Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1716:1985 Phụ tùng ô tô-Chốt quay lái-Yêu cầu kỹ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1716:1985

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1716:1985 Phụ tùng ô tô-Chốt quay lái-Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 1716:1985Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:31/12/1985Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1716 – 85

PHỤ TÙNG Ô TÔ - CHỐT QUAY LÁI - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Accessories of automobile - Knuckle pins - Technical requirements

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1716 – 75

Tiêu chuẩn này áp dụng cho chốt quay lái các hệ thống lái ô tô.

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1. Chốt quay lái phải được chế tạo phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này và tài liệu thiết kế đã được xét duyệt theo thủ tục qui định.

1.2. Chốt quay lái được chế tạo bằng vật liệu sau:

- Thép 20Cr, 20CrNi, 18CrMnTi, 12CrNi3A, 12Cr2Ni4A dùng khi thấm các bon và tôi mặt ngoài.

- Thép C45 theo TCVN 1766 – 75, 40Cr, 40CrNi, 45Cr (chỉ dùng khi tôi cao tần).

1.3. Chốt quay lái qua thấm các bon phải có chiều sâu lớp thấm từ 1,5 ÷ 2 mm, độ cứng mặt ngoài phải lớn hơn 55 HRC.  Độ cứng ở lõi là 23 ÷ 41 HRC.

Không được tôi cứng hoặc thấm các bon ở rãnh hãm, rãnh đầu và lỗ đầu.

1.4. Tổ chức tế vi của chốt quay lái khi thấm các bon:

Ở lớp ngoài Mactenxít tạp chất lưu huỳnh (không được xuất hiện dưới dạng lưới liên tục) và ôstenít ở trong lõi – Mác – tenxít + rustít và một ít pherít dạng tấm đứt quãng.

1.5. Độ nhám bề mặt tròn ngoài không được lớn hơn Ra = 1,25 mm theo TCVN 2511 – 78.

1.6. Đối với chốt quay lái có phần giữa côn:

a) Sai lệch độ đồng trục của hai mặt trụ tròn ở hai đầu không được quá 0,01 mm.

b) Diện tích tiếp xúc của mặt côn không được nhỏ hơn 75% tổng diện tích lắp ghép và phân bố đều.

1.7. Sai lệch hình dạng hình học của phần hình trụ chốt quay lái không được lớn hơn 0,02 mm.

1.8. Rãnh đầu trên bề mặt làm việc không được có mép nhọn bavia.

1.9. Không được có các vết nứt và các khuyết tật có thể thấy bằng mắt thường như vết dập, vết xước… trên bề mặt chốt quay lái.

1.10. Những chốt quay lái tôi cao tần phải được kiểm tra khuyết tật bên trong. Sau khi kiểm tra khuyết tật bằng từ phải khử từ.

2. QUI TẮC NGHIỆM THU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ.

2.1. Sản phẩm phải được kiểm tra nghiệm thu và kiểm tra định kỳ. Qui cách lô, số sản phẩm lấy ra trong lô để kiểm tra phải theo TCVN 2600 – 78, TCVN 2601 – 78 và TCVN 2602 – 78 và sự thỏa thuận của khách hàng.

2.2. Kiểm tra nghiệm thu chốt quay lái theo các điều 1.1, 1.5 đến 1.10.

Kiểm tra định kỳ chốt quay lái theo các điều 1.2 ÷ 1.4. Chu kỳ kiểm tra và trình tự kiểm tra phải nêu rõ trong tài liệu thiết kế.

2.3. Kiểm tra mặt côn của chốt quay lái bằng ca líp vòng có bôi bột màu. Lồng ca líp vào chốt quay lái và xoay nhẹ khoảng 1800. Mức độ dính màu ở mặt côn chốt quay lái phải phù hợp với điều 1.6b. Sai lệch độ côn của mặt côn ca líp không được vượt quá ± 1’.

3. GHI NHÃN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

3.1. Trên mỗi chốt quay lái phải ghi nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất. Vị trí, kích thước và phương pháp ghi nhãn phải chỉ rõ trong tài liệu thiết kế và phải giữ được nhãn trong suốt thời gian làm việc của các chốt quay lái…

3.2. Chốt quay lái phải được bôi mỡ chống gỉ, gói trong giấy không thấm nước, đựng trong bao bì bằng gỗ hoặc các tông có lót giấy không thấm nước và lèn chặt.

3.3. Trong mỗi bao bì chỉ được phép đựng các chốt quay lái cùng loại và qui cách như nhau.

3.4. Trong mỗi bao bì cần kèm theo giấy chứng nhận bao gói, trong đó ghi:

a) Tên cơ sở sản xuất;

b) Tên gọi chi tiết và số hiệu của nó theo bảng kê mẫu hàng.

c) Số lượng chi tiết;

d) Ngày bao gói;

đ) Số hiệu của tiêu chuẩn này.

3.5. Trên mỗi bao bì phải ghi bằng sơn bền màu tên cơ sở sản xuất số hiệu chi tiết, số lượng chi tiết, hàng chữ “Không ném”, “Tránh ẩm” và số hiệu của tiêu chuẩn này.

3.6. Mỗi lô chốt quay lái phải kèm theo tài liệu chứng nhận đã phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này và nội dung bao gồm:

a) Tên cơ sở sản xuất và nhãn hiệu hàng hóa;

b) Tên gọi chi tiết và số hiệu của nó theo bảng kê mẫu hàng;

c) Số lượng chi tiết trong lô;

d) Ngày xuất xưởng;

đ) Dấu KCS của bộ phận kiểm tra nghiệm thu;

e) Số hiệu của tiêu chuẩn này.

3.7. Khối lượng cả bì không quá 50 kg đối với hòm gỗ và 30 kg đối với hòm các tông.

3.8. Việc chống gỉ và bao gói phải bảo đảm chốt quay lái không bị gỉ trong thời gian 12 tháng kể từ ngày xuất xưởng với điều kiện bảo quản chúng ở nơi khô ráo, kín và giữ nguyên vẹn dạng bao gói của cơ sở sản xuất.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi