nóng chảy quan sát được, tính bằng 0 C.

t2- nhiệt độ không khí ở phần giữa cột thuỷ ngân nhô lên trên nút nghiệm, tính bằng 0 C.

Chú thích. Trong quá trình xử lý nếu axit sunfuric có màu nâu, trường hợp đó phải cho vào vài tinh thể kali hay natri nitrat để làm mất màu.

3.4 Xác định lượng mất khi sấy

Cân gần 1 g chất pha chế với độ chính xác đến 0,0002 g vào cốc đã sấy đến khối lượng không đổi và sấy trong bình hút ẩm đựng axit sunfuric đến khối lượng không đổi.

Lượng mất khi sấy tính bằng phần trăm ( X ) theo công thức:

trong đó :

G1-khối lượng cốc và mẫu trước khi sấy, tính bằng g;

G2-khối lượng cốc và mẫu sau khi sấy, tính bằng g;

G-lượng cân mẫu, tính bằng g.

3.5 Xác định phần còn lại sau khi nung

Cân 1 g chất cần thử với độ chính xác đến 0,0002 g vào chén sứ đã có khối lượng và đun mẫu đầu tiên trên ngọn lửa nhỏ, sau đó nung chén đến khối lượng không đổi.

Phần còn lại sau khi nung tính bằng phần trăm ( X1) theo công thức: 

trong đó:

G1- khối lượng chén và cặn sau khi nung, tính bằng g;

G2- khối lượng chén sứ, tính bằng g;

G-lượng cân mẫu, tính bằng g.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi