Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1826:1993 Dây kim loại-Phương pháp thử bẻ gập

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1826:1993

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1826:1993 Dây kim loại-Phương pháp thử bẻ gập
Số hiệu:TCVN 1826:1993Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1993Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1826 - 1993

DÂY KIM LOẠI - PHƯƠNG PHÁP THỬ BẺ GẬP

Wire - Bend test method

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử khả năng chịu bẻ gập nhiều lần của dây kim loại có mặt cắt tròn và những mắt cắt định hình với đường kính tương ứng từ 0,5 mm đến 10 mm ở nhiệt độ trong khoảng từ 10 oC đến 35 oC.

1. Mẫu thử

1.1 Phương pháp lấy mẫu của phép thử này được qui định trong các tiêu chuẩn riêng cho từng loại dây.

1.2 Chiều dài của mẫu quy định từ 100 mm đến 150 mm.

2. Thiết bị thử

2.1  Sơ đồ của thiết bị thử bẻ gập trên hình 1, các thông số của thiết bị phải phù hợp với bảng 1.

1. Đòn uốn cong                                                     4. Trục uốn

2. Thanh kẹp                                                           5. Má kẹp chặt

3. Mẫu thử                                                              6. Ngàm kẹp

a- Khoảng cách từ mặt dưới của tay thanh kẹp đến mặt trên của trục uốn

b- Khoảng cách từ mặt trên của mỏ kẹp đến nối điểm giữa của trục uốn

D - Đường kính trục uốn

I - Đường tâm tay quay

Hình 1

mm                                                             Bảng 1

Đường kính danh nghĩa của dây

Đường kính trục uốn

Đường kính lỗ thanh kẹp

Khoảng cách từ mặt dưới của thanh kẹp đến mặt trên của trục uốn (a)

Khoảng cách từ mặt trên của má kẹp đến đường nối điểm giữa của trục uốn (b)

danh nghĩa

Độ lệch cho phép

Từ 0,5 đến 0,7

3,50

± 0,05

1,0

15

1,5

Lớn hơn 0,7 đến 1

5

1,5

0,25 D1

Lớn hơn 1 đến 1,5

7,5

2,0

20

Lớn hơn1,5  đến 2

10,00

2,5

Lớn hơn 2 đến 2,5

15,00

3,0

25

Lớn hơn 2,5 đến 3

3,5

Lớn hơn 3 đến 4

20,00

± 0,10

4,5

35

Lớn hơn 4 đến 5

30,00

6,0

50

Lớn hơn 5 đến 6

7,0

Lớn hơn 6 đến 6,5

40,00

8,0

75

Lớn hơn 6,5 đến 8

9,0

Lớn hơn 8 đến 8,5

10,0

Lớn hơn 8,5 đến 10

2.2 Trục uốn và má kẹp phải được làm từ vật liệu chịu mài mòn cao và có độ cứng không nhỏ hơn 61 HRC. Độ nhám bề mặt làm việc của trục uốn và má kẹp Ra không lớn hơn 1,25 m theo TCVN 2511-78.

2.3 Trục uốn và má kẹp phải được lắp đặt sao cho trụ của mẫu thử và trục của tay gạt ở trên cùng một mặt phẳng. Các đường tâm của trục uốn phải song song với nhau và cùng vuông góc với mặt phẳng bẻ gập. Sai lệch độ song song và sai lệch độ vuông góc được qui định trong tiêu chuẩn của thiết bị.

2.4 Khe hở giữa các trục uốn của thiết bị khi đóng các má kẹp phải là 0,20 +0,05 mm.

2.5 Khoảng cách giữa tay quay của thanh kẹp đến đường sinh trên trục uốn phải là 1 mm ± 0,2 mm.

2.6 Phải tác dụng lực kéo lên thanh kẹp để đảm bảo mẫu luôn bị kéo căng với đường kính nhỏ hơn 0,8 mm và lực kéo từ 3,0 N đến 60,0 Η

2.7 Từ vị trí ban đầu thẳng đứng đến vị trí cuối (bên trái) của đòn uốn phải tạo thành góc .

3. Chuẩn bị thử

3.1 Trước khi thử mẫu phải được nắn thẳng nhưng không được làm thay đổi trạng thái bề mặt và hình dạng mặt cắt của mẫu.

3.2 Mẫu phải được kẹp chặt trong má kẹp và vuông góc với mặt phẳng đi qua tâm 2 trục uốn. Chiều dài đoạn cuối của mẫu nằm trong má kẹp không được nhỏ hơn chiều cao của má kẹp.

3.3 Trong khi thử, mẫu trong má kẹp không được xoay hay chuyển dịch theo chiều dọc.

3.4 Khi thử những dây kim loại có mặt cắt hình chữ nhật, hình chữ Z, hình chữ X, hình nêm hoặc hình thang, mẫu phải được cố định trong má kẹp theo hình 2.

Hình 2

Đối với những dây kim loại có mặt cắt phức tạp khác phải cố định theo các tiêu chuẩn riêng.

3.5 Điều kiện tiến hành thử phụ thuộc vào đường kính hoặc các kích thước đặc trưng của mẫu thử, theo bảng 1.

3.6 Khi thử bẻ gập dây kim loại định hình, đường kính lỗ sau khi biến dạng được xác định bằng đường kính vòng tròn ngoại tiếp của mặt cắt định hình của dây mẫu.

4. Tiến hành thử

4.1 Thử bẻ gập phải tiến hành với tần số bẻ gập không quá:

- 60 lần trong 1 phút đối với dây có đường kính 5,0 mm và nhỏ hơn.

- 30 lần trong 1 phút đối với dây có đường kính lớn hơn 5,0 mm.

4.2 Khi thử dây có đường kính nhỏ hơn 0,8 mm cần đặt lên mẫu 1 lực kéo ban đầu không lớn hơn 3 % so với lực kéo đứt danh nghĩa.

4.3 Lần bẻ gập đầu tiên được tính khi mẫu bị bẻ sang phải hay trái 90 o. Lần bẻ gập thứ hai 180 o theo hướng ngược lại. Lần thứ 2 là bẻ gập 180 o theo hướng ngược lại lần gập trước đó..v.v.. (xem hình 3).

Việc phá hỏng mẫu hay số lần bẻ gập cho phép được qui định trong các tiêu chuẩn của từng loại dây.

Không được tính lần bẻ gập cuối cùng trước khi mẫu gãy.

Hình 3

5. Đánh giá kết quả thử

Mẫu được coi là đạt yêu cầu nếu mẫu không bị phá hỏng so với số lần bẻ gập qui định trong các tiêu chuẩn của từng loại dây cụ thể.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi