Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 1755:1975 Vải dệt thoi-Phương pháp xác định độ co sau khi giặt

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1975

Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 1755:1975 Vải dệt thoi-Phương pháp xác định độ co sau khi giặt
Số hiệu:TCVN 1755:1975Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1975Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1755-75

VẢI DỆT THOI

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ CO SAU KHI GIẶT

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ co của vải thông dụng sản xuất từ xơ bông, xơ hóa học hỗn hợp với xơ bông, xơ và sợi viscô.

1. KHÁI NIỆM CHUNG

Độ co là sự thay đổi kích thước xác định được theo hiệu số kích thước trước và sau khi giặt.

Độ co được xác định theo hướng sợi dọc và sợi ngang. Nếu sau khi giặt, kích thước tăng lên, ta có độ co âm (-), kích thước giảm đi, ta có độ cao dương (+).

2. LẤY MẪU

2.1. Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 1749 – 75

2.2. Cắt mẫu từ cuộn hoặc tấm vải theo suốt chiều rộng còn chiều dài lấy 350 mm, đối với các loại vải thường và 650 mm, đối với vải dệt từ sợi màu.

3. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

Cốc thủy tinh dung tích 250 – 500 ml

Dưỡng (sáp lon) bằng kim loại màu hoặc nhựa có kích thước như hình vẽ 1

Đèn

Đũa thủy tinh

Nhiệt kế đo được đến 100 0C

Nồi nấu

Thước thẳng, chia độ đến 0,1 cm

Natri cacbonat (Na2CO3), dung dịch 2 g/l

Xà phòng trung tính, dung dịch 4 g/l và 5 g/l

4. CHUẨN BỊ MẪU

4.1. Tiến hành chuẩn bị mẫu trong điều kiện quy định theo TCVN 1748 – 75.

4.2. Đặt dưỡng lên mẫu ban đầu, dùng bút chì đánh dấu lên vải qua lỗ dưỡng (hình 2a). Dùng thước thẳng kiểm tra lại kích thước mẫu. Khi kích thước đảm bảo yêu cầu, dùng chỉ khác màu khâu theo dấu đã đánh sẵn (hình 2b) sao cho vải không bị nhăn nhúm

Chú thích. Đối với vải dệt từ sợi màu, phải đánh dấu không ít hơn hai mẫu,

5. TIẾN HÀNH THỬ

5.1. Giặt ở nhiệt độ 250C và 40 0C

Xử lý sơ bộ mẫu đã chuẩn bị trong nước mềm (độ cứng dưới 6 độ Đức) ở nhiệt độ 400C theo tỷ lệ khối lượng giữa vải và nước là 1 : 50 trong 5 phút. Sau đó, lấy mẫu ra, dùng tay bóp nhẹ cho ráo nước (nếu thử ở 250C không phải giặt sơ bộ). Sau khi xử lý sơ bộ, cho mẫu vào dung dịch xà phòng, nồng độ 4 g/l, với tỷ lệ khối lượng giữa mẫu và dung dịch 1 : 30. Tiến hành giặt mẫu ở 40 ± 2 0C trong 15 phút. Trong thời gian giặt, phải dùng tay bóp mẫu 10 lần. Sau thời gian trên, lấy mẫu ra, đem giặt lại trong nước mềm có nhiệt độ 40 0C theo tỷ lệ giữa mẫu và nước là 1 : 50, giặt ba lần, mỗi lần 3 phút (sau mỗi lần giặt đều phải thay nước). Sau khi giặt lấy mẫu ra, trải lên bàn phẳng, dùng khăn bông thấm cho ráo nước.

Chú thích. Khi lấy mẫu ra khỏi dung dịch, trong bất cứ trường hợp nào cũng không được vắt cho ráo nước, mà chỉ được dùng tay bóp nhẹ theo chiều dọc mẫu.

Để cho mẫu khô tốt, sử dụng một trong các cách sau đây:

1. Trải vải trên lưới nilông phẳng có kích thước lớn hơn mẫu, tiến hành phơi hoặc sấy ở nhiệt độ không lớn hơn 40 0C cho đến khô;

2. Trải mẫu lên mặt bàn phẳng có lót chăn chiên hoặc ba lớp vải mềm, trên mẫu có đặt một lớp vải phin mỏng không có hồ. Sau đó, dùng bàn là «là khô» (chỉ được đưa bàn là từ giữa mẫu thử ra xung quanh. Không được đẩy bàn là).

Trường hợp phân tích trọng tài, phải dùng bàn là để là khô.

Chú thích. Khi giặt ở nhiệt độ 25 0C, mọi thao tác đều tiến hành như khi giặt ở 400C chỉ khác các dung dịch đem dùng đều phải ở nhiệt độ 250C.

5.2. Giặt ở nhiệt độ 95 0C

Tiến hành xử lý sơ bộ theo điều 5.1. Sau đó, cho mẫu đã xử lý vào dung dịch có 2 g natri cacbonat và 5g xà phòng trung tính trong 1l theo tỷ lệ giữa mẫu và dung dịch là 1 : 30. Nâng dần nhiệt độ của dung dịch lên 95 ± 20C. Tiến hành giặt trong 30 phút. Trong quá trình giặt, dùng đũa thủy tinh hoặc gỗ lật nhiều lần và luôn để cho mẫu thử ngập trong dung dịch.

Quá trình lấy mẫu ra, giặt lại và làm khô cũng tiến hành tương tự như khi giặt ở 400C.

5.3. Sau khi làm khô, trải mẫu lên mặt bàn phẳng trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 – 75 không ít hơn 30 phút. Sau đó, tiến hành đo lại khoảng cách giữa các điểm đã đánh dấu với độ chính xác đến 1mm.

6. TÍNH TOÁN KẾT QUẢ

Độ co của vải theo hướng sợi dọc (Yd) và sợi ngang (Yn), khi khoảng cách giữa hai điểm đánh dấu lúc chưa giặt đúng 200mm, tính bằng phần trăm theo các công thức:

trong đó:

ldgiá trị trung bình của khoảng cách giữa các điểm đánh dấu theo hướng sợi dọc sau khi giặt, tính bằng mm;

ln – giá trị trung bình của khoảng cách giữa các điểm đánh dấu theo hướng sợi ngang sau khi giặt, tính bằng mm.

Khi tính toán lấy các số liệu chính xác đến 0,01% và quy tròn đến 0,1%.

Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của các kết quả xác định được.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi