Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 2241:1977 Tài liệu thiết kế-Thiết lập bản vẽ kỹ thuật vệ sinh

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2241:1977

Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 2241:1977 Tài liệu thiết kế-Thiết lập bản vẽ kỹ thuật vệ sinh
Số hiệu:TCVN 2241:1977Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp, Xây dựng
Ngày ban hành:30/12/1977Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2241-77

TÀI LIỆU THIẾT KẾ - THIẾT LẬP BẢN VẼ KỸ THUẬT VỆ SINH

Design documentation - Forming sanitary engineering drawings

Tiêu chuẩn này được áp dụng để thiết lập các bản vẽ thiết bị kỹ thuật vệ sinh (cấp thoát nước và thông gió cấp nhiệt).

1. QUI ĐỊNH CHUNG

Ngoài những điều qui định trong tiêu chuẩn này, khi thiết lập các loại bản vẽ trên, còn phải theo những qui định trong TCVN 2 - 74 ¸ TCVN 8 - 74 "Tài liệu thiết kế".

1.1. Để thể hiện hệ thống xây dựng đường ống cấp thoát nước trên các bản vẽ, thường dùng hình cắt bằng (mặt bằng), hình thức cắt đứng và hình chiếu trục đo. Đối với hệ thống cấp nước, hình chiếu trực đo được vẽ theo hệ trục đo đứng đều và đứng cân (TCVN 11 - 74. Tài liệu thiết kế - Hình chiếu trục đo).

1.2. Cho phép tô màu hệ thống đường ống.

1.3. Trên bản vẽ sơ đồ không gian vẽ theo kiểu hình chiếu trục đo, cho phép thể hiện các thiết bị bằng các kí hiệu hoặc bằng chữ in hoa viết trong các khuyên tròn. Thí dụ Ò Ä khi đó trên bản vẽ cần có chú thích tên gọi các thiết bị ứng với các chữ nói trên.

1.4. Trên bản vẽ sơ đồ đường ống, các đường ống luôn luôn coi là thấy; chỗ nào chôn ngầm, cần có chú thích thêm trên bản vẽ và trong thuyết minh.

1.5. Trên bản vẽ chi tiết, nếu các thiết bị đã được tiêu chuẩn hóa, khi không cần ghi kích thước của từng thiết bị. Cho phép ghi kích thước khuôn khổ của cả cụm thiết bị khi cần thiết.

1.6. Trên bản vẽ cấp thoát nước và thông gió cấp nhiệt, nét vẽ đậm thường dùng để thể hiện các đường ống và các công trình của hệ thống này, các bộ phận khác được thể hiện bằng nét mảnh hơn.

1.7. Trên sơ đồ đường ống cấp nước cần ghi cao độ đặt ống (tính theo cao độ tim ống).

Trên mặt bằng hệ thống thoát nước, cần ghi cao độ đất đã san nền, và cao độ đáy trong ống của các ống vào và ra ở các giếng trên hệ thống.

1.8. Đối với các đường ống trên bản vẽ thiết kế sơ bộ cũng như chi tiết, cần chỉ rõ chiều dài l (đơn vị là m), đường kính f (đơn vị là mm) và độ dốc.

2. KÍ HIỆU ĐƯỜNG ỐNG

2.1. Kí hiệu chung

Bảng 1

Tên gọi

Kí hiệu

1. Thay đổi đường kính ống dẫn (có ghi kích thước)

2. Thay đổi vật liệu đường ống (có ghi tên vật liệu)

3. Chỗ đường ống giao nhau

4. Chỗ hai đường ống chéo nhau

5. Đường ống có ống bảo vệ

6. Đường ống có lớp bảo vệ

7. Đoạn ống được bao ôn

8. Chiều dòng chảy trong ống

9. Chiều và trị số độ dốc của ống dẫn

10. Nối bằng ren

11. Nối bằng mặt bích

12. Nối bằng hàn

13. Nối bằng đầu miệng hát (đầu loe)

14. Cuối đường ống có bích đặc

15. Cuối đường ống bịt nắp có ren

16. Cuối đường ống bịt bằng nút có ren

17. Cuối đường ống loe thoát nước bịt bằng nút (xảm)

Chú thích:

1. Trên bản vẽ sơ đồ tỉ lệ £ 1 : 50 các đoạn đường ống thẳng không có gì đặc biệt được thể hiện theo các kí hiệu qui định trong các mục của bảng 2 và 3, mà không cần vẽ các mối nối.

Trên bản vẽ tỉ lệ ³ 1 : 20 các đường ống cấp nước cũng không cần thể hiện mối nối nhưng đối với hệ thống thoát nước thì cần ghi rõ kí hiệu các mối nối.

2. Các chi tiết bịch đầu ống, khi nhìn dọc chỉ thể hiện bằng một chấm đen (.) Riêng trên đường ống thoát nước, cạnh kí hiệu nút bịch, còn ghi thêm chữ TH (thông rửa).

(tiếp theo bảng 1)

Tên gọi

Kí hiệu

18. Ống góp

19. Bộ phận thoát không khí

20. Van xả không khí

21. Tấm chắn rông-đen

22. Bộ phận gom không khí thẳng đứng

23. Bộ phận gom không khí nằm ngang

24. Van xả không khí tự động

2.2. Đường ống cấp thoát nước

Bảng 2

Tên gọi

Kí hiệu

1. Ống cấp nước sinh hoạt

2. Ống cấp nước nóng

3. Ống thoát nước sinh hoạt

4. Ống cấp nước tuần hoàn

5. Ống cấp nước sản xuất

6. Ống thoát nước sản xuất

7. Ống thoát nước mưa

8. Ống cấp thoát nước (kí hiệu phụ)

9. Hố van trên đường ống cấp nước

a) Hình tròn

b) Hình chữ nhật

10. Giếng thăm trên đường ống thoát nước

a) Hình tròn

b) Hình chữ nhật

11. Giếng khử dầu

12. Giếng phòng hơi thối

13. Giếng thu nước mưa

14. Giếng đặt họng cứu hỏa

15. Kí hiệu ống đứng trên sơ đồ mặt bằng

16. Kí hiệu các đầu đường ống trên sơ đồ không gian

Chú thích:

1. Nếu dùng một loại đường ống nào khác với 7 loại đường ống đã được qui định (mục 1 ¸ 7), người ta dùng kí hiệu của mục 8, trong đó chỉ việc thay chữ Y bằng một chữ hoặc bằng một dấu hiệu nào khác. Khi đó cần có bảng chú thích.

2. Các kí hiệu của mục 1 đến 7 được áp dụng khi cần thể hiện các loại đường ống khác nhau trên cùng một loại bản vẽ. Nếu trên bản vẽ chỉ có một loại đường ống, thì cho phép dùng kí hiệu của mục 1.

3. Khi cần thiết cho phép tô màu các đường ống, nhưng phải có bảng chú thích.

4. Cạnh chấm đen, kí hiệu ống đứng trên sơ đồ mặt bằng có ghi các chữ in hoa chỉ các loại đường ống và có ghi chỉ số đường ống. Các chữ in hoa là các chữ viết tắt, qui định như sau:

C - Cấp nước sinh hoạt                                  CN - Cấp nước nóng.

T - Thoát nước sinh hoạt                                 TH - Ống dẫn nước tuần hoàn

CX - Cấp nước sản xuất                                 TX - Thoát nước sản xuất

TM - Thoát nước mưa                                     TB - Ống thông hơi của hệ thống nước bẩn.

Kí hiệu Cn có nghĩa là đường ống cấp nước sinh hoạt số n

5. Trên bản vẽ sơ đồ nếu các đường ống có các hình chiếu trùng nhau, thì phải khai triển các đường ống trên hình chiếu đó.

Ví dụ: Đối với hệ thống cấp thoát nước, trên hình chiếu bằng, đường ống thoát vẽ sát tường; đường ống cấp vẽ ở ngoài (hình a).

2.3. Đường ống hệ thống sưởi ấm

Bảng 3

Tên gọi

Kí hiệu

1. Đường ống dẫn đi (nước nóng)

2. Đường ống dẫn về (nước nóng)

3. Đường ống dẫn hơi nước áp suất thấp

4. Đường ống dẫn hơi nước áp suất cao

5. Đường ống dẫn ngưng tụ

6. Ống thải không khí ra khỏi hệ thống

7. Đường ống tràn

8. Số hiệu ống đứng trên mặt bằng

9. Đường ống đứng quay lên trên (hoặc đường ống quay ra ngoài)

10. Đường ống đứng quay xuống (hoặc đường ống quay vào trong)

Chú thích: Cho phép tô màu các đường ống của hệ thống sưởi ấm. Có thể dùng các màu ghi ở dưới các kí hiệu đường ống.

2.4. Đường ống dẫn không khí (thông gió)

Bảng 4

Tên gọi

Kí hiệu

1. Ống dẫn không khí bằng kim loại (mặt cắt hình vuông và mặt cắt hình tròn).

a) Trên mặt bằng

b) Trên hình cắt

2. Ống dẫn không khí không phải bằng kim loại (mặt cắt hình vuông và mặt cắt hình tròn)

a) Trên mặt bằng

b) Trên hình cắt

3. Nối ống dẫn không khí phải bằng đoạn ống bao.

4. Mương ngầm dưới nền nhà

Chú thích:

1. Mối nối bằng mặt bích, bằng hàn của các ống dẫn không khí được kí hiệu như mục 11 và 12 bảng 1.

2. Đối với ống dẫn có mặt cắt hình chữ nhật, bên cạnh con số chỉ chiều cao của ống dẫn, người ta ghi thêm h. Thí dụ: 250 x 150 (h).

2.5. Bộ phận đều giãn.

Bảng 5

Tên gọi

Kí hiệu

1. Điều giãn hình chữ U

2. Điều giản hình khuyên

3. Điều giãn hình thấu kính

4. Điều giãn hình sóng

5. Điều giãn kiểu pít tông

3. KÍ HIỆU CÁC PHỤ KIỆN NỐI ỐNG

Tên gọi của phụ kiện

Kí hiệu

Nối bằng ren

Nối bằng mặt bích

Nối loe

Nối bích loe

1. Nối góc (cút)

2. Nối góc xiên

3. Nối ba chạc vuông (tê vuông)

4. Nối ba chạc vuông có ống xả

 

 

 

5. Nối ba chạc góc tù

 

6. Nối bốn chạc vuông

7. Nối bốn chạc xiên

 

 

 

8. Côn

 

9. Cút hợp côn

 

 

 

10. Ống nối

11. Rắc co

 

 

 

12. Đại khởi thủy

 

 

 

13. Ống xi phông

a) Vuông

b) Xiên

c) Có miệng kiểm tra

 

 

 

4. KÍ HIỆU CỐ ĐỊNH VỊ TRÍ ĐƯỜNG ỐNG

Bảng 7

Tên gọi

Kí hiệu

1. Trụ (gối tựa) cứng

2. Trụ đàn hồi

3. Treo cứng

4. Treo đàn hồi

5. Gối, tựa

6. Giá

7. Đỡ di động

8. Đỡ lăn

5. KÍ HIỆU CÁC THIẾT BỊ TRÊN ĐƯỜNG ỐNG

5.1. Thiết bị điều chỉnh

Bảng 8

Tên gọi

Kí hiệu

1. Thiết bị điều chỉnh (kí hiệu chung)

a) Đóng

b) Mở

2. Van thẳng

3. Van thẳng nối bằng hàn

4. Van góc

5. Van chạc ba

6. Van trạc nghiêng

7. Van điện

8. Van một chiều (có lá chắn)

a) Chiều từ trái sang

b) Chiều từ phải sang (nối bằng bích)

Cho phép vẽ thêm mũi tên chỉ hướng dòng chảy

9. Van phòng ngừa thẳng có đối trọng

10. Van phòng ngừa ngoặt có đối trọng

11. Van phòng ngừa thẳng có lò xo

12. Van phòng ngừa ngoặt có lò xo

13. Van giảm áp

14. Van phao thẳng (phao vẽ trong két)

15. Van phao ngoặt (phao vẽ trong két)

16. Van tiết lưu (van bướm)

17. Khóa

18. Khóa điện

19. Khóa thủy lực

Chú thích:

1. Kí hiệu của van và khóa chỉ dùng trên sơ đồ tỷ lệ nhỏ hơn 1 : 50

2. Trên sơ đồ mặt bằng và không gian, ký hiệu giống nhau.

5.2. Thiết bị đo lường

Bảng 9

Tên gọi

Kí hiệu

1. Áp lực kế (kí hiệu chung)

2. Áp lực kế chữ U

3. Vi áp kế

4. Ống pitô

5. Nhiệt kế

6. Phong tốc kế

7. Ẩm kế khô ướt

8. Nhiệt kế sức điện động

9. Nhiệt kế điện trở

10. Đồng hồ đo nước

6. KÍ HIỆU HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC

6.1. Thiết bị vệ sinh

Bảng 10

Tên gọi

Kí hiệu

Trên mặt bằng

Trông nghiêng (sơ đồ)

1. Chậu xí kiểu ngồi bệt

2. Bình xả cao

3. Bình xả thấp

4. Chậu xí kiểu ngồi xổm

5. Chậu tiểu sát tường

6. Máng tiểu

7. Ống phun nước

8. Phễu thu nước bần

a) Hình chữ nhật

b) Hình tròn

6.2 Thiết bị tắm rửa

Bảng 11

Tên gọi

Kí hiệu

Trên mặt bằng

Trông nghiêng (sơ đồ)

1. Chậu rửa bằng sắt tráng men (kí hiệu chung)

2. Chậu rửa mặt

3. Máng rửa

4. Chậu rửa bát

5. Chậu tắm (kí hiệu chung)

6. Chậu tắm ngồi

7. Khay tắm đứng có hương sen

8. Bi-đê

6.3. Vòi nước

Bảng 12

Tên gọi

Kí hiệu

Trên mặt bằng

Trông nghiêng (sơ đồ)

1. Vòi nước

a) Của chậu giặt, rửa

b) Của chậu rửa mặt.

2. Vòi có bộ phận nối tiếp (vòi tưới, rửa…)

3. Vòi tròn

4. Vòi tắm hương sen

a) Cố định

b) Quay

5. Vòi tắm hương sen di động

6. Vòi nước công cộng

7. Hộp chữa cháy

 

6.4. Két nước và máy bơm

Bảng 13

Tên gọi

Kí hiệu

1. Két nước hở

2. Két nước kín (không có áp lực)

3. Két nước có áp

4. Máy bơm (kí hiệu chung)

5. Bơm quay tay

6. Môtơ điện

6.5. Công trình cấp thoát nước trên mặt bằng qui hoạch.

Bảng 14

Tên gọi

Kí hiệu

1. Trạm bơm nước sạch hiện có

2. Trạm bơm nước sạch dự kiến

6. Giếng hiện có

4. Giếng dự kiến

5. Nhà máy nước hiện có

6. Nhà máy nước dự kiến

7. Đài nước hiện có

8. Đài nước dự kiến

9. Trạm bơm nước bẩn hiện có

10. Trạm bơm nước bẩn dự kiến

11. Trạm xử lý nước bẩn hiện có

12. Trạm xử lý nước bẩn dự kiến

7. KÍ HIỆU HỆ THỐNG SƯỞI ẤM

7.1. Dụng cụ sưởi ấm.

Bảng 15

Tên gọi

Kí hiệu

Trên mặt bằng

Trên sơ đồ và hình cắt

1. Ống xoắn ruột gà

2. Ống sưởi trơn

3. Giàn ống trơn đặt ngang

4. Giàn ống trơn đặt đứng

5. Ống sưởi có cánh

6. Giàn ống có cánh

7. Bộ sưởi đối lưu không có vỏ bao

8. Bộ sưởi đối lưu có vỏ bao

9. Bộ sưởi bức xạ

10. Panen sưởi (bằng bêtông)

11. Thiết bị sưởi gió nóng

7.2. Các bộ phận của hệ thống sưởi ấm

Bảng 16

Tên gọi

Kí hiệu

1. Thùng chứa nước ngưng

2. Bộ phận tách và thải nước ngưng

3. Bộ phận gia ẩm (để gia ẩm cho hơi nước của nhiệt)

4. Bộ phận tách dầu

8. KÍ HIỆU HỆ THỐNG THÔNG GIÓ

8.1. Thiết bị

Bảng 17

Tên gọi

Kí hiệu

1. Máy quạt (kí hiệu chung)

2. Quạt li tâm

a) Trên mặt bằng

b) Trên sơ đồ

3. Quạt trục

4. Bộ phận sấy nóng không khí

5. Bộ phận làm lạnh không khí

6. Buồng phun mù

7. Bộ lọc không khí (kí hiệu chung)

8. Bộ tiêu âm

9. Bộ tách bụi ly tâm

8.2. Các bộ phận của hệ thống thông gió

Bảng 18

Tên gọi

Kí hiệu

1. Bộ phận điều chỉnh trên đường ống thông gió

a) Van bướm

b) Tấm chắn

2. Tháp lấy không khí

3. Cửa lấy không khí trên tường

4. Tháp tải không khí

5. Miệng thổi không khí

6. Miệng hút không khí

7. Chụp thổi (kí hiệu chung)

a) Hình chữ nhật

b) Hình nón

8. Chụp thải gió

9. Lỗ đo

a) Mặt bằng

b) Trên sơ đồ

10. Lỗ nối khớp

a) Trên mặt bằng

b) Trên sơ đồ

11. Van một chiều tự động (tiết diện tròn kiểu chống nổ)

12. Van hàn cháy tiết diện chữ nhật

9. KÍ HIỆU LÒ SƯỞI ẤM, LÒ SƯỞI ẤM CHUNG (NỒI HƠI)

Bảng 19

Tên gọi

Kí hiệu

1. Lò sưởi ấm

a) Xây sát tường

b) Xây ở góc nhà

2. Lò sưởi di động

3. Lò sưởi ấm chung (nồi hơi)

Chú thích: Cho kí hiệu mục 2 và 3: Tùy theo sử dụng loại nhiên liệu mà ghi chữ viết tắt bằng chữ in hoa thích hợp (thay chữ N trên ký hiệu). Thí dụ: Nhiên liệu than: T; điện: Đ v.v…

10. KÍ HIỆU BẾP SINH HOẠT, LÒ NẤU VÀ MÁY LẠNH

Bảng 20

Tên gọi

Kí hiệu

1. Bếp (kí hiệu chung, số khuyên tròn chỉ số kiềng để nồi)

2. Bếp điện

3. Bếp ga

4. Bếp củi

5. Bếp dầu

6. Bếp than

7. Lò nấu hay lò giặt (kí hiệu chung)

8. Tủ lạnh hấp thụ

9. Tủ lạnh chạy máy nén

10. Máy điều tiết không khí (máy điều hòa nhiệt độ)

a) Kiểu đặt trên tường

b) Kiểu tủ

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi