Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 226:1966 Hệ thống quản lý bản vẽ-Bản vẽ sửa chữa của sản phẩm sản xuất chính

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 226:1966

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 226:1966 Hệ thống quản lý bản vẽ-Bản vẽ sửa chữa của sản phẩm sản xuất chính
Số hiệu:TCVN 226:1966Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1966Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 226 - 66

HỆ THỒNG QUẢN LÝ BẢN VẼ

BẢN VẼ SỬA CHỮA CỦA SẢN PHẨM SẢN XUẤT CHÍNH

Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc lập bản vẽ sửa chữa của sản phẩm sản xuất chính trong ngành chế tạo máy.

I. CHỈ DẪN CHUNG

1. Bản vẽ sửa chữa được lập ra trong các trường hợp, khi việc sửa chữa sản phẩm bằng cách dùng những chi tiết mới để thay thế những chi tiết hư mòn (trên cơ sở lắp lẫn) là không thực hiện được về mặt kỹ thuật hay không hợp lý về mặt kinh tế.

2. Bản vẽ sửa chữa là:

a) bản vẽ dùng để sửa chữa chi tiết;

b) bản vẽ dùng để sửa chữa nhóm và bộ phận;

c) bản vẽ những chi tiết được chế tạo lại có ghi kích thước sửa chữa.

Chú thích:

1. Kích thước sửa chữa là kích thước được xác định cho chi tiết cần sửa chữa hay để chế tạo lại chi tiết thay thế cho chi tiết hư mòn.

2. Kích thước sửa chữa của chi tiết được phân ra:

- Kích thước sửa chữa tuyệt đối là kích thước sửa chữa lần cuối của chi tiết, khác với kích thước tương ứng trên bản vẽ nguyên về trị số danh nghĩa nhưng có khoảng dung sai giới hạn bảo đảm cho các chi tiết lắp ráp với nhau (của sản phẩm được sửa chữa) đạt được kiểu lắp ghép như đã ghi trên bản vẽ nguyên. Kích thước này được xác định ra cho một lần sửa chữa nhất định.

- Kích thước sửa chữa điều chỉnh là kích thước sửa chữa của chi tiết có kể đến lượng dư để điều chỉnh tại chỗ khi sửa chữa các nhóm hay bộ phận.

3. Khi lập bản vẽ sửa chữa cho chi tiết, trước hết cần bảo đảm tính lắp lẫn của chi tiết và nhóm, nghĩa là khôi phục lại các kích thước ban đầu của chi tiết.

Trong trường hợp riêng biệt, vì những lý do kỹ thuật hay kinh tế, cho phép chế tạo chi tiết theo kích thước sửa chữa tuyệt đối hay điều chỉnh.

4. Bản vẽ sửa chữa được lập ra trên cơ sở:

a) bản vẽ chế tạo đã được duyệt dùng để chế tạo sản phẩm cùng với những điều kiện kỹ thuật kèm theo;

b) sự phân tích dung sai của kiểu lắp (đối với sản xuất hàng loạt và đồng loạt);

c) bản kê những khuyết điểm và những hư hỏng điển hình hay độ mòn của các chi tiết theo thời hạn làm việc, xác định được bằng cách nghiên cứu những số liệu thu lượm được trong quá trình sử dụng sản phẩm;

d) phương pháp sửa chữa đã được kiểm tra trong thực tế.

5. Bản vẽ sửa chữa dùng cho tất cả các dạng sửa chữa hay dùng để chế tạo chi tiết mới theo kích thước sửa chữa được phân biệt bằng chữ "SC" ghi trên bản vẽ.

6. Bản vẽ sửa chữa và các điều kiện kỹ thuật dùng cho việc sửa chữa sản phẩm, được lập ra theo yêu cầu của khách hàng và cả những sửa đổi về các tài liệu này, phải được sự thỏa thuận của khách hàng.

II. LẬP BẢN VẼ SỬA CHỮA

7. Bản vẽ sửa chữa phải lập theo các yêu cầu đã quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành về cách lập bản vẽ đồng thời phải theo những điều quy định trong tiêu chuẩn này.

8. Trên bản vẽ lắp sửa chữa của bộ phận và nhóm phải chỉ dẫn các kích thước, độ hở và các số liệu khác cần kiểm tra khi sửa chữa và lắp ráp.

9. Đối với những chi tiết được lắp ghép bằng đinh tán hay hàn, khi sửa chữa không cần phải tháo rời khỏi nhóm hay bộ phận, thì không cần phải lập bản vẽ riêng. Những chi tiết này được vẽ ngay trên bản vẽ của nhóm (bộ phận) tương ứng và khi cần thiết, có thể vẽ thêm các hình chiếu, phần tử vẽ tách rời để giải thích rõ sự sửa chữa của chi tiết.

10. Trên bản vẽ sửa chữa chỉ cần vẽ những hình chiếu, hình cắt nào có ghi các kích thước, khoảng dung sai và ký hiệu độ nhẵn bề mặt cần thiết để sửa chữa chi tiết (nhóm).

11. Trên bản vẽ sửa chữa của chi tiết (nhóm), những chỗ cần sửa chữa phải vẽ bằng nét liền đậm.

12. Nếu sau khi sửa chữa chi tiết bị thay đổi hình dáng thì hình dáng mới của chi tiết phải vẽ bằng nét liền đậm còn hình dáng cũ vẽ bằng nét liền mảnh.

13. Trên bản vẽ của những chi tiết được sửa chữa bằng cách đắp phủ kim loại (hàn v.v..) nên vẽ cả hình dáng của phôi (chi tiết sau khi đã được đắp phủ kim loại).

14. Khi dùng phương pháp hàn điện thì trên bản vẽ phải ghi nhãn, đường kính, lớp bọc của que hàn và khi dùng hàn hơi thì trên bản vẽ phải ghi nhãn của vật liệu hàn.

15. Nếu khi sửa chữa cần phải cắt bỏ những phần hư hỏng và thay thế bằng những phần mới thì trên bản vẽ của chi tiết phải vẽ phần cắt bỏ bằng nét chấm gạch đậm. Phần phôi mới của chi tiết được vẽ trên bản vẽ của chi tiết sửa chữa hay vẽ trên một bản vẽ riêng, bản vẽ này cũng được kể vào bộ bản vẽ chế tạo.

16. Trên bản vẽ của những chi tiết dự phòng có xác định kích thước sửa chữa điều chỉnh thì ngoài các hình chiếu và kích thước, trong trường hợp cần thiết, phải cho biết cả các mặt hay tâm định vị để có thể đặt nhanh chóng và chính xác chi tiết trên máy cắt kim loại.

17. Bản vẽ của chi tiết có các kích thước sửa chữa tuyệt đối hay điều chỉnh phải lập theo dạng bản vẽ bảng, trên đó những kích thước tuyệt đối hay kích thước điều chỉnh được ký hiệu bằng chữ rồi lập bảng trị số của các kích thước đó ở phần bên phải, phía trên phần ghi yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ. Bảng này nên lập theo mẫu sau:

Loại kích thước sửa chữa

Ký hiệu của bản vẽ

d

D

D1

 

Kích thước theo bản vẽ nguyên

 

-

62.45.125

Ø24A4(+0,14)

Ø45A(+0,027)

Ø60A(+0,03)

 

Kích thước sửa chữa

 

1

62.45.125SC1

Ø24,5+0,14

Ø45,5+0,027

Ø60,5+0,03

2

62.45.125SC2

Ø25A4(+0,14)

Ø46A(+0,027)

Ø61A(+0,03)

3

62.45.125SC3

Ø25,5+0,14

Ø46,5+0,027

Ø61,5+0,03

Chú thích: Trị số ghi trong dấu ngoặc là trị số sai lệch giới hạn tương ứng với ký hiệu bằng chữ A hay A4.

18. Khi lắp các chi tiết được sửa chữa theo kích thước sửa chữa tuyệt đối phải giữ nguyên cấp chính xác và kiểu lắp ghép đã ghi trên bản vẽ nguyên.

19. Trên các bản vẽ sửa chữa của chi tiết, nhóm và bộ phận phải ghi những chỉ dẫn công nghệ xác định phương pháp sửa chữa bảo đảm chất lượng của chi tiết, nhóm và bộ phận.

Những chỉ dẫn công nghệ có thể ghi trên bản vẽ, gần phần tử cần sửa chữa và dóng tới chỗ sửa chữa bằng nét liền mảnh.

Những chỉ dẫn chung cho một số phần tử thì ghi ở phần phía trên của bản vẽ, chỗ ghi chung về độ nhẵn bề mặt.

20. Những yêu cầu kỹ thuật đối với chi tiết, nhóm hay bộ phận sửa chữa, không biểu thị được bằng hình vẽ, cần phải kiểm tra khi nghiệm thu lần cuối cũng như những chỉ dẫn về sơn, mạ, hiệu chỉnh và các yêu cầu đặc biệt về bảo quản và vận chuyển, được ghi ở phần phải phía trên của bản vẽ, nếu những số liệu này chưa được ghi trong bản điều kiện kỹ thuật về sửa chữa của sản phẩm.

III. KÝ HIỆU BẢN VẼ SỬA CHỮA

21. Ký hiệu của bản vẽ sửa chữa được lập ra bằng cách ghi thêm chữ "SC" sau ký hiệu của bản vẽ nguyên, ví dụ:

Ký hiệu bản vẽ nguyên của chi tiết: "126.03.023".

Ký hiệu bản vẽ sửa chữa của chi tiết đó là: "126.03.023 SC"

22. Ký hiệu bản vẽ sửa chữa của chi tiết được sửa chữa theo kích thước sửa chữa tuyệt đối được lập ra bằng cách thêm các số 1, 2, 3, 4,… sau ký hiệu của bản vẽ sửa chữa, ví dụ:

Ký hiệu bản vẽ nguyên của chi tiết : "126.02.125".

Ký hiệu bản vẽ sửa chữa của chi tiết đó có kích thước sửa chữa thứ nhất: "126.02.125 SC1".

Ký hiệu bản vẽ sửa chữa của chi tiết đó có kích thước sửa chữa thứ hai: "126.02.125 SC2" và v.v..

23. Ký hiệu của bản vẽ sửa chữa có kích thước điều chỉnh được lập ra bằng cách ghi thêm chữ "Đ" sau ký hiệu của bản vẽ sửa chữa, ví dụ:

Ký hiệu của bản vẽ nguyên của chi tiết: "126.01.115".

Ký hiệu của bản vẽ sửa chữa theo kích thước điều chỉnh đối với chi tiết đó: "126.01.115 SC-Đ".

24. Ký hiệu bản vẽ của các phương án sửa chữa khác nhau đối với cùng một chi tiết cũng giống như ký hiệu của bản vẽ sửa chữa nhưng có ghi thêm số la mã (I, II, III, IV, v.v..), ví dụ:

Ký hiệu của bản vẽ sửa chữa theo phương án thứ nhất: " 126.02.145 SC-I".

Ký hiệu của bản vẽ sửa chữa theo phương án thứ hai: " 126.02.145 SC-II" và v.v...

25. Ký hiệu của bản kê tổng quát dùng cho sản phẩm sửa chữa được lập ra bằng cách ghi thêm chữ "SC-KTQ" sau ký hiệu của sản phẩm sửa chữa, ví dụ:

Ký hiệu của sản phẩm sửa chữa: "126".

Ký hiệu của bản kê tổng quát dùng cho sản phẩm sửa chữa đó: "126SC-KTQ".

26. Ký hiệu bản vẽ của những chi tiết bổ sung khi sửa chữa được lập ra bằng cách ghi thêm chữ "B" sau ký hiệu bản vẽ sửa chữa của chi tiết (nhóm bộ phận) cần dùng đến chi tiết bổ sung, ví dụ:

Ký hiệu bản vẽ của chi tiết sửa chữa: "126.03.028SC".

Ký hiệu bản vẽ của chi tiết bổ sung cần dùng cho chi tiết nói trên: "126.03.028SC-B".

Chú thích: Nếu khi sửa chữa cần một số chi tiết bổ sung thì ký hiệu bản vẽ của những chi tiết bổ sung được lập ra bằng cách ghi thêm số thứ tự sau ký hiệu bản vẽ của chúng, ví dụ:

"126.03.028SC-B1";

"126.03.028SC-B2";

"126.03.028SC-B3";

IV. BỘ BẢN VẼ SỬA CHỮA

27. Trong bộ bản vẽ sửa chữa (bản chính) phải gồm có:

a) các bản điều kiện kỹ thuật về sửa chữa sản phẩm và các phần cấu thành của sản phẩm;

b) bản kê tổng quát của sản phẩm sửa chữa;

c) bản vẽ lắp sửa chữa của bộ phận và nhóm;

d) bản vẽ sửa chữa của chi tiết;

e) bản vẽ chế tạo của các dụng cụ và phụ tùng kèm theo sản phẩm, nếu do kết quả của việc sửa chữa cần phải dùng đến những dụng cụ và phụ tùng mới.

Chú thích:

1. Bản kê nên lập theo mẫu 1 trong TCVN 224 - 66.

2. Bản vẽ của những phần dự phòng, không có kích thước sửa chữa, thì không đưa vào bộ bản vẽ sửa chữa.

28. Trong trường hợp cần thiết, trong bộ bản vẽ sửa chữa phải có phụ bản bổ sung thêm những tài liệu như bản phân tích chuỗi kích thước và chuỗi động học, bản tính sức bền của các chi tiết (nhóm) sửa chữa, bản hướng dẫn về sửa chữa v.v..

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi