Trang /
Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 1856:1976 Vật liệu dệt-Hệ tex
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1856:1976
Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 1856:1976 Vật liệu dệt-Hệ tex
Số hiệu: | TCVN 1856:1976 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước | Lĩnh vực: | Công nghiệp |
Ngày ban hành: | 07/12/1976 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 1856-76
VẬT LIỆU DỆT
HỆ TEX
Cơ quan biên soạn:
Viện Công nghiệp dệt sợi và Trường đại học công nghiệp nhẹ
Cơ quan phối hợp biên soạn:
Cục Tiêu chuẩn
Cơ quan đề nghị ban hành:
Bộ Công nghiệp nhẹ
Cơ quan trình duyệt:
Cục Tiêu chuẩn
Cơ quan xét duyệt và ban hành
Ủy ban khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Quyết định ban hành số 438-KHKT/QĐ ngày 7 tháng 12 năm 1976
VẬT LIỆU DỆT
HỆ TEX
Tex system
1. Tiêu chuẩn này quy định cách biểu thị khối lượng dài của xơ, sợi, chỉ và các bán thành phẩm trong quá trình gia công sợi theo hệ Tex.
2. Khái niệm
Hệ Tex là hệ đơn vị trực tiếp đặc trưng cho khối lượng dài của xơ, sợi, chỉ và các bán thành phẩm trong quá trình gia công sợi, được biểu thị bằng tỷ số giữa khối lượng và chiều dài.
3. Đơn vị
Đơn vị chính trong hệ Tex là tex. Một tex là khối lượng dài của xơ, sợi, hoặc chỉ, có chiều dài một kilômét và khối lượng một gam.
Bộ và ước số của tex là kilotex (ktex) và militex (mtex).
4. Khối lượng dài tính bằng tex (T) theo công thức:
trong đó:
M - khối lượng của xơ, sợi hoặc chỉ … tính bằng g;
L - chiều dài của xơ, sợi hoặc chỉ …… tính bằng km;
L1 - chiều dài của xơ, sợi hoặc chỉ …… tính bằng m.
5. Khi khối lượng dài của xơ, sợi hoặc chỉ … nhỏ hơn 1 tex, dùng đơn vị mtex, nếu lớn hơn 1000 tex dùng ktex.
Đơn vị, ký hiệu, chuyển đổi và phạm vi sử dụng theo bảng 1.
Bảng 1
Đơn vị | Ký hiệu | Chuyển đổi | Đối tượng áp dụng chủ yếu |
tex kilôtex militex | tex ktex mtex | 1 tex = 1 g/km = 1 mg/m 1 ktex = 1 kg/km = 1 g/m 1 mtex = 1 mg/km = 1 mg/m | Sợi Bán thành phẩm kéo sợi Xơ, sợi |
Chú thích: Đối với các loại xơ, sợi hóa học, trong thương mại, cho phép sử dụng đơn vị khối lượng dài đêxitex (ký hiệu dtex).
1 tex = 10 dtex
1 dtex = 100 mtex
6. Khối lượng dài được tính toán và làm tròn theo bảng 2.
Bảng 2
Khối lượng dài (mtex, tex, ktex) | Độ chính xác khi tính | Độ chính xác khi làm tròn |
Lớn hơn 0 đến 0,9 999 Từ 1 đến 9,999 Từ 10 đến 99,99 Từ 100 đến 999,9 Từ 1000 và lớn hơn | tới 0,0001 tới 0,001 tới 0,01 tới 0,1 tới 1 | tới 0,001 tới 0,01 tới 0,1 tới 1 tới 10 |
Chú thích:
1 Nếu con số bỏ khi khi làm tròn lớn hơn 5 thì tăng con số trước nó một đơn vị.
2 Nếu con số bỏ đi nhỏ hơn 5 thì không tăng mà giữ nguyên con số trước đó.
3 Nếu con số bỏ đi bằng 5 khi làm tròn sẽ tăng thêm con số trước nó một đơn vị nếu con số này lẻ, trường hợp con số này chẵn hoặc bằng 0 thì giữ nguyên.
4 Cho phép thực hiện mức chính xác và làm tròn khi tính toán với số con số nhiều hơn so với quy định trong bảng trên nếu điều này đã quy định trong các tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của sản phẩm.
7. Sau số đo khối lượng dài phải có đơn vị đo và viết dưới dạng ký hiệu.
Ví dụ:
Xơ bông có khối lượng dài 100 mtex.
Sợi bông xe có khối lượng dài 15 x 2 tex.
8. Không được phép gọi tex thay cho khối lượng dài.
Ví dụ:
Không được phép gọi tex của sợi là 20, mà phải gọi khối lượng dài của sợi T = 20 tex hoặc gọi tắt là sợi 20 tex.
9. Khi cần chuyển đổi các đơn vị khác (chi số, đenie …) sang hệ Tex, phải thực hiện theo phụ lục.
10. Thống nhất sử dụng hệ Tex
10.1. Để thống nhất sử dụng hệ Tex biểu thị khối lượng dài của xơ, sợi hoặc chỉ … cho phép tiến hành theo hai bước như quy định dưới đây:
Bước thứ nhất:
Ghi khối lượng dài của xơ, sợi hoặc chỉ … theo hệ Tex rồi ghi chi số (hoặc đơn vị Đơnie) trong ngoặc đơn.
Ví dụ: Sợi 50 Tex (Nm = 20)
Tơ 10 tex (90 den)
Bước thứ hai:
Chỉ ghi khối lượng dài của xơ, sợi hoặc chỉ … theo hệ Tex.
Ví dụ:
Sợi có khối lượng dài T = 85 tex hoặc sợi 85 tex.
10.2. Thời gian tiến hành các bước quy định như:
Bước thứ nhất tiến hành từ ngày tiêu chuẩn có hiệu lực.
Bước thứ hai tiến hành sau hai năm kể từ ngày tiêu chuẩn có hiệu lực.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ ĐƠN VỊ THƯỜNG DÙNG VÀ CÁCH CHUYỂN ĐỔI SANG HỆ TEX
1. Đơniê (Denier)
1.1. Để biểu thị khối lượng dài của xơ, tơ thiên nhiên và hóa học người ta còn dùng đơn vị Đơniê (viết tắt là den).
1.2. Đơniê là khối lượng dài của xơ, tơ thiên nhiên và hóa học có chiều dài 9000 m và khối lượng một gam.
1.3. Khối lượng dài tính bằng Đơniê (D), theo công thức:
D =
trong đó:
M - khối lượng của xơ, tơ, tính bằng g;
L - chiều dài của xơ, tơ, tính bằng 9000 m;
L2 - chiều dài của xơ, tơ, tính bằng m.
1.4. Sau số đo khối lượng dài của xơ, tơ, phải có đơn vị đo viết dưới dạng ký hiệu.
Ví dụ:
Tơ có khối lượng dài D = 22 den hoặc tơ 22 den.
1.5. Không được phép dùng Đơniê thay cho khối lượng dài hoặc viết thiếu đơn vị.
Ví dụ:
Không được phép gọi Đơniê của tơ là D = 22, mà phải gọi khối lượng dài của tơ D = 22 den hoặc 22 den.
2. Chi số mét.
2.1. Chi số mét (Nm) của xơ, sợi hoặc chỉ … là tỷ số giữa độ dài và khối lượng của chúng, tính theo công thức:
Nm = ,
trong đó:
L - chiều dài của xơ, sợi hoặc chỉ …, tính bằng m;
M - khối lượng của xơ, sợi hoặc chỉ …, tính bằng g.
Cho phép trong tính toán sử dụng các đơn vị mm/mg; m/g; km/kg nhưng kết quả phải ghi bằng đơn vị chính thức của chi số là m/g.
2.2. Đối với chi số mét không viết đơn vị sau số đo.
Ví dụ:
Xơ bông có Nm = 5000
Sợi có Nm = 54
3. Chi số Anh
3.1. Chi số Anh (Na) của xơ, sợi hoặc chỉ … là tỷ số giữa độ dài và khối lượng của chúng, tính theo công thức:
hoặc
trong đó:
La - chiều dài của xơ, sợi hoặc chỉ …, tính bằng 840 mã;
Ma - khối lượng của xơ, sợi hoặc chỉ …, tính bằng bảng;
L - chiều dài của xơ, sợi hoặc chỉ …, tính bằng m;
M - khối lượng của xơ, sợi hoặc chỉ …m tính bằng g.
3.2. Đối với chi số Anh không viết đơn vị sau số đo.
Ví dụ:
Xơ bông có Na = 36
4. Mối quan hệ giữa các hệ đơn vị
4.1. Quan hệ giữa khối lượng dài trong hệ Tex (T) với đơn vị Đơ ni ê (D) xác định theo công thức:
T =
4.2. Quan hệ giữa khối lượng dài trong hệ Tex (T) với chi số mét (Nm) xác định theo công thức:
4.3. Quan hệ giữa khối lượng dài trong hệ Tex (T) với chi số Anh (Na) xác định theo công thức:
4.4. Quan hệ giữa chi số mét và Đơ ni ê (D) xác định theo công thức:
4.5. Quan hệ giữa chi số mét (Nm) và chi số Anh (Na) xác định theo công thức:
Nm = 1,693 . Na
4.6. Cách chuyển đổi giữa các hệ đơn vị theo bảng 3.
Bảng 3
Đơn vị | Đổi ra | |||
Tex | D | Nm | Na | |
Tex | - | 9.tex | ||
D | - | |||
Nm | - | |||
Na | 1,693. Na | - |
5. Một số ví dụ xác định khối lượng dài theo hệ Tex.
Ví dụ 1. Chiều dài của con sợi 100 m, khối lượng 2,50 g, khối lượng dài T của sợi là
Ví dụ 2. Chiều dài sợi thô 10 m, khối lượng 10,35 g, khối lượng dài T của sợi thô là:
Ví dụ 3. Lấy từ quả bông một đoạn dài 1 m, có khối lượng 402 g, khối lượng dài T của quả bông là:
T = = 402 000 tex = 402 ktex
Ví dụ 4. Một bó xơ chiều dài 10 mm (0,01 m) có 2 650 xơ đơn và khối lượng 5 mg (0,005 g), khối lượng dài T của xơ là:
=0,1887 tex = 0,189 tex = 189 mtex.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.