Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 2111:1977 Áo sơ mi-Phân loại chất lượng cắt may bằng phương pháp cho điểm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2111:1977

Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 2111:1977 Áo sơ mi-Phân loại chất lượng cắt may bằng phương pháp cho điểm
Số hiệu:TCVN 2111:1977Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:27/12/1977Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2111-77

ÁO SƠ MI - PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG CẮT MAY BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHO ĐIỂM

Shirts

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại áo sơ mi.

1. PHÂN LOẠI

1.1. Tùy thuộc vào chất lượng cắt, may nên áo sơ mi được phân loại theo số điểm quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Loại

Số điểm quy định

Đặc biệt

1

2

3

Lớn hơn hoặc bằng 96

Từ 90 đến nhỏ hơn 96

Từ 82 đến nhỏ hơn 90

Từ 72 đến nhỏ hơn 82

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

Áo sơ mi sau khi may xong, các chi tiết cho điểm theo quy định trong bảng 2.

Yêu cầu

Điểm quy định

1. CỔ ÁO

Lộn cổ phải đều, cân đối, sắc góc, vuông cạnh, êm canh, vải đủ mo, cạo hết lé, không bị lé ngược, (môi mè)

Cổ tra hai bên phải đều, cân đối không bị vênh, vặn. Đầu cổ tới mép nẹp bám sát, ngậm vừa, không bị chỗ thiếu, chỗ thừa.

Cổ bẻ

Dựng ve trong may lộn, chỗ can may chặn

Các loại cổ tra lộn, không tra cặp đều phải khớp, đúng kiểu quy định

30

2. TAY

Điểm quy định cho mỗi tay là 10,

Tay tra êm canh, hai bên cân đối, măng sét tay lộn phải đều, đủ mo. Nơi tra măng sét khoảng xếp ly hay chun phải cách đều, cân đối và tra sát mép.

Thép tay chặn đúng khoảng bấm, hai thép phải đều nhau.

20

3. SƯỜN VÀ VAI ÁO

Điểm quy định cho mỗi bên là 5

Vào vai phải êm (hai thân trước gia ly cho êm vai) may lộn hoặc may sát mí cầu vai, hai phía trong, ngoài, trên, dưới phải êm canh sợi không bị vênh vặn, bị bùng.

Lót cầu vai nếu can phải êm.

Ghếp ly thân sau cân đối, đều cả hai bên

Các loại may vào sườn (suôi, lộn, hoặc cuốn đè) phải êm canh. Gầm nách tay và thân phải giao nhau cùng một điểm.

Áo cổ xẻ tà, may lại mũi ở khoảng rẽ bằng hai đường chỉ chồng khít lên nhau.

10

4. GẤU

Gấu áo phải bẻ đều. Làn gấu không được vồng, võng. Đường may gấu phải êm, may sát, không bị môi mè, vặn, cục.

5

5. TÚI

Túi phải may đúng kiểu mẫu. Túi trước ngực phải thẳng theo nẹp áo.

Bọ túi có kích thước từ 4 – 4,5 cm tùy theo cỡ áo. Trong túi có may túi con để cài bút. Đáy túi phải đều đặn, cân đối. Nắp túi có hai góc phải đều nhau, nắp đậy vừa với túi, không bị so le.

5

6. CÁC ĐƯỜNG MAY

Không được phép dùng kim quá to hoặc sật mũi làm vỡ mặt vải. Chỉ phải may đúng với mẫu hàng.

Đường lộn cổ cáo, lộn vác tay may 5 mũi chỉ/1cm.

Đường tra cổ, vai, nách, sườn, đầu tay, cửa tay may từ 6 đến 7 mũi chỉ/1cm.

Gấu áo bẻ 8 mũi chỉ/1cm, đường may đè cổ bác tay may 7 đến 8 mũi chỉ/1cm.

Đường cổ tay may sát mí, đường chặn bác tay cách 0,05cm.

Đường chặn bên miệng túi may hết bọ túi

Các đường may phải thẳng, đều, bén sát và cong tròn đúng với yêu cầu. Số mũi chỉ trên các đường may phải đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định.

25

7. THÙA KHUY, ĐÍNH CÚC

Khuy thùa có từ 12 đến 14 mũi chỉ 1cm.

Làn khuy phải thẳng, chân rết đều, mép khuy phải kép và đanh, đầu khuy tròn đều.

Cúc phải đính cân đối với khuy

Cúc có hai lỗ phải đính 5 lần, nếu cúc bốn lỗ đính mỗi bên 3 lần.

Cúc đính cao chân. Đối với hàng mỏng 0,2 – 0,3 cm, hàng dày 0,4 – 0,5 cm và phải cuốn chân cho đều và chắc.

Đính bọ chập đôi chỉ, đính 3 lần và đều ở những chỗ: miệng túi, cửa quần, sẽ nách.

5

3. CHO ĐIỂM CÁC KHUYẾT TẬT

Áo sơ mi sau khi may xong nếu các chi tiết bị khuyết tật đều phải cho điểm. Tùy thuộc vào mức độ khuyết tật mà tiến hành cho điểm theo quy định trong bảng 3.

Bảng 3

Loại khuyết tật

Điểm của khuyết tật

1. CỔ

30

Cổ tra bị lệch, vẹo, méo, phải tháo ra tra lại

2-5

Hai đầu cổ không đều, bên dài, bên ngắn

0,5 – 5

Cổ lộn không êm, bị đầu ruồi, nhọn hoắt

0,25 – 4

Lộn cổ không vuông làm đầu cổ gãy góc

0,25 – 3

Lộn cổ không đủ mo, lót bị bụng

0,25 – 3

Làn cổ ngoài không đều, không thẳng lộn

0,25 – 2

Lộn cổ cạo không hết, nắn không kiệt, lé ngược (môi mè)

0,25 – 2

Cổ vào bị vặn chân và bị bụng

0,25 – 2

Tra cổ làm cho thân áo bị cầm bai

0,25 – 2

Vào cổ làm cho hai bên nẹp thân áo bẻ không cân

0,25 – 1

Hai đầu chân cổ, vuông tròn, to nhỏ không đều

0,25 – 1

2. TAY

(Quy định trừ điểm dưới đây chỉ áp dụng cho một bên, khi khuyết tật ở cả hai bên điểm bị trừ tăng lên bằng hai)

20

Tay tra thừa, thiếu, tự sẻo vải thân làm sai lệch cấu trúc hoặc tay tra bị lảng quắp

0,25 – 3

Tay tra không êm bị cầm bai nhăn (vặn vỏ đỗ) vai, nách không đều làn, bị vòng vèo, gẫy khúc (điểm cho từng khuyết tật)

0,25 – 3

Bác tay lộn không đều, bị vòng vèo, tra không bén sát, bị dúm đầu (điểm cho từng khuyết tật)

0,25 – 2

Lót hác tay bị thừa, bùng, lé ngược

0,25 – 1

Thép tay không cân đối, to, nhỏ, dài, ngắn.

Chỗ sơ thép không gọn, bị sổ, chếp ly không cân (điểm cho mỗi khuyết tật)

0,25 – 1

3. SƯỜN VÀ VAI

Điểm dưới đây quy định cho mỗi bên, nếu hai bên cùng bị khuyết tật, số điểm bị trừ tăng lên bằng hai.

10

Vào vai không đúng, bị thừa, thiếu. May sai đầu làm vai lệch.

0,5 – 2

Vào sườn không khớp, gầm nách lệch làm sai lệch cấu trúc áo

0,25 – 1

May vai không êm, cầu vai bị vặn, thừa thiếu.

0,25 – 1

Chếp ly đường nối cầu vai không cân đối (điểm cho mỗi khuyết tật)

0,25 – 1

4. TÚI

5

Túi may to, nhỏ, cao, thấp sai với quy định.

0,5 – 2

Túi đặt không thẳng nẹp, may không đều

0,25 – 1

Cạnh túi bên dài bên ngắn, bên thẳng bên bầu.

0,25 – 1

Miệng túi không khép, căng hoặc chùng, không có túi con cài bút, nắp túi thiếu mo, vênh, lé ngược, nắp úp không kín miệng (điểm cho mỗi khuyết tật)

0,25 – 1

5. CÁC ĐƯỜNG MAY

25

May mũi chỉ thưa, mau sai với quy định

0,5 – 5

Đường may không thẳng, vòng vèo

0,5 – 4

May kim to sựt mũi, vỡ mặt vải (nếu nhiều quá phải đền)

0,5 – 4

Tăng mũi chỉ không chính xác, may bị sùi chỉ, bỏ mũi

0,25 - 3

May diễu không đều, chỗ to, chỗ nhỏ

0,25 - 3

May mí không sát, không đều

0,25 – 3

Các đường lượn góc cạnh không vuông đường lượn tròn bị gãy góc

0,25 – 2

Đường may bị sểnh sót

0,25 – 2

6 GẤU

5

May gấu không êm canh, bị vênh, vặn

0,5 – 2

Gấu bẻ không đều

0,25 – 1

Lên gấu không đều làm cho gấu bị vồng, võng

0,25 – 1

Đầu gấu bị thừa, bẻ không gọn, sát

0,25 – 1

7. THÙA KHUY, ĐÍNH CÚC

5

Khuy thùa các mũi chỉ chân rết không đều. Các mũi chỉ thùa bị sổ, không nhẵn

0,25 – 1,5

Đầu khuy thùa không tròn bị vẹo, méo, khuy thùa lỏng chỉ, không đanh, không khép miệng bị hoác

0,25 – 1,5

Đính cúc không đủ mũi chỉ theo quy định, đính bị lệch, không đều

0,25 – 1

Chân cúc quấn lỏng chỉ. Cúc đính bị sổ, tuột. Đính bọ không chắc, lỏng chỉ.

0,25 – 1

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi