Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2090:2015 ISO 15528:2013 Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni-Lấy mẫu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2090:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2090:2015 ISO 15528:2013 Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni-Lấy mẫu
Số hiệu:TCVN 2090:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 2090:2015

ISO 15528:2013

SƠN, VECNI VÀ NGUYÊN LIỆU CHO SƠN VÀ VECNI - LẤY MẪU

Paints, varnishes and raw materials for paints and varnishes - Sampling

Lời nói đầu

TCVN 2090:2015 thay thế TCVN 2090:2007

TCVN 2090:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 15528:2013.

TCVN 2090:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC35 Sơn và vecni biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng đ ngh, Bộ Khoa học và Công nghệ công b.

Lời giới thiệu

Việc lấy mẫu ph thuộc vào dạng sn phẩm và kích c của vật chứa, nhưng không phụ thuộc vào loại sản phẩm, ví dụ như sơn, vecni, chất tạo màng, bột màu, chất độn hoặc dung môi. TCVN 5669

(ISO 1513)[1] quy định cả quy trình kim tra sơ bộ mẫu đơn như đã nhận để thử nghiệm và quy trình chuẩn bị mẫu thử bằng cách trộn và rút gọn s mẫu đại diện của một lô hàng sơn, vecni hoặc sản phẩm liên quan. Các mẫu sản phẩm thử nghiệm được lấy theo tiêu chuẩn này.

Việc lấy mẫu đúng tạo cơ sở cho các phép thử tiếp theo và kết quả của phép thử. Các quy trình lấy mẫu khác nhau cần được thực hiện cn thận bởi những kỹ thuật viên có chuyên môn và kinh nghiệm. Các hưng dẫn chung trong tiêu chuẩn này nhằm b sung kiến thức, kinh nghiệm và có thể áp dụng cho hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, một số sản phẩm có thể yêu cầu các điều khoản lấy mẫu đặc biệt mà không quy định trong tiêu chuẩn này, do vậy người thực hiện phải đặc biệt thận trọng ghi chép các đặc tính bất thường của các sản phẩm đó. Người thực hiện cần phải nắm rõ những yêu cầu đặc biệt theo quy định kỹ thuật của sn phm và quy định an toàn quc gia.

SƠN, VECNI VÀ NGUYÊN LIỆU CHO SƠN VÀ VECNI - LY MU

Paints, varnishes and raw materials for paints and varnishes - Sampling

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy đnh quy trình lấy mẫu sơn, vecni và nguyên liệu sử dụng trong sản xuất sơn và vecni, bao gm các chất lỏng và vật liệu, không qua biến đổi hóa học, có khả năng hóa lỏng khi gia nhiệt, vật liệu bột, hạt và bột nhão. Các mẫu có thể được lấy từ các vật chứa, ví dụ như can, thùng, xi-tec, xi-tec tàu hỏa hoặc xi-tec tàu thủy, cũng như từ thùng phuy, bao chứa, túi lớn, silô hoặc silo tàu hỏa, hoặc từ băng chuyền tải.

Tiêu chuẩn này không đề cập đến việc chuẩn bị mu để thử nghiệm hoặc rút gọn mẫu. Việc chuẩn b mẫu thử nghiệm và rút gọn mẫu được đ cập trong TCVN 5669 (ISO 1513).[1].

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công b thì áp dụng bản được nêu. Đi với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công b thì áp dụng phiên bản mới nht, bao gồm c các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 4618, Paints and varnishes - Terms and definitions (Sơn và vecni - Thuật ngữ và định nghĩa)

ISO 6206, Chemical products for industrial use - Sampling - Vocabulary (Sản phẩm hóa học dùng trong công nghiệp - Lấy mu - Từ vng)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 4618, ISO 6206 và các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1

M (batch)

Khối lượng vật liệu xác định được sản xuất trong cùng điu kiện.

3.2

(lot)

Tổng khi lượng vật liệu được lấy mẫu.

CHÚ THÍCH 1: lô có thể bao gồm nhiều mẻ.

3.3

Mu đơn l (individual sample)

Mẫu được lấy từ khối vật liệu theo quy trình lấy mẫu.

3.4

Mu đại diện (representative sample)

Mẫu, trong phạm vi độ chụm của các phương pháp thử được sử dụng, thỏa mãn tất cả các đặc tính của vật liệu được lấy mẫu.

3.5

Mu trung bình (average sample)

Hỗn hợp các phần tỷ lệ tương đương của các mẫu đơn lẻ.

3.6

Mẫu đnh (top sample)

Mẫu đơn lẻ được lấy tại bề mặt hoặc gn bề mặt của vật liệu.

3.7

Mẫu giữa (middle sample)

Mẫu đơn lẻ được lấy tại mức tương ứng với khong nửa tng thể tích phía dưới b mặt.

3.8

Mẫu đáy (bottom sample)

Mu đơn lẻ được lấy tại hoặc gần mức thấp nhất của vật liệu.

3.9

Mẫu tt c các lớp (all-layer sample)

Mẫu đơn l được lấy qua toàn bộ chiu cao của vật liệu, sao cho tất cả các lớp đều được lấy theo t lệ.

3.10

Mẫu hỗn hợp (composite sample)

Mẫu đơn lẻ được lấy từ các mức khác nhau của vt liệu.

3.11

Mẫu không liên tục (intermittent sample)

Mẫu đơn lẻ được lấy không liên tục từ dòng vật liệu.

3.12

Mẫu liên tục (continuous sample)

Mẫu được lấy liên tục từ dòng vật liệu.

3.13

Mẫu lưu (storage sample)

Mu đơn l, trung bình hay liên tục được ly và lưu giữ trong một thời gian quy định đ đối chứng.

4  Yêu cầu chung

Lấy mẫu, ghi nhn và lưu giữ mẫu, chuẩn bị các tài liệu liên quan phải do người có kỹ năng thực hiện. Sau khi lựa chọn dụng cụ lấy mu sạch, có loại và kích c phù hợp, việc lấy mẫu phi được thực hiện theo các quy định liên quan đến môi trưng, sc khỏe và an toàn.

Phương pháp lấy mẫu được sử dụng phải tính đến c các đặc tính lý học và hóa học của nguyên liệu được lấy mẫu, ví dụ như độ nhạy với ánh sáng, sự oxy hóa, xu hướng xảy ra các phản ứng bề mặt của mẫu (tạo thành lớp váng), các đặc tính hút m, sinh lý và độc tính.

Việc bảo quản mẫu, bao gồm cả mẫu lưu, phải phù hợp với các quy định liên quan đến môi trường, sức khe và an toàn, các yêu cầu quản lý chất lượng liên quan đến ghi nhãn, xác định ngun gốc và thi gian lưu giữ.

5  Thiết bị, dụng cụ lấy mẫu

5.1  Dụng cụ lấy mẫu

5.1.1  Quy định chung

Việc lựa chọn dụng cụ lấy mẫu phụ thuộc vào loại vật liệu được lấy mẫu, loại vật chứa, mức chứa của vật chứa và c mẫu cn thiết. Những yêu cầu chung đi với các dụng cụ lấy mẫu bao gồm:

- d thao tác;

- dễ làm sạch (bề mặt nhẵn);

- bền hóa hc đối với vật liệu được lấy mẫu.

5.1.2  Gu múc

5.1.2.1  Gu mức (môi) (xem thêm 5.1.7)

Gầu múc phải được làm từ vật liệu không bị thay đổi bởi sản phẩm được thử. Gầu múc chủ yếu được sử dụng để lấy mẫu đỉnh của vật liệu rắn.

5.1.2.2  Gầu lấy mẫu chất lng

Dụng cụ này gồm một máng kim loại hình chữ D, được chia thành các khoang dọc theo chiều dài, một cửa kéo chuyển động thẳng đứng dọc theo toàn bộ chiều dài máng để mở và đóng các khoang (xem Hình 1). Thông thường đường kính của máng từ 25 mm đến 50 mm.

Dụng cụ được đóng kín và nhúng vào chất lỏng, cửa được kéo ra để lấy chất lỏng; sau đó gầu được đóng lại và kéo lên.

CHÚ DN:

1 Máng

2 Cửa kéo

Hình 1 - Gu lấy mẫu cho chất lỏng

5.1.2.3  Gầu lấy mẫu dạng bột

Gầu dụng cụ mở để dùng cho chất rắn dạng bột. Gầu được làm t kim loại, hình bán nguyệt hoặc mặt cắt ngang dạng chữ C và khi chọc xuống tạo lõi xuyên sâu vào vật liệu (xem Hình 2).

Hình 2 - Gầu lấy mẫu cho dạng bột

5.1.3  ng lấy mẫu cho chất lỏng

5.1.3.1 ng đng tâm

ng này gồm hai ống kim loại đồng tâm được lồng khít vào nhau theo toàn bộ chiều dài ống sao cho ống có thể quay trong lòng nhau. Một cửa dọc hoặc một dãy các cửa dọc khoảng 1/3 chu vi được ct ở c hai ống. Khi lấy mẫu, hai ống được xoay ở vị trí cùng m; sau khi lấy mẫu, ống bên trong được xoay tại và lúc đó dụng cụ lấy mẫu tr thành một vật chứa đóng kín (xem Hình 3).

Thông thường ống bên trong có đường kính từ 30 mm đến 40 mm. ng có th không cn chia khoang dọc thân ống, trong trường hợp đó ở các đầu bên dưới ca hai ống có các cửa hình chữ V, được đặt sao cho chất lng chứa bên trong ống có thể tháo ra ngoài khi cửa dọc được m.

Ngoài ra, ống bên trong có thể được chia ngang thành một số ngăn, thông thường t ba đến mười ngăn, trong trường hợp đó không có các cửa đáy hình chữ V. Cách sắp xếp như vậy có thể làm các mẫu chất lỏng tách riêng được rút ra từ các độ sâu khác nhau trong vật cha.

ng phải có chiều i vừa đủ để chạm tới đáy của vật chứa. Khi lấy mẫu, ống được đóng kín, sau đó m ra để lấy chất lỏng và cuối cùng đóng lại và kéo lên.

Hình 3 - Ống lấy mẫu gồm hai ống đồng tâm

5.1.3.2  ng đơn

Ống lấy mẫu đơn được sử dụng để lấy mẫu là chất lỏng đồng nhất, ví dụ về ống lấy mẫu đơn được nêu trong Hình 4. ng gồm một ống kim loại hoặc ống thủy tinh có thành dày, đường kính từ 20 mm đến 40 mm và chiều dài từ 400 mm đến 800 mm. Đầu trên và dưới có hình côn và hẹp phía dưới khoảng 5 mm đến 10 mm. Tại đầu trên có hai vòng tròn để trợ giúp khi thao tác.

Khi lấy mẫu đơn lẻ, trước tiên đóng miệng ống trên bằng nút và hạ dần xuống cho tới khi đạt được độ sâu như mong muốn. M ống trong một khong thời gian ngắn để cho cht lỏng vào, sau đó đóng lại và kéo lên.

5.1.3.3  ng van lấy mẫu

Ví dụ về ống lấy mẫu bằng van được nêu trong Hình 5, bao gồm ống kim loại có van tại đáy được nối bằng một thanh kéo ở tâm với tay vặn trên đỉnh. Khi tay được vặn xuống thì van đóng lại. Nó khác với các ống được mô t ở trên là khi đưa ống vào chất lỏng với van mở, để cho chất lng đi vào trong khi ống nhúng dưới b mặt còn không khí được đuổi ra đi qua lỗ thoát khí ở trên đỉnh ống. Khi đáy của ống chm tới đáy vật chứa, van tự động đóng lại. Khi đó vặn chặt tay vặn để giữ van đóng và kéo ống chứa mẫu lên. Lau sạch mặt ngoài ống. Sử dụng các ống lấy mẫu có chiều dài khác nhau, ống lấy mẫu bằng van, được minh họa trong Hình 5, không thích hợp khi vật liệu có cn lng.

5.1.4  Chai hoặc can lấy mẫu

Chai hoặc can lấy mẫu cũng có thể gọi là chai hoặc can nhúng (xem Hình 6). Bao gồm một khung đ đủ nặng được làm t kim loại chống tia lửa điện, được gắn vào một dây xích bằng thép không gỉ hoặc vật liệu thích hợp khác. Trên khung có gắn chai bằng thủy tinh hoặc vật liệu thích hợp khác. Ví dụ, can nhúng có thể là:

- chai hở;

- chai có nút được lắp hai ống thủy tinh có chiều dài khác nhau (bằng cách điều chỉnh đường kính trong của ống, có thể lấy được mẫu tương ứng với độ sâu của vật chứa và độ nhớt của vật liệu mẫu);

- chai có nút có thể được bỏ ra tại độ sâu mong muốn bằng dây xích th hai.

Can nhúng đặc biệt thích hợp cho việc lấy các mẫu từ vật chứa lớn (xi-tec lưu kho, xitec tàu thủy, v.v...).

5.1.5  Dụng cụ lấy mẫu đáy hay mẫu vùng

Dụng cụ lấy mẫu đáy hay mẫu vùng (xem Hình 7) gồm bình hình trụ có một van kim làm bằng kim loại chống tia lửa điện. Nó được gắn vào dây nhúng bằng thép không g hoặc vật liệu thích hợp khác. Có thể gắn thêm một dây nữa vào đầu trên của kim van để cho van được m ở độ sâu cụ thể. Van m tự động khi nó chạm vào đáy của vật chứa, do vậy dng cụ lấy mẫu vùng đặc biệt thích hợp cho việc lấy mẫu đáy từ các vật cha lớn.

Dụng cụ lấy mẫu đáy và dây nhúng nên có một dài chỉ th độ sâu khi lấy mẫu.

5.1.6  Bay (dao trộn)

Bay có hình dạng và kích cỡ phù hợp. Lưỡi bay được làm bằng vật liệu thích hợp như thép không gỉ hoặc nhựa. Bay đặc biệt hữu ích đối với việc lấy mẫu đơn l của vật liệu nhão.

5.1.7  Xng (xem thêm 5.1.2.1)

Xẻng lấy mẫu được làm từ vật liệu thích hợp, như thép không gỉ hoặc nhựa, có các cạnh nhô lên và tay cm ngắn, xẻng chủ yếu được sử dụng để lấy mẫu từ các vật liệu rắn dạng hạt hoặc bột.

5.1.8  Ống nhánh

ng nhánh thích hợp cho việc lấy các mẫu đơn lẻ hoặc mẫu liên tục, ví d từ các xi-tec lưu kho, xe xi-tec hoặc ống dẫn và có van đóng m.

Hình 4 - Ống ly mẫu đơn lẻ

CHÚ DẪN

1 L thông không khí

Hình 5 - ng lấy mẫu bng van

Hình 6 - Can lấy mẫu

Hình 7 - Dụng cụ lấy mẫu đáy hay mẫu vùng (mặt cắt ngang)

5.2  Vật chứa mẫu

Các vật chứa mẫu (ví dụ: các bình có nắp vặn, các túi có ph hoặc không phủ thiếc hoặc nha) dùng cho các mẫu nhỏ và các mẫu lưu phải được lựa chọn tùy thuộc vào sản phẩm được lấy mẫu, sao cho mẫu được bo vệ tránh khỏi ánh sáng và kín.

Các vật chứa bng thủy tinh phải có nắp đậy kín và không bị ảnh hưởng bởi mẫu thử.

CHÚ THÍCH: Bình thủy tinh sẫm màu có th chng được một phần tác động của ánh sáng và mẫu được bảo vệ tốt hơn bng một lớp phủ m bên ngoài hoặc bao gối bng giấy sẫm màu, nếu cần.

Không được sử dụng các vật chứa mạ kẽm và nhôm để lấy mẫu vật liệu có tính cồn.

6  Quy trình lấy mẫu

6.1 Quy định chung

Lượng mẫu ti thiểu phi đ cho các phép thử tiếp theo và mẫu lưu.

6.2  Kiểm tra trước khi lấy mẫu

Trước khi tiến hành lấy mẫu, phải kiểm tra các bất thưng đi với vật liệu, vật chứa và điểm lấy mẫu. Nếu thấy bất k điều bất thường nào, phi ghi chép lại trong báo cáo thử nghiệm.

6.3  Lấy mẫu từ vật chứa

6.3.1  S lượng mẫu và đồng nht

Số lượng mẫu được lấy từ các vật chứa ln (ví d: xi-tec, silo) và các vật chứa nhỏ (ví d: thùng, túi) phụ thuộc vào kế hoạch lấy mẫu [ví dụ: TCVN 7790 (ISO 2859[2])] hoặc các thỏa thuận của bên cung cấp.

Để thực hiện lựa chọn đúng số lượng mẫu được lấy, nên có sẵn càng nhiều thông tin càng tốt. Điều này có thể bao gồm các điều kiện môi trưng và bo qun đối với sản phẩm. Các điều kiện thay đi có thể dẫn đến tính không đồng nht của sản phm trong một vật cha cũng như sự thay đổi giữa các vật chứa khác nhau.

Các sản phẩm phải đồng nhất trước khi lấy mẫu.

6.3.2  Chất lỏng

Mẫu đnh có thể được lấy từ sản phẩm lng hoặc hóa lng bằng gàu (5.1.2). Để lấy mẫu ở các mức khác, can nhúng (5.1.4) là dụng cụ phù hợp nht và dng cụ lấy mẫu vùng (5.1.5) đặc biệt thích hợp cho việc lấy mẫu đáy.

Gàu múc (5.1.2) có thể được sử dụng để lấy các mẫu tất cả các lớp, mẫu giữa và mẫu đáy.

Các quy trình lấy mẫu khác có thể gồm lấy mẫu đơn lẻ từ điểm xả, trưc tiên cn thận để cho chất lỏng chy ra ngoài với một lượng tương đối, hoặc trong trường hợp chất lỏng được bơm bằng ống nhánh (5.1.8) trong lúc lưu thông, dỡ hàng hoặc cht hàng. Trong trường hợp thao tác bơm, mẫu liên tc được ly từ đường nhánh bằng cách sử dụng ống dẫn nhánh thích hợp.

6.3.3  Sản phẩm ở dạng bột nhão

Mu đnh được lấy từ bột nhão bằng cách dùng bay (5.1.6).

6.3.4  Chất rắn

Trong trường hợp chất rắn dạng bột, như hạt hoặc hạt thô, thường chỉ có thể lấy mẫu đỉnh bằng gàu mức (5.1.2), bay (5.1.6) hoặc xẻng (5.1.7).

Các mẫu không liên tục có thể được lấy khi vật chứa đang được đỗ vào hoặc lấy ra, ví dụ: sử dụng băng ti hoặc băng luồn.

ng lấy mẫu cho chất lng (5.1.3) cũng có thể sử dụng trong những trường hợp này.

6.4  Rút gọn mẫu

Trộn thật kỹ toàn bộ mẫu được lấy theo quy trình thích hợp.

Trộn chất lỏng trong vật cha sạch, khô. Ngay lập tức, lấy ít nhất ba mẫu đng nhất (mẫu cui cùng) vi số lượng cần đủ để thực hiện các phép thử theo yêu cầu và để trong vật chứa phù hợp với 5.2.

Đối với chất rắn, chia tư mẫu bằng dụng cụ chia mẫu quay tròn. Lấy ba mu với s lượng cn đủ để thực hiện các phép thử theo yêu cầu và để trong vật chứa phù hợp với 5.2.

6.5  Ghi nhãn

Sau khi lấy mẫu, mẫu phải được ghi nhãn sao cho có thể xác định được nguồn gốc của mẫu.

Nhãn phải gồm có ít nht các thông tin sau:

- ký hiệu mẫu;

- tôn thương mại và/hoặc mã s;

- ngày lấy mẫu;

- s mẫu và/hoặc số mẻ;

- nơi lấy mẫu, ví dụ: nhà máy sản xuất, kho lưu trữ hoặc các cửa hàng;

- số mẻ hoặc lô hàng, nếu có;

- tên của người lấy mẫu;

- các ký hiệu độc hại cần thiết.

6.6  Bảo quản

Các mẫu lưu phải được lưu giữ trong điều kiện bảo qun thích hợp trong vật chứa kín, nếu cần, bảo vệ tránh khỏi ánh sáng và độ m trong thời gian quy định và phù hợp với tất cả các quy định an toàn có liên quan.

6.7  Báo cáo lấy mẫu

Báo cáo lấy mẫu, ngoài các thông tin ghi nhãn nêu trong 6.5, phải bao gồm các thông tin dưi đây:

- viện dẫn tiêu chuẩn này [TCVN 2090 (ISO 15528)];

- dụng cụ lấy mẫu được sử dụng;

- loại vật chứa được lấy mẫu, ví dụ xi-tec xe tải đường bộ, xi-tec tàu hỏa, khoang chứa tàu biển, thùng phuy, túi, xi-tec, dòng sản phẩm;

- các nhận xét bất kỳ liên quan đến điều kiện bao gói vật chứa và/hay đơn hàng;

- các nhận xét khác, ví dụ: thùng đầu tiên, vật chứa quay lại, v.v,..;

- độ sâu mẫu được lấy.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 5669 (ISO 1513) Sơn và vecni - Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử.

[2] TCVN 7790 (ISO 2859) (tất c các phần), Quy trình lấy mu để kiểm tra định tính.

MỤC LỤC

Lời nói đầu  

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng 

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu chung

5  Thiết b, dụng c lấy mẫu

5.1  Dụng cụ lấy mẫu

5.2  Vật chứa mẫu

6  Quy trình lấy mẫu

6.1  Quy định chung

6.2  Kiểm tra trước khi lấy mẫu

6.3  Ly mẫu từ vật chứa

6.4  Rút gọn mẫu

6.5  Ghi nhãn

6.6  Bo quản

6.7  Báo cáo lấy mẫu

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi