Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2099:1993 Sơn-Phương pháp xác định độ bẻ uốn của màng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2099:1993

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2099:1993 Sơn-Phương pháp xác định độ bẻ uốn của màng
Số hiệu:TCVN 2099:1993Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1993Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2099:1993

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2099:1993

SƠN

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀ UỐN CỦA MÀNG

Paints

Method for determination of bend test of coating

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sơn.

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp kiểm tra và đánh giá độ bền của màng sơn bị gẫy hoặc tách khỏi nền kim loại khi tấm mẫu thử bị uốn vòng quanh một trục hình trụ ở các điều kiện tiêu chuẩn.

Đối với hệ sơn nhiều lớp, mỗi lớp có thể kiểm tra riêng hoặc tất cả các lớp đã sơn xong kiểm tra một lần.

Có hai loại dụng cụ được quy định (dụng cụ I và dụng cụ II theo hình vẽ). Cả hai dụng cụ đều cho kết quả giống nhau với cùng loại màng sơn.

1. Dụng cụ kiểm tra.

1.1. Trong cả hai loại dụng cụ được qui định dưới đây, các trục phải làm từ nguyên liệu rắn và không gỉ, ví dụ như thép không gỉ.

1.2. Dụng cụ kiểm tra i (theo hình vẽ i) bao gồm một bộ bản lề có các trục hình trụ, đường kính các trục từ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 16, 20, 25 và 32 mm. Kích thước của dụng cụ không cần qui định cụ thể trừ khoảng trống giữa bề mặt của trục và tấm bản lề là 0,55 ± 0,05 mm. Hai mặt phẳng của dụng cụ phải được quay tự do trên trục quay của dụng cụ và phải dừng lại ngay khi mặt tấm thử đã được uốn cong đến vị trí song song.

1.3. Dụng cụ kiểm tra II (theo hình vẽ 2)

Dụng cụ là một bộ gồm 5 bản kim loại có bề mặt 30 x 40 mm và chiều dày khác nhau 1 - 2 - 3 - 4 - 5 mm. Ở một phía cạnh dọc của mỗi bản có nửa hình trụ, bán kính phần hình trụ bằng nửa chiều dày của mỗi bản tương ứng (r = 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5 mm). Mỗi bản này có thể gá lắp vào rãnh của một khung kẹp bằng kim loại.

2. Nhiệt độ phòng thí nghiệm

Nhiệt độ phòng thí nghiệm phải là 25 ± 20C trong cả quá trình kiểm tra.

3. Lấy mẫu

Một mẫu đại diện cho sản phẩm càn kiểm tra (hoặc mỗi sản phẩm trong trường hợp sơn nhiều lớp) phải tuân thủ theo qui định trong TCVN 5670 - 1992.

4. Tấm chuẩn để thử

4.1. Chất liệu tấm chuẩn để thử. Ngoại trừ các qui định riêng hoặc thoả thuận, tấm chuẩn để thử phải là thép bóng, sắt tây bóng hoặc nhôm mềm tương ứng với yêu cầu của TCVN 5760 - 1992.

4.2. Kích thước tấm chuẩn.

Tấm chuẩn để thử phải là hình chữ nhật kích thước (100 x 50mm) dày 0,3 mm. Tấm chuẩn có thể cắt theo kích thước trên sau khi sơn đã khô sao cho không có khuyết tật.

4.3. Gia công và sơn mẫu.

Phải tiến hành chuẩn bị tấm mẫu theo TCVN 5670 - 1992, ngoại trừ các qui định riêng, và sau đó phủ sơn theo phương pháp qui định đối với sản phẩm cần thử. Nếu sản phẩm cần thử được qui định quét bằng chổi, vết chổi phải song song với chiều dài của tấm mẫu.

5. Tiến hành thử

5.1. Thời gian khô của tấm mẫu.

Tấm mẫu đã phủ sơn phải được khô thấu cấp II theo TCVN 2096 - 1993. Sau khi khô thấu cấp II ở nhiệt độ 25 ± 20C. Đặt tấm mẫu lên bản kim loại, bề mặt sơn quay ra phía ốc xiết, cạnh tròn của bản kim loại quay lên trên. Ép mặt sơn cần thử vào bản kim loại và lá kép của khung. Vặn ốc để xiết chặt tấm mẫu với bản kim loại voà nẹp chắn.

Dùng tay uốn mẫu sơn cần thử lượn tròn theo bản kim loại và uốn một cách đều đặn trong 1 - 2s.

5.4. Đánh giá tấm mẫu sau khi kiểm tra

Đánh giá tấm mẫu ngay tức khắc sau khi uốn mà không cần lấy tấm mẫu ra khỏi dụng cụ. Có thể dùng kính phóng đại. Nếu không thấy xuất hiện các vết nứt, tróc thì tiếp tục thử tấm mẫu khác trên trục nhỏ hơn (đối với dụng cụ 1) hoặc bản kim loại có độ dày nhở hơn (đối với dụng cụ 2). Cú làm như thế cho đến khi phát hiện được vết nứt và vết tróc cảu màng qua kính lúp.

Độ bền uốn của màng được biểu diễn bằng đường kính của trục nhỏ nhất hoặc chiều dày nhỏ nhất của bản kim loại, mà trên đó màng sơn chưa bị biến dạng, nhắc lại phép thử có cùng kích thước trục (và độ dày của bản kim loại) này 3 lần trên các tấm mẫu mới. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 3 phép thử.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi